Đại tướng Văn Tiến Dũng- Nhà chính trị, quân sự tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

VOV.VN - Cuộc đời, sự nghiệp của ông Văn Tiến Dũng là tấm gương trong sáng, mẫu mực về tinh thần tận trung với Đảng, với nước, trọn hiếu với dân, là một trong những nhà quân sự tài ba của Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của ông Văn Tiến Dũng (2/5/1917 - 2/5/2022), chiều 28/4, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Đồng chí Văn Tiến Dũng - Nhà chính trị, quân sự tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đồng chí Văn Tiến Dũng, bí danh là Lê Hoài, sinh ra và lớn lên tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, trong một gia đình công nhân nghèo giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. 

Đặc biệt, với vai trò là Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ (tháng 4/1944), Bí thư Khu ủy Chiến khu Quang Trung, đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo, phát động cán bộ, đảng viên và nhân dân 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa đứng lên đấu tranh, giành chính quyền, góp phần vào thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang trên các cương vị quan trọng, từ Chính ủy Chiến khu đến Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

TS Lê Trung Kiên (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) phân tích: "Đồng chí Văn Tiến Dũng đã cùng Quân ủy Trung ương chỉ đạo xây dựng, huấn luyện lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng Bộ Tổng tham mưu, cơ quan Bộ Quốc phòng và trực tiếp chỉ đạo chiến lược phối hợp các chiến trường, đánh bại mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, trong đó có chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) - tức là dùng quân đội Sài Gòn được Mỹ trang bị, huấn luyện và chỉ huy, do các cố vấn Mỹ trực tiếp điều hành, tiến hành cuộc chiến tranh chống nhân dân ta. Xương sống của chiến lược này là dồn dân lập ấp chiến lược để bình định miền Nam, hoạt động phá hoại miền Bắc, áp đặt lâu dài chế độ thực dân mới trên đất nước ta".

Đặc biệt, đồng chí Văn Tiến Dũng đã trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: "Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975), đồng chí Văn Tiến Dũng được cử làm Tư lệnh. Với tài năng quân sự và sự quyết đoán của người chỉ huy ở tầm chiến lược, ông đã quyết định thay đổi phương pháp tác chiến, chuyển hướng tiến công của Quân đoàn 4 từ tiến công thị xã Xuân Lộc sang bao vây, đánh địch vòng ngoài, chia cắt Xuân Lộc với Biên Hòa, phá toang “cánh cửa thép” - tuyến phòng thủ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, tạo điều kiện để đại quân ta thọc sâu vào nội đô, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước".

Cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Văn Tiến Dũng là tấm gương trong sáng, mẫu mực về tinh thần tận trung với Đảng, với nước, trọn hiếu với dân, là một trong những nhà quân sự tài ba của Việt Nam, một người cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Những dấu ấn và đóng góp của đồng chí Văn Tiến Dũng là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội thảo khoa học kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Tô Hiệu
Hội thảo khoa học kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Tô Hiệu

VOV.VN - Tháng 12/1939, đồng chí Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, bị giam ở Đề lao Hải Phòng, Nhà tù Hỏa Lò, rồi bị kết án 5 năm tù, đày lên Nhà tù Sơn La và hy sinh khi mới 32 tuổi./

Hội thảo khoa học kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Tô Hiệu

Hội thảo khoa học kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Tô Hiệu

VOV.VN - Tháng 12/1939, đồng chí Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, bị giam ở Đề lao Hải Phòng, Nhà tù Hỏa Lò, rồi bị kết án 5 năm tù, đày lên Nhà tù Sơn La và hy sinh khi mới 32 tuổi./

Tô Hiệu – người gieo hạt giống đỏ cách mạng từ bóng tối của nhà ngục Sơn La
Tô Hiệu – người gieo hạt giống đỏ cách mạng từ bóng tối của nhà ngục Sơn La

VOV.VN - Tô Hiệu – người gieo hạt giống đỏ cách mạng từ bóng tối của nhà ngục Sơn La đã đi xa, nhưng “tinh thần Tô Hiệu” vẫn đang được thắp lên trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Sơn La.

Tô Hiệu – người gieo hạt giống đỏ cách mạng từ bóng tối của nhà ngục Sơn La

Tô Hiệu – người gieo hạt giống đỏ cách mạng từ bóng tối của nhà ngục Sơn La

VOV.VN - Tô Hiệu – người gieo hạt giống đỏ cách mạng từ bóng tối của nhà ngục Sơn La đã đi xa, nhưng “tinh thần Tô Hiệu” vẫn đang được thắp lên trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Sơn La.

Cuộc đời của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc gắn liền với nhiều chữ "đầu tiên"
Cuộc đời của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc gắn liền với nhiều chữ "đầu tiên"

VOV.VN - Thuộc tầng lớp chiến sĩ cộng sản thời xây dựng tổ chức Đảng, cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Phong Sắc (tên khai sinh là Nguyễn Đình Sắc) gắn liền với nhiều chữ “đầu tiên”.

Cuộc đời của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc gắn liền với nhiều chữ "đầu tiên"

Cuộc đời của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc gắn liền với nhiều chữ "đầu tiên"

VOV.VN - Thuộc tầng lớp chiến sĩ cộng sản thời xây dựng tổ chức Đảng, cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Phong Sắc (tên khai sinh là Nguyễn Đình Sắc) gắn liền với nhiều chữ “đầu tiên”.