Cán bộ phải biết liêm sỉ, xấu hổ với hành vi tham nhũng

VOV.VN - Làm thế nào để cán bộ, viên chức không muốn tham nhũng, không cần tham nhũng, không dám tham nhũng và cũng không thể tham nhũng?

Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta trải qua hai cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới gặt hái nhiều thành công. Điều quan trọng rút ra từ những thành công ấy chính là sự đồng thuận của ý Đảng lòng dân. Khi việc của Đảng là việc của dân, khi người dân đặt niềm tin vào đường lối, sự lãnh đạo của Đảng, thì mọi sự, dù khó khăn đến đâu cũng đều vượt qua được. Đó là sức mạnh của sự đồng thuận, đó là sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Đảng đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc “tạo sự nhất trí trong Đảng và đồng thuận xã hội”.

Trong giai đoạn mới hiện nay, thế giới với nhiều biến động, đa cực, sự đồng thuận trong Đảng, đồng thuận hưởng ứng của nhân dân là vô cùng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ mới, đưa đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế phát triển, dân giàu, nước mạnh. Với 26 triệu lượt ý kiến góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng, cho thấy sự quan tâm, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân với Đảng, với sự phát triển đất nước, những mong những chủ trương, đường lối của Đảng trong giai đoạn đổi mới sẽ giúp đất nước phát triển.

Phóng viên VOV phỏng vấn Nhà báo Hà Đăng

Do vậy, kinh nghiệm “tạo sự nhất trí trong Đảng và đồng thuận xã hội” càng cần thiết để hội nhập và đổi mới thuận lợi, hiệu quả, đưa đất nước phát triển. Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với Nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương về nội dung này. 

PV: Thưa ông, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Đảng đã rút ra một số kinh nghiệm về tạo sự nhất trí trong Đảng và Quốc hội. Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng và vai trò của việc tạo sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận xã hội?

Nhà báo Hà Đăng: Truớc nay chúng ta vẫn thường nói ý Đảng hợp lòng Dân hay lòng dân hòa quyện với ý Đảng là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định thành công của cách mạng. Tổng kết 30 năm đổi mới, Đảng đã rút được bài học kinh nghiệm như sau: Đổi mới để luôn luôn quán triệt quan điểm Dân là gốc, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân. Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. 

Cụ thể, Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân. Đổi mới vì lợi ích của nhân dân. Xa rời và đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành lợi ích của Đảng, và nhân dân là người làm nên những thành tựu của Đổi mới. Đổi mới là phải dựa vào nhân dân, vì thế mà đổi mới phải luôn luôn quán triệt Dân là gốc, phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân.

Bài học nói trên cũng chỉ rõ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bản chất của chế độ ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, để nhân dân thực sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành quả của đổi mới. Đổi mới là sự nghiệp khó khăn phức tạp cần phải phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tựu chung lại bài học mà Đảng ta rút ra từ 30 năm đổi mới, bài học này được nhắc lại trong Báo cáo Chính trị, theo tôi có xuất phát từ quan điểm cơ bản nêu trên thì ta mới hiểu rõ tại sao Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng XII lại nhấn mạnh kinh nghiệm là phải tạo được sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận xã hội.

PV: Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng có nêu ra những kết quả tích cực trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có việc đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng kinh tế. Nhìn vào mặt tích cực này, ông phân tích thế nào về sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận xã hội?

Nhà báo Hà Đăng: Cuối nhiệm kì khóa X, kinh tế của chúng ta vẫn đang trên đà tăng trưởng, nhưng cũng còn một số khó khăn và hạn chế. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cũng đã bộc lộ. Nhưng do chưa đánh giá và dự báo đầy đủ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đó, nên Đại hội XI đã đề ra một số chỉ tiêu và nhiệm vụ khá cao.

Ngay sau Đại hội XI, từ những ngày đầu năm 2011, tình hình diễn biến hết sức phức tạp và gây ra những bất lợi to lớn trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Những diễn biến đó đòi hỏi chúng ta phải có những điều chỉnh cần thiết và phải làm ngay. Rất mừng là Bộ Chính trị, sau đó là Hội nghị TƯ lần thứ 3 họp vào cuối năm 2011 để bàn việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và năm 2012. 

Chính kết luận của Bộ Chính trị trước đó, cũng như kết luận của Hội nghị TƯ 3 khóa XI đã có một số điều chỉnh các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội XI đưa lên theo hướng ưu tiên hàng đầu cho kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm cho được an sinh xã hội. Cùng với thứ tự ưu tiên đó, một số chỉ tiêu cụ thể cũng đã được điều chỉnh linh hoạt.

Để thấy là lãnh đạo Bộ Chính trị lúc bấy giờ cũng rất linh hoạt chứ không phải cứ chỉ theo tinh thần chung là thực hiện nghị quyết Đại hội XI. Tôi cho là những quyết sách đúng đắn đó của Đảng đã nhận được sự nhất trí trong Đảng.

Nhờ đó, mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã nỗ lực phấn đấu. Kết quả là trong 5 năm qua, nền kinh tế đã vượt qua được nhiều khó khăn và thách thức. Quy mô và tiềm lực được nâng lên, kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định, lạm phát được kiểm soát và tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý.

PV: Nhìn lại 30 năm đổi mới, việc tạo nền tảng để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã không đạt mục tiêu đề ra. Hướng đi này ngay từ đầu đã được sự nhất trí cao trong Đảng và sự đồng thuận của xã hội. Vậy tại sao lại không đạt được? Theo ông, còn yếu tố nào để có thể kết hợp sự nhất trí trong Đảng với sự đồng thuận của nhân dân?

Nhà báo Hà Đăng: Đúng là trong những năm vừa qua, chúng ta tạo nền tảng để đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Có nhiều nguyên nhân khiến cho mục tiêu không đạt được chứ không chỉ phụ thuộc vào vào sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.

Đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là mong muốn không chỉ của Đảng mà còn là ước vọng của nhân dân. Ai cũng muốn, cho nên mục tiêu đó rất dễ được nhất trí. Nhưng mong muốn và ước vọng là một chuyện, và việc thực hiện nó như thế nào lại là một chuyện khác.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010) đặt mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Theo tôi mục tiêu đó là không quá cao, sự thật là đến năm 2010 nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, và nếu như đến năm 2020 ta thực hiện được mục tiêu Đại hội IX đề ra, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ta trên thực tế cũng đã diễn ra.

Từ Đại hội VIII năm 1996, Đảng khẳng định nước ta đang chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 1996 đến 2020 là gần 25 năm, khoảng thời gian này không hề ngắn. Sự thật là đến nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy đã được đẩy mạnh và cũng đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, chứ không thể phủ nhận công lao của mình trong bao nhiêu năm.

Nhưng kết quả đạt được đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, vẫn còn chậm và cũng có phần tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực. Họ đã thực hiện công nghiệp hóa trước ta cách đây mấy chục năm.

Để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, theo Báo cáo của Bộ Chính trị, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hơn nữa nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rồi xác định cho được hệ tiêu chí của nước công nghiệp theo hướng hiện đại là thế nào. Trước kia chúng ta đã nói tới những tiêu chí đó, nhưng trong 10 năm trở lại đây đó, những tiêu chí đó trên thế giới đã có nhiều thay đổi. 

Như vậy là phải xác định cho được hệ tiêu chí của các nước công nghiệp theo hướng hiện đại, rồi xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới, tức trong 50 năm tới là cái gì, tiếp tục thực hiện mô hình hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy công nghiệp khoa học tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu, huy động và phân bố cho được hiệu quả các nguồn lực phát triển, rồi trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó chú trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển nhanh và bền vững .

Đó là những phương hướng chúng ta phải tính đến trong thời gian tới, chứ chỉ mong muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thôi chưa đủ, mà phải có những giải pháp cụ thể.

Nhà báo Hà Đăng: "Sẽ không có sự đoàn kết và nhất trí trong Đảng, cũng như trong bộ máy Nhà nước nếu không có sự trong sạch vững mạnh của bộ máy lãnh đạo Nhà nước"

PV: Trong bối cảnh thế giới hiện nay tương đối là phức tạp và trong khi chúng ta phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ. Vậy sự nhất trí trong Đảng và đồng thuận trong nhân dân, theo ông phải được cụ thể như thế nào để có thể thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đề ra trong 5 năm tới?

Nhà báo Hà Đăng: Trong sự nghiệp của chúng ta, phải coi sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội là một loại động lực để phát triển. Vậy phải làm cách nào để có thể tạo ra được loại động lực này? Tôi nhớ trong Đại hội IX năm 2001 có nêu, động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, phải kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phải phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội. Động lực nằm ở chỗ đó.

Văn kiện Đại hội XII nêu phải nhận thức đúng và xử lý các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập. Đấy là kết hợp hài hòa các lợi ích phát huy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rồi phát huy dân chủ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con người, nêu cao được vai trò của khoa học công nghệ, tất cả đó tạo nên nguồn động lực.

Như vậy là có hai loại động lực: động lực tinh thần và động lực vật chất. Động lực tinh thần là lòng yêu nước, là tình thần dân tộc, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Còn động lực vật chất phải thể hiện trong sự hài hòa các lợi ích. Nhưng tôi cho rằng sẽ không có đồng thuận xã hội cao nếu như phân phối không công bằng. 

Tôi nói là phân phối không công bằng chứ không phải là phân phối theo bình quân như trước. Phân phối công bằng phải hiểu theo quan niệm của Đảng ta, công bằng thu nhập, nếu chúng ta để khoảng cách thu nhập giữa người giàu, người nghèo, tầng lớp giàu với tầng lớp nghèo giãn ra quá lớn thì không thể có sự đồng thuận cao trong xã hội. 

Và nếu các chính sách về an sinh xã hội không đến được vùng sâu, vùng xa, vùng núi rừng, vùng căn cứ địa cách mạng cũ; nếu nó không đến được với các đối tượng ưu tiên theo chính sách, tức là những người đáng được hưởng thì không được hưởng mà đối tượng vận động chạy chọt lại được hưởng, như thế là không công bằng. Và như vậy không thể có đồng thuận trong xã hội được.

Còn trong Đảng, sẽ không có sự đoàn kết và nhất trí trong Đảng, cũng như trong bộ máy nhà nước nếu không có sự trong sạch vững mạnh của bộ máy lãnh đạo Nhà nước.

PV: Cũng có quan điểm cho rằng để luôn tạo được sự đoàn kết và nhất trí trong Đảng cần nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, nhận ra những yếu kém và khuyết điểm sai lầm để từ đó kịp thời sửa chữa, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Ông bình luận gì về quan điểm này?

Nhà báo Hà Đăng: Chúng ta đều biết, tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc lớn trong sinh hoạt Đảng, quy luật xây dựng và phát triển Đảng. Nghị quyết TƯ 4 về một số vấn đề cấp bách để xây dựng Đảng hiện nay cũng đã chỉ rõ ràng hệ thống giải pháp. Trong đó có việc kiên quyết đấu tranh, khắc phục và đẩy lùi cho được suy thoái về chính trị, suy thoái về tư tưởng đạo đức.

Nghị quyết TƯ 4 nêu lên 4 loại giải pháp để thực hiện nghị quyết. Loại giải pháp thứ nhất, nhóm giải pháp thứ nhất là về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiên phong và gương mẫu của cấp trên. Nhóm giải pháp thứ hai là về tổ chức cán bộ và sinh hoạt của Đảng, xử lý vấn đề đó như thế nào. Thứ ba là nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. Nhóm giải pháp thứ 4 là công tác giáo dục chính trị và tư tưởng.

Thế nhưng tôi không nghĩ giải pháp có thể đặt lên trên và lên trước là nhóm giải pháp quan trọng nhất. Nhưng cách đặt vấn đề về tự phê bình và phê bình của Nghị quyết Trung ương 4 cho thấy vấn đề này quan trọng đến mức nào. Đây là ta nói về tự phê bình và phê bình một cách thành khẩn, thực sự cầu thị, thấy đúng những sai lầm, khuyết điểm của mình để sửa chữa chứ không phải là phê bình và tự phê bình một cách hình thức, chiếu lệ, làm cho qua chuyện, không chịu, không sửa chữa hay không xử lý gì và cuối cùng đâu lại vào đấy.

Vì vậy, tự phê bình và phê bình phải đi đôi với sửa chữa, nếu không thì không có kết quả. Tôi nghĩ giải pháp phê bình và tự phê bình phải đi liền với giải pháp tổ chức cán bộ và giải pháp về cơ chế chính sách. Tôi lấy ví dụ cụ thể bằng chuyện chống tham nhũng, lãng phí. Vấn đề chống tham nhũng, lãng phí đã được nêu lên từ lâu và cũng đặt ra yêu cầu phải đấu tranh quyết liệt. 

Nhưng đến nay, Báo cáo Chính trị của Đại hội XII vẫn nhận định công tác phòng chống tham nhũng lãng phí chưa đạt mục tiêu yêu cầu, tham nhũng lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở việc phát triển kinh tế xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Nhận định như thế rất là thật. Phải chăng để phòng và chống được tham nhũng phải có cơ chế bảo đảm như thế nào, tôi muốn nói đến sự gắn bó giữa giải pháp tự phê bình và phê bình với giải pháp cơ chế chính sách. Làm thế nào để cán bộ, viên chức không muốn tham nhũng, không cần tham nhũng, không dám tham nhũng và cũng không thể tham nhũng. 

Nghĩa là cán bộ phải biết liêm sỉ, xấu hổ với những hành động tham nhũng; phải đảm bảo cho cán bộ, viên chức có mức thu nhập hợp pháp đủ sống, mà không cần phải tham nhũng, không cần làm việc hủy hoại đến nhân cách. Rồi phải có cơ chế phòng ngừa để người ta không thể tham nhũng và phải có cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.

Để đạt được yêu cầu “không muốn, không cần, không thể, không dám” thì phải có cơ chế đảm bảo. Tôi rất tâm đăc với nhiều điều trong Báo cáo Chính về chống tham nhũng. Phải đặt vấn đề xử lý nghiêm những người tham nhũng và cả những người lơ là, lỏng lẻo trong quản lý để người khác tham nhũng. 

Thủ trưởng không kiên quyết chống tham nhũng trong nội bộ của mình, để xảy ra tình trạng tham nhũng thì cũng phải bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Còn cơ chế răn đe, cứ tham nhũng thì sẽ bị xử phạt nghiêm chứ không phải để phê bình rồi nói lời thương yêu trong Đảng.

Trong Báo cáo chính trị của Đại hội lần này cũng đã nêu lên được rất nhiều giải pháp theo tôi là rất mạnh mẽ. Tôi mong rất nhiều người dân tiếp cận được tinh thần của Báo cáo chính trị, đó cũng là một giải pháp để đóng góp vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mong Ban Chấp hành TƯ khóa XII là những người có tư duy đổi mới
Mong Ban Chấp hành TƯ khóa XII là những người có tư duy đổi mới

VOV.VN - Nhân dân cả nước kỳ vọng BCH Trung ương khóa XII sẽ là những người có trí tuệ, bản lĩnh, có tư duy đổi mới, sáng tạo...

Mong Ban Chấp hành TƯ khóa XII là những người có tư duy đổi mới

Mong Ban Chấp hành TƯ khóa XII là những người có tư duy đổi mới

VOV.VN - Nhân dân cả nước kỳ vọng BCH Trung ương khóa XII sẽ là những người có trí tuệ, bản lĩnh, có tư duy đổi mới, sáng tạo...

Hoàn tất bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII
Hoàn tất bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII

VOV.VN - Sáng nay, tại hội trường Trung tâm hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 1.510 đại biểu đã tiến hành bỏ phiếu kín bầu cử BCH Trung ương khóa XII.

Hoàn tất bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII

Hoàn tất bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII

VOV.VN - Sáng nay, tại hội trường Trung tâm hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 1.510 đại biểu đã tiến hành bỏ phiếu kín bầu cử BCH Trung ương khóa XII.

Quy trình bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Quy trình bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Hôm nay, BCH Trung ương khóa XII sẽ bầu Bộ Chính trị và Tổng Bí thư khóa XII. Quy trình bầu được quy định rõ tại Quy chế bầu cử trong Đảng.

Quy trình bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Quy trình bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Hôm nay, BCH Trung ương khóa XII sẽ bầu Bộ Chính trị và Tổng Bí thư khóa XII. Quy trình bầu được quy định rõ tại Quy chế bầu cử trong Đảng.

Danh sách chi tiết Bí thư, Chủ tịch 63 tỉnh thành trúng cử khóa XII
Danh sách chi tiết Bí thư, Chủ tịch 63 tỉnh thành trúng cử khóa XII

VOV.VN - Trong 180 ủy viên chính thức BCH Trung ương khóa XII có 51 Bí thư tỉnh ủy, 6 Chủ tịch tỉnh, thành phố và 11 Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Danh sách chi tiết Bí thư, Chủ tịch 63 tỉnh thành trúng cử khóa XII

Danh sách chi tiết Bí thư, Chủ tịch 63 tỉnh thành trúng cử khóa XII

VOV.VN - Trong 180 ủy viên chính thức BCH Trung ương khóa XII có 51 Bí thư tỉnh ủy, 6 Chủ tịch tỉnh, thành phố và 11 Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Chiều nay, công bố danh sách trúng cử Ban Chấp hành TƯ khóa XII
Chiều nay, công bố danh sách trúng cử Ban Chấp hành TƯ khóa XII

VOV.VN - Ban kiểm phiếu sẽ báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vào cuối phiên làm việc.

Chiều nay, công bố danh sách trúng cử Ban Chấp hành TƯ khóa XII

Chiều nay, công bố danh sách trúng cử Ban Chấp hành TƯ khóa XII

VOV.VN - Ban kiểm phiếu sẽ báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vào cuối phiên làm việc.

4 người được đề cử chức danh lãnh đạo chủ chốt trúng cử khóa XII
4 người được đề cử chức danh lãnh đạo chủ chốt trúng cử khóa XII

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó TT Nguyễn Xuân Phúc, Phó CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Trần Đại Quang đều trúng cử vào BCH Trung ương khóa XII.

4 người được đề cử chức danh lãnh đạo chủ chốt trúng cử khóa XII

4 người được đề cử chức danh lãnh đạo chủ chốt trúng cử khóa XII

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó TT Nguyễn Xuân Phúc, Phó CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Trần Đại Quang đều trúng cử vào BCH Trung ương khóa XII.

Ngày mai, BCH Trung ương khóa XII bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư
Ngày mai, BCH Trung ương khóa XII bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư

VOV.VN - Ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày mai, BCH Trung ương khóa XII bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư

Ngày mai, BCH Trung ương khóa XII bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư

VOV.VN - Ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Điểm tên những Ủy viên 7X trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
Điểm tên những Ủy viên 7X trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

VOV.VN - Trong những gương mặt trẻ trúng cử Ban Chấp hành TƯ khóa XII có ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang...

Điểm tên những Ủy viên 7X trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

Điểm tên những Ủy viên 7X trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

VOV.VN - Trong những gương mặt trẻ trúng cử Ban Chấp hành TƯ khóa XII có ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang...

Danh sách 200 người trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII
Danh sách 200 người trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII

VOV.VN - Chiều 26/1, Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các đồng chí trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 

Danh sách 200 người trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII

Danh sách 200 người trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII

VOV.VN - Chiều 26/1, Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các đồng chí trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 

Danh sách 35 Bộ trưởng, Thứ trưởng trúng cử BCH Trung ương khóa XII
Danh sách 35 Bộ trưởng, Thứ trưởng trúng cử BCH Trung ương khóa XII

VOV.VN - Thống kê danh sách các Bộ trưởng, Thứ trưởng trúng cử BCH Trung ương khóa XII. 

Danh sách 35 Bộ trưởng, Thứ trưởng trúng cử BCH Trung ương khóa XII

Danh sách 35 Bộ trưởng, Thứ trưởng trúng cử BCH Trung ương khóa XII

VOV.VN - Thống kê danh sách các Bộ trưởng, Thứ trưởng trúng cử BCH Trung ương khóa XII. 

Ban Chấp hành TƯ khóa XII bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Ban Chấp hành TƯ khóa XII bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

VOV.VN - Hôm nay (27/1), BCH Trung ương khóa XII sẽ họp hội nghị lần thứ nhất để bầu các chức danh chủ chốt: Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư....

Ban Chấp hành TƯ khóa XII bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Ban Chấp hành TƯ khóa XII bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

VOV.VN - Hôm nay (27/1), BCH Trung ương khóa XII sẽ họp hội nghị lần thứ nhất để bầu các chức danh chủ chốt: Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư....

Sáng nay, 1.510 đại biểu bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII
Sáng nay, 1.510 đại biểu bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII

VOV.VN - Các đại biểu cho biết đã sẵn sàng tâm thế để bước vào bầu cử, tin tưởng Đại hội sẽ lựa chọn nhân sự ưu tú, có đức, có tài để bầu vào BCH TƯ Đảng khóa XII.

Sáng nay, 1.510 đại biểu bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII

Sáng nay, 1.510 đại biểu bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII

VOV.VN - Các đại biểu cho biết đã sẵn sàng tâm thế để bước vào bầu cử, tin tưởng Đại hội sẽ lựa chọn nhân sự ưu tú, có đức, có tài để bầu vào BCH TƯ Đảng khóa XII.

Ảnh: Các đại biểu tin tưởng bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII
Ảnh: Các đại biểu tin tưởng bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII

VOV.VN - Đúng 10h10, sáng 26/1, tại hội trường Trung tâm hội nghị Quốc gia, Hà Nội, công việc bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII bắt đầu được tiến hành. 

Ảnh: Các đại biểu tin tưởng bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII

Ảnh: Các đại biểu tin tưởng bỏ phiếu bầu BCH Trung ương khóa XII

VOV.VN - Đúng 10h10, sáng 26/1, tại hội trường Trung tâm hội nghị Quốc gia, Hà Nội, công việc bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII bắt đầu được tiến hành. 

Hình ảnh phóng viên tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XII
Hình ảnh phóng viên tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XII

VOV.VN - Dưới thời tiết Hà Nội mấy ngày nay vừa lạnh vừa buốt, các phóng viên vẫn bám trụ từ sáng đến tối tại Trung tâm Báo chí để đưa tin về Đại hội XII.

Hình ảnh phóng viên tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XII

Hình ảnh phóng viên tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XII

VOV.VN - Dưới thời tiết Hà Nội mấy ngày nay vừa lạnh vừa buốt, các phóng viên vẫn bám trụ từ sáng đến tối tại Trung tâm Báo chí để đưa tin về Đại hội XII.