Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Tây Ninh lần thứ III

VOV.VN - Đại hội đã khen thưởng 19 tập thể và 36 cá nhân đã có thành tích trong việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Sáng nay (22/11), tại thành phố Tây Ninh, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tây Ninh lần thứ III năm 2019 chính thức khai mạc với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện cho hơn 19.000 đồng bào thuộc 21 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham dự Đại hội. 

Trong nhiệm kỳ qua (2014-2019), được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua những chính sách cụ thể đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực trong đời sống của đồng bào.

Nhiều chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất nông- lâm nghiệp được quan tâm. Từ năm 2015 -2018, có 950 lượt đồng bào được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ gần 60 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Năm 2015, tỉnh có hơn 6.100 hộ đồng bào thuộc diện nghèo, đến nay giảm còn 1.900 hộ. 

Nhiệm kỳ 2019 -2025, tỉnh Tây Ninh phấn đấu đạt từ 80% tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được phổ biến các chính sách, pháp luật và những quy định liên quan; thu nhập bình của đồng bào tăng gấp hai lần so với năm 2020. Mỗi năm, giảm 10% số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn 95% tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia Bảo hiểm y tế...

Toàn cảnh Đại hội. 

Dịp này, Đại hội đã khen thưởng 19 tập thể và 36 cá nhân đã có thành tích trong việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và bầu chọn 5 đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II sẽ diễn ra vào năm 2020.

Đại biểu Haji Math Rosaly, dân tộc Chăm ở xã Suối Dây, huyện Tân Châu,  tỉnh Tây Ninh cho biết: "Tôi cảm thấy vinh dự khi được dự Đại hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đồng bào Chăm trên mọi mặt, nhất là việc học hành của con em đồng bào Chăm ở Tây Ninh: làng nào cũng có trường học, đưa chữ Chăm vào dạy cho con em Chăm để bảo tồn văn hóa…Tôi mong tiếp tục chăm lo cho những con em đồng bào Dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện đi học, để vượt qua cái nghèo để tiến kịp dân tộc khác"./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ 9
Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ 9

VOV.VN - Các đại biểu đã góp ý vào dự thảo lần 4 của báo cáo chính trị, xuất phát từ thực tế hiện nay khi tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp.

Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ 9

Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ 9

VOV.VN - Các đại biểu đã góp ý vào dự thảo lần 4 của báo cáo chính trị, xuất phát từ thực tế hiện nay khi tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp.

Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX
Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

VOV.VN - Ông Trần Thanh Mẫn đã được hiệp thương tái cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX.

Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

VOV.VN - Ông Trần Thanh Mẫn đã được hiệp thương tái cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX.

Họp báo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX
Họp báo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

VOV.VN - MTTQ Việt Nam đã từng bước phát huy đầy đủ vai trò được khẳng định trong Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc.

Họp báo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

Họp báo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX

VOV.VN - MTTQ Việt Nam đã từng bước phát huy đầy đủ vai trò được khẳng định trong Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc.