Giáo dục bây giờ, khó để tìm ra học sinh 'không giỏi'!

VOV.VN - Theo các chuyên gia, cần xem lại cách đào tạo và đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Không thể để chuyện một lớp có đến 90% học sinh giỏi nhưng hầu hết vẫn trượt Đại học

Quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đào tạo trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XII, tại buổi đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện do Hội nữ trí thức Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Thị Cúc, ủy viên Ban Chấp hành Hội nữ trí thức Việt Nam, ủy viên Thường vụ Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho rằng, Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đổi mới phát triển giáo dục đào tạo. Vai trò chủ đạo thể hiện cụ thể là công tác quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục nói chung ở tất cả các cấp học. Chất lượng giáo dục ở đây gồm 2 phần, là đội ngũ giáo viên và đào tạo. “Đội ngũ giáo viên phải tốt thì mới có học trò ngoan được. Thầy giáo giỏi mới có học trò giỏi”.

“Khó chấp nhận học sinh giỏi mà vẫn trượt Đại học”

Về đào tạo, trước hết phải có giáo trình, nghĩa là tất cả các chương trình giảng dạy, giáo trình phải được thông qua Nhà nước, phải có sự chỉ đạo từ Trung ương trở xuống. “Khi có vấn đề gì sai thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm chứ không phải trường nào thích thì đưa ra giáo trình, ngành nào cũng đưa ra được giáo trình rồi khi có lỗi lại đổ tại ngành, cấp đó. Như thời gian vừa qua, có những bài văn, bài thơ trong chương trình rất phản giáo dục, không có tính đạo đức rồi đến việc cờ Tổ quốc cũng nhầm thì đây phải là vấn đề của Trung ương chứ không phải địa phương nữa”.

 Bà Nguyễn Thị Cúc, ủy viên Ban Chấp hành Hội nữ trí thức Việt Nam

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, chất lượng giáo dục cũng đừng đáng giá qua các kỳ thi, mà chất lượng phải từ các cấp. “Ngày xưa chúng tôi đi học, học sinh giỏi chỉ có vài người, học khá, học trung bình thì nhiều lắm nhưng bây giờ cả lớp học sinh giỏi nhưng đi thi lại trượt gần hết. Chúng ta phải chú trọng chất lượng đào tạo từ dưới lên trên chứ không phải ai cũng giỏi hết, các trường, các cấp lấy thành tích nhưng đến khi thi Đại học, học sinh giỏi lại trượt. Ngay như cháu tôi, học sinh giỏi nhưng trượt Đại học. Chuyện rất vô lý là học sinh giỏi mà trượt Đại học”.

“Vấn đề cốt lõi là giáo giáo dục mà ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục cũng rất lớn, đến 20% tổng ngân sách Nhà nước. Chúng ta cứ chỉ đạo ở đâu mà không có trục trọng tâm”-Bà Nguyễn Thị Cúc trăn trở.

PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu Con người và Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cũng cho rằng, dự thảo Văn kiện đánh giá chất lượng đào tạo có tiến bộ là chưa hoàn toàn chính xác. Chất lượng đào tạo có tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề.

“Thế hệ chúng tôi đi học, học sinh giỏi trong 1 lớp chỉ có 2-3 người và thực sự là những người xuất sắc, nhưng bây giờ 90% số học sinh trong một lớp là học sinh giỏi, còn học sinh khá bây giờ thì giống như cá biệt ngày xưa. Sao lại có cách đánh giá như vậy? Tôi cho đánh giáo giáo dục như vậy là không thực chất. Đề nghị xem lại đánh giá trong lại chất lượng trong giáo dục đào tạo. GD-ĐT có tiến bộ sao vẫn có đến 43 trường không tuyển được đủ sinh viên, có những trường thiếu đến hơn 4.000 sinh viên?”- PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc nói.

NSND Chu Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa Việt Nam cũng trăn trở về vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường đang khá bức xúc hiện nay. “Học sinh ở đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Không hiểu giáo dục đạo đức cho học sinh bây giờ như thế nào?”.

Làm thế nào giảm tình trạng chạy trường, chạy lớp?

TS Nguyễn Thị Xuân Thảo, chi hộ nữ trí thức trường Đại học Thương mại cho rằng, để đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29, cần có các giải pháp thiết thực mới thực hiện có hiệu quả. Đối với đào tạo ở bậc phổ thông, cần nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực để giúp cho học sinh không chỉ nắm bắt được các kiến thức khoa học cần thiết mà con giúp học sinh thể hiện được các khả năng tiềm ẩn, rèn luyện tính năng động, sáng tạo và kỹ năng sống.

“Cần thành lập các tiểu ban hoặc hội đồng nghiên cứu một cách  toàn diện các chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới và triển khai ứng dụng vào Việt Nam một cách phù hợp với điều kiện thực tế nước ta, không ứng dụng một cách máy móc, bê nguyên si và phê phán một cách tùy tiện chương trình, nội dung giáo dục ở Việt Nam hiện nay”- TS Xuân Thảo đề nghị.
Giáo dục bây giờ, tìm đâu ra học sinh “không giỏi”!

Cũng với đó, việc đầu tư cho giáo dục cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh cào bằng và dàn trải. Cần có sự nghiên cứu để đầu tư đúng và dứt điểm đối với từng vấn đề, từng khu vực, từng loại trường. “Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đối với giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các vùng này. Tuy nhiên các chính sách này khi triển khai còn nhiều vướng mắc, hạn chế thậm chí còn có những sai phạm.  Vì vậy cần bổ sung, sửa đổi để các chính sách này đi vào cuộc sống”.

TS Xuân Thảo đề xuất, đối với tuyển sinh đầu cấp các cấp học phổ thông cần có phương thức ổn định vừa đảm bảo được chỉ tiêu tuyển sinh cho phép vừa tránh được sự rối loạn, tiêu cực của mỗi kỳ tuyển sinh. Các địa phương, các tỉnh cần có sự cơ cấu, phân bổ hợp lý đội ngũ giáo viên để tránh trường hợp trường thì có nhiều giáo viên giỏi, có kinh nghiệm còn có trường thì nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm, trình độ hạn chế. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng chạy trường, chạy lớp, giảm bớt áp lực cho các trường”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?
Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?

VOV.VN - Theo nhiều ý kiến, cần thiết phải nâng cao đạo đức trong Đảng bởi vẫn chưa “vạch mặt chỉ tên” được  những người “trong một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất

Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?

Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?

VOV.VN - Theo nhiều ý kiến, cần thiết phải nâng cao đạo đức trong Đảng bởi vẫn chưa “vạch mặt chỉ tên” được  những người “trong một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất

'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'
'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'

VOV.VN - Ông Trần Hoàng Thám: Cán bộ Mặt trận phải có trình độ, năng lực cần thiết, bản lĩnh, những việc gì cần thì phải nói. Chứ có những chuyện dân cần có ý kiến thì cán bộ không dám nói.

'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'

'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'

VOV.VN - Ông Trần Hoàng Thám: Cán bộ Mặt trận phải có trình độ, năng lực cần thiết, bản lĩnh, những việc gì cần thì phải nói. Chứ có những chuyện dân cần có ý kiến thì cán bộ không dám nói.

Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ
Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ

VOV.VN - Ông Lê Truyền: Nếu “mua quan, bán chức”, buôn bán quyền lực xảy ra, nó sẽ kéo theo nhiều hậu quả làm suy yếu hệ thống công chức. Phải làm rõ việc này trong Trung ương khóa tới

Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ

Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ

VOV.VN - Ông Lê Truyền: Nếu “mua quan, bán chức”, buôn bán quyền lực xảy ra, nó sẽ kéo theo nhiều hậu quả làm suy yếu hệ thống công chức. Phải làm rõ việc này trong Trung ương khóa tới

GS Việt tại Hàn: Thực trạng nền giáo dục Việt Nam chưa được làm rõ
GS Việt tại Hàn: Thực trạng nền giáo dục Việt Nam chưa được làm rõ

VOV.VN -  Theo GS Trần Hải Linh, cần phải hiểu rõ thực trạng nền giáo dục hiện nay thì mới đưa ra được những định hướng phát triển trong tương lai

GS Việt tại Hàn: Thực trạng nền giáo dục Việt Nam chưa được làm rõ

GS Việt tại Hàn: Thực trạng nền giáo dục Việt Nam chưa được làm rõ

VOV.VN -  Theo GS Trần Hải Linh, cần phải hiểu rõ thực trạng nền giáo dục hiện nay thì mới đưa ra được những định hướng phát triển trong tương lai

Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?
Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?

VOV.VN - Về công tác cán bộ, ông Bùi Văn Tiểng cho rằng, công tác cán bộ vẫn dựa vào độ tuổi là gốc rễ, hết tuổi thì không được tái cử, ứng cử.

Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?

Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?

VOV.VN - Về công tác cán bộ, ông Bùi Văn Tiểng cho rằng, công tác cán bộ vẫn dựa vào độ tuổi là gốc rễ, hết tuổi thì không được tái cử, ứng cử.

'Có cán bộ mua nhà cả chục tỷ đồng, tiền lấy ở đâu?'
'Có cán bộ mua nhà cả chục tỷ đồng, tiền lấy ở đâu?'

VOV.VN - Theo ông Tráng A Pao, có những người chỉ kê khai có một nhà, nhưng thực tế họ có 5-6 nhà ở ngay Hà Nội. Có phải tham nhũng không hay bằng thu nhập của họ?

'Có cán bộ mua nhà cả chục tỷ đồng, tiền lấy ở đâu?'

'Có cán bộ mua nhà cả chục tỷ đồng, tiền lấy ở đâu?'

VOV.VN - Theo ông Tráng A Pao, có những người chỉ kê khai có một nhà, nhưng thực tế họ có 5-6 nhà ở ngay Hà Nội. Có phải tham nhũng không hay bằng thu nhập của họ?

Người tài khó 'trụ' được trong cơ quan Nhà nước, tại sao?
Người tài khó 'trụ' được trong cơ quan Nhà nước, tại sao?

VOV.VN -  GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Năng suất lao động ở cơ quan hành chính quá thấp, bộ máy hoạt động cồng kềnh, chúng ta cứ nói giảm biên chế, tăng lương nhưng thật sự khó làm được...

Người tài khó 'trụ' được trong cơ quan Nhà nước, tại sao?

Người tài khó 'trụ' được trong cơ quan Nhà nước, tại sao?

VOV.VN -  GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Năng suất lao động ở cơ quan hành chính quá thấp, bộ máy hoạt động cồng kềnh, chúng ta cứ nói giảm biên chế, tăng lương nhưng thật sự khó làm được...

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'
'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

VOV.VN - Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

VOV.VN - Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

"Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên có sức mạnh rất lớn"
"Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên có sức mạnh rất lớn"

VOV.VN - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Đào Ngọc Dung: "Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu có một sức mạnh rất lớn".

"Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên có sức mạnh rất lớn"

"Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên có sức mạnh rất lớn"

VOV.VN - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Đào Ngọc Dung: "Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu có một sức mạnh rất lớn".

Giải mã hiện tượng 'một bộ phận không nhỏ' cán bộ, đảng viên biến chất
Giải mã hiện tượng 'một bộ phận không nhỏ' cán bộ, đảng viên biến chất

VOV.VN - Theo PGS.TS Trần Hậu, một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái trước hết là do bản thân đã tự đánh mất mình, không quản lý mình với tư cách là một đảng viên của Đảng

Giải mã hiện tượng 'một bộ phận không nhỏ' cán bộ, đảng viên biến chất

Giải mã hiện tượng 'một bộ phận không nhỏ' cán bộ, đảng viên biến chất

VOV.VN - Theo PGS.TS Trần Hậu, một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái trước hết là do bản thân đã tự đánh mất mình, không quản lý mình với tư cách là một đảng viên của Đảng

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?
Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

VOV.VN -  Theo các chuyên gia, đổi mới về mặt Nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế. 

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

VOV.VN -  Theo các chuyên gia, đổi mới về mặt Nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế. 

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho Đảng
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho Đảng

VOV.VN - “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là căn bệnh quái ác, nếu không chẩn đoán đúng, không có thuốc đặc trị, cứ để nó âm ỉ thì hậu quả sẽ khôn lường.

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho Đảng

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho Đảng

VOV.VN - “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là căn bệnh quái ác, nếu không chẩn đoán đúng, không có thuốc đặc trị, cứ để nó âm ỉ thì hậu quả sẽ khôn lường.