Đại biểu Quốc hội băn khoăn nếu coi dao là vũ khí

VOV.VN - Thảo luận ở tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng, nếu coi dao là vũ khí thì phải thực hiện khai báo theo nhiều thủ tục khác.

Chiều 24/5, thảo luận tại tổ, ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) nêu quan điểm không nên coi dao là vũ khí và cần phải kiểm soát một cách tuyệt đối trên toàn xã hội như dự thảo Luật đề nghị. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân, cơ sở sản xuất khi dao là phương tiện thiết yếu phục vụ cho đời sống của từng gia đình. 

Bà Thủy cho rằng, nếu coi dao là vũ khí thì phải thực hiện khai báo theo nhiều thủ tục khác. Theo bà Thủy, Điều 32 về khai báo vũ khí thô sơ quy định: “Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính chất sát thương cao thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành phải khai báo thông tin về số lượng, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, tên cơ sở sản xuất với công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở sản xuất kinh doanh đóng chân hoặc cư trú”.

Tuy nhiên, dao là một vật dụng hết sức phổ biến dùng trong sản xuất, sinh hoạt, trong đời sống, nhất là trong nhà bếp và nhà ai cũng có.

“Vậy thì, chúng ta quy định việc này như thế nào? Nếu các cơ sở sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân thì chúng ta có quản lý việc đấy không, để bắt người sản xuất phải khai báo? Và khai báo nhằm mục đích gì để phục vụ công tác phòng chống tối phạm của nước ta? Đây là điều mà tôi khá băn khoăn, vì nó sẽ gây ra hệ luỵ rất lớn”, ĐB Thủy nói.

Cũng nêu dẫn chứng số liệu từ báo cáo của Bộ Công an, bà Thủy cho biết, hiện nay, cả nước có 12 làng nghề sản xuất dao, với 12.300 cơ sở doanh nghiệp, hộ kinh doanh; 22.000 người tham gia vào sản xuất, kinh doanh dao; với hơn 2.300 mẫu dao khác nhau, chưa kể các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nếu tất cả phải đi khai báo thì bao nhiêu thời gian, tăng thêm lực lượng phục vụ và chi phí đội lên rất lớn. Điều này sẽ không phù hợp, tạo ra chi phí xã hội rất lớn mà hiệu quả chưa chứng minh được.

“Chúng ta không nên cấm tuyệt đối theo như dự thảo của Luật nêu ra tại điều 3. Bởi các loại dao là công cụ phục vụ sản xuất, đời sống thông thường của tất cả người dân. Trường hợp nếu sử dụng dao làm vũ khí gây án, gây thương tích, gây rối trật tự chúng ta vẫn có cơ sở để xử lý hình sự. Chúng ta không nên cấm chung theo kiểu tất cả dao đều là vũ khí thô sơ, nguy hiểm”, ĐB Thủy nêu ý kiến.

Cũng theo bà Thủy, chỉ nên quản lý trong các trường hợp để sử dụng dao chứ không nên đánh đồng, cấm chung theo kiểu tất cả đều là vũ khí: “Khi tham gia vào giao thông hàng không thì tất cả các vật sắc nhọn khi được soi chiếu an ninh đều coi là vật nguy hiểm và không được phép mang theo. Do vậy, ở những khu vực đặc biệt thì chúng ta nên quy định cấm tuyệt đối dao và vật sắc nhọn chứ không nên coi dao là vũ khí để cấm và kiểm soát một cách tuyệt đối trên toàn xã hội như dự thảo luật đề nghị”.

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Việt Thắng (Đoàn Kiên Giang) cũng cho rằng, theo tờ trình của Chính phủ thì trong thời gian qua, tội phạm sử dụng các loại dao gây án chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ đối tượng sử dụng dao nhọn, dao sắc, dao sắc nhọn có tính sát thương rất cao. 

Thực tế quá trình điều tra các vụ án cho thấy, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh như: giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…mà không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vì Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ không quy định dao là vũ khí.

Vì vậy, cơ quan soạn thảo đã bổ sung quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 3 của Dự thảo Luật giải thích từ ngữ và quy định về vũ khí thô sơ, trong đó bao gồm: “Dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trường hợp sử dụng dao có tính chất sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này”.

Tuy nhiên, theo quy định tại Phụ lục 4 Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Danh mục vũ khí thô sơ có cả dao đi rừng, dao nhà bếp (như dao chặt xương, dao chặt gà, dao thái lọc, dao phi lê…).

Ông Thắng đề nghị, cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng và quy định chặt chẽ hơn về nội dung này để tránh gây xáo trộn, khó khăn trong đời sống, sinh hoạt cũng như sản xuất thường ngày của người dân và để đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện Luật trong cuộc sống. Bởi vì, trong thực tế rất khó xác định khi nào thì dao được xem là vũ khí khi gắn với tiêu chí “mục đích sử dụng”. Đôi khi, dao đang là vật dụng hàng ngày sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân nhưng khi dao được sử dụng để gây án thì nó được xem là vũ khí mang tính sát thương cao.

Hơn thế nữa, hàng loạt các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 5, các nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí được quy định tại Điều 4 hay những quy định về thủ tục khai báo trong dự thảo Luật đều có liên quan đến sản xuất, vận chuyển, mua bán, gửi, mượn, cho mượn, tặng, cho…vũ khí trong đó có dao.

Thực tế người sản xuất, người bán, cho mượn, tặng cho dao…chưa hẳn có mục đích sử dụng dao cho việc gây án. Người mua, người mượn…thì sử dụng dao cho nhiều mục đích khác nhau. Rõ ràng rất khó xác định khi nào thì dao được xem là vũ khí và khi nào không phải là vũ khí khi nó chưa được mang ra sử dụng trên thực tế.

Đồng tình quan điểm trên, ĐBQH Lê Nhật Thành (Đoàn Hà Nội) cho rằng, các loại dao có tính sát thương cao không được coi là vũ khí khi người dân sở hữu để sử dụng trong lao động sản xuất, sinh hoạt. 

Với báo cáo của Bộ Công an: “Trong 5 năm qua, toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ trên 16.000 vụ, 26.000 đối tượng sử dụng các loại dao và công cụ, phương tiện tương tự dao để gây án, trong đó đã xử lý trên 7.000 đối tượng đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, chủ yếu xử lý về các hành vi là hậu quả của việc sử dụng dao, công cụ, phương tiện tương tự dao như: giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng… trên 2.000 đối tượng tái phạm, hơn 5.000 đối tượng sử dụng các loại dao theo mẫu sản xuất tại cơ sở hoặc dao tự hoán cải”, ông Thành nhận định, tội phạm sử dụng các loại dao và phương tiện có khả năng gây sát thương tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ rất cao. Trong đó, nhiều vụ là các băng nhóm, đối tượng có tổ chức gây án với tính chất rất manh động, dã man, coi thường pháp luật, nhiều vụ gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Theo ông Thành, quá trình điều tra các vụ án này, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì Luật hiện hành không quy định dao, phương tiện tượng tự dao là vũ khí.

“Do đó cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ để kịp thời ngăn chặn hành vi nguy hiểm của đối tượng ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc định hướng hành vi của đối tượng”, đại biểu đoàn Hà Nội nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước Tô Lâm: Phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng
Chủ tịch nước Tô Lâm: Phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng

VOV.VN - Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, báo cáo đã cho thấy, đa số các vụ án thanh toán nghiêm trọng đều dùng dao, trong khi dao lại chưa được đưa vào những thiết chế quản lý theo luật, nên việc xử lý rất khó. 

Chủ tịch nước Tô Lâm: Phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng

Chủ tịch nước Tô Lâm: Phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng

VOV.VN - Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, báo cáo đã cho thấy, đa số các vụ án thanh toán nghiêm trọng đều dùng dao, trong khi dao lại chưa được đưa vào những thiết chế quản lý theo luật, nên việc xử lý rất khó. 

ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính
ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính

VOV.VN - Trước thông tin về vụ cháy xảy ra tại Trung Kính, Hà Nội, làm 14 người chết, các ĐBQH nêu thực tế rất nhiều vụ cháy xảy ra mà khi kiểm tra đều không có cửa thoát hiểm, thang thoát nạn, hệ thống chữa cháy yếu, hệ thống điện không đảm bảo an toàn... Đây là một vấn đề cần phải kiểm điểm, lại phải có nghiên cứu để khắc phục.

ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính

ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính

VOV.VN - Trước thông tin về vụ cháy xảy ra tại Trung Kính, Hà Nội, làm 14 người chết, các ĐBQH nêu thực tế rất nhiều vụ cháy xảy ra mà khi kiểm tra đều không có cửa thoát hiểm, thang thoát nạn, hệ thống chữa cháy yếu, hệ thống điện không đảm bảo an toàn... Đây là một vấn đề cần phải kiểm điểm, lại phải có nghiên cứu để khắc phục.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nguồn nhân lực, những chính sách đãi ngộ cho ngành lưu trữ vẫn phải theo quy định của Chính phủ, nhưng sẽ theo phương châm, “ít nhưng tinh thông”, đáp ứng được nhu cầu phát triển...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nguồn nhân lực, những chính sách đãi ngộ cho ngành lưu trữ vẫn phải theo quy định của Chính phủ, nhưng sẽ theo phương châm, “ít nhưng tinh thông”, đáp ứng được nhu cầu phát triển...