Cử tri kiến nghị làm rõ việc thành lập Thành phố Thủ Đức

VOV.VN - Cử tri đặt vấn đề việc sáp nhập các quận thành TP Thủ Đức tạo ra ưu thế gì về thu hút đầu tư cũng như sự phát triển, nếu không việc sáp nhập đó cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”.

Sáng 6/10, Tổ đại biểu Quốc hội khóa 14 (đơn vị số 7) gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó Chánh án TAND TPHCM đã tiếp xúc cử tri Quận 9. 

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Quận 9 đã có các kiến nghị lên tổ đại biểu Quốc hội xoay quanh các vấn đề: chính sách bồi thường tái định cư còn bất cập; tình trạng quy hoạch, thực hiện nhiều dự án bị “treo” kéo dài khiến người dân phải sống tạm cư trong nhiều năm; cần cải cách bỏ bớt những thủ tục không cần thiết...Đồng thời, một số cử tri cũng đã có ý kiến, hiến kế phát triển thành phố mới mang tên thành phố Thủ Đức trong tương lai.

Hầu hết các cử tri đồng tình với chủ trương sáp nhập 3 quận gồm: Quận 2, 9 và quận Thủ Đức để hình thành thành phố Thủ Đức. Tuy nhiên nhiều cử tri cũng cho rằng các cấp lãnh đạo TPHCM chưa nêu rõ những triển vọng, ý nghĩa và sự khác biệt căn bản của việc thành lập một thành phố trong thành phố để nhận được sự đồng thuận, nhất trí của người dân.

"Việc sáp nhập các Quận 2, 9 và Thủ Đức thành thành phố Thủ Đức, các cấp lãnh đạo chưa làm rõ được ý nghĩa việc sáp nhập. Việc này tạo ra ưu thế gì về thu hút đầu tư cũng như sự phát triển? Nếu không làm rõ những điều đó, việc sáp nhập đó cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”, vì  trước đây 3 quận từ một huyện Thủ Đức tách ra, nay lại nhập vào. Việc thành lập thành phố Thủ Đức sẽ trở nên lãng phí nếu như không làm rõ những vấn đề đó. Bởi người dân sẽ phải đi làm lại nhiều giấy tờ, thủ tục"- cử tri Nguyễn Thị Dung, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9 băn khoăn.

Theo một số cử tri, người dân Quận 9 chỉ được tổ dân phố phát phiếu ghi ý kiến rồi thu lại phiếu, mà không được chính quyền địa phương tổ chức bỏ phiếu để lấy ý kiến về việc thành lập thành phố mới như các quận khác. Cách làm này của Quận 9 là không minh bạch, khách quan vì có tình trạng nhiều người dân không được phát phiếu lấy ý kiến.

Thay mặt tổ đại biểu, ông Phan Nguyễn Như Khuê đã trả lời một số ý kiến của cử tri thuộc thẩm quyền ngay tại buổi tiếp xúc. Các vấn đề không thuộc thẩm quyền, ông Khuê tiếp nhận ý kiến cử tri và hứa sẽ chuyển lên lãnh đạo thành phố cũng như sở ngành có thẩm quyền. Đồng thời ông đề nghị các cơ quan có liên quan nên có nhiều thông tin hơn cho người dân về đề án thành lập thành phố Thủ Đức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện
Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện

VOV.VN -Theo phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố Hà Nội, số thôn tổ dân phố được thành lập mới khi thực hiện phương án sáp nhập là 1.407 thôn, tổ dân phố

Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện

Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện

VOV.VN -Theo phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố Hà Nội, số thôn tổ dân phố được thành lập mới khi thực hiện phương án sáp nhập là 1.407 thôn, tổ dân phố

Công bố Nghị quyết sáp nhập huyện Hoành Bồ vào Hạ Long
Công bố Nghị quyết sáp nhập huyện Hoành Bồ vào Hạ Long

VOV.VN -Việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long sẽ tạo không gian phát triển xứng tầm, phát huy tiềm năng, lợi thế của 2 địa danh này.

Công bố Nghị quyết sáp nhập huyện Hoành Bồ vào Hạ Long

Công bố Nghị quyết sáp nhập huyện Hoành Bồ vào Hạ Long

VOV.VN -Việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long sẽ tạo không gian phát triển xứng tầm, phát huy tiềm năng, lợi thế của 2 địa danh này.

Nghệ An: Sáp nhập 36 đơn vị hành chính cấp xã, việc khó cần làm kỹ
Nghệ An: Sáp nhập 36 đơn vị hành chính cấp xã, việc khó cần làm kỹ

VOV.VN -Dự kiến sau sáp nhập, trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ dôi dư 185 cán bộ, 199 công chức và 306 người hoạt động không chuyên trách. 

Nghệ An: Sáp nhập 36 đơn vị hành chính cấp xã, việc khó cần làm kỹ

Nghệ An: Sáp nhập 36 đơn vị hành chính cấp xã, việc khó cần làm kỹ

VOV.VN -Dự kiến sau sáp nhập, trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ dôi dư 185 cán bộ, 199 công chức và 306 người hoạt động không chuyên trách.