GS Việt tại Hàn: Thực trạng nền giáo dục Việt Nam chưa được làm rõ

VOV.VN -  Theo GS Trần Hải Linh, cần phải hiểu rõ thực trạng nền giáo dục hiện nay thì mới đưa ra được những định hướng phát triển trong tương lai

Là người có nhiều năm giảng dạy tại Hàn Quốc, Giáo sư Trần Hải Linh, giảng viên đại học Inha, Chủ tịch người Việt Nam tại Hàn Quốc cho rằng, Hàn Quốc không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng phát triển được như ngày hôm nay một phần là nhờ biết tận dụng nguồn chất xám của đội ngũ trí thức Hàn Quốc được đào tạo bài bản ở nước ngoài trở về đóng góp cho đất nước.

Việt Nam sẽ tạo ra những “kỳ tích sông Hàn”?

Cùng với đó, những chính sách về đổi mới giáo dục đại học kèm theo các chương trình phát triển nhân lực trình độ cao trong khoa học, công nghệ, công nghiệp đã đóng vai trò then chốt trong việc phát triển nền kinh tế. Điều làm nên thành công của Hàn Quốc chính là sự đồng thuận và quyết tâm cao của Chính phủ và người dân Hàn Quốc, trong đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Hàn kiều được đào tạo bài bản ở tất cả các nước tiên tiến trên thế giới quay trở về nước tham gia vào sự phát triển đất nước. Chính những con người này cùng với sự hỗ trợ chính sách đặc biệt của Chính phủ và phối hợp, đồng thuận của các cơ quan chức năng, đã đưa Hàn Quốc trở thành một nước phát triển như hiện nay, dựa trên nền tảng sự phát triển vượt bậc về khoa học và công nghệ cao trong một thời gian ngắn.

“Là người đang sinh sống, làm việc, nghiên cứu và học tập tại Hàn Quốc, cũng là những người luôn theo dõi bước chuyển mình của quê hương, chúng tôi có một niềm tin mạnh mẽ là Việt Nam sẽ tạo ra những “kỳ tích sông Hàn” như đất nước Hàn Quốc”- GS Trần Hải Linh nói.
Giáo sư Trần Hải Linh, giảng viên đại học Inha, Chủ tịch người Việt Nam tại Hàn Quốc

Theo GS Trần Hải Linh, báo cáo dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã nêu lên tầm quan trọng của giáo dục. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bối dưỡng nhân tài. Các Nghị quyết của Đảng về giáo dục, đào tạo được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những thành quả nhất định. Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng. Hệ thống giáo dục và đào tạo các cấp từ cơ sở đến đại học, dạy nghề được tổ chức lại một bước. Quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo (bằng 20% tổng chi ngân sách nhà nước). Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện và có bước hiện đại hoá. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến. Chủ trương đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người đã được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội.

Tuy nhiên, theo GS Trần Hải Linh, phần dự thảo Văn kiện ở mục 5 chưa nêu bật rõ được thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay. “Cần phải hiểu rõ thực trạng nền giáo dục hiện nay thì mới đưa ra được những định hướng phát triển trong tương lai. Báo cáo cần đưa ra những con số cụ thể về nền giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học, đại học, sau đại học và dạy nghề. Từ đó rút ra những gì đã làm được và chưa làm được cũng như so sánh với các nước trong khu vực để thấy được nước ta còn yếu kém trong những mặt nào”.

GS Trần Hải Linh cho rằng, dự thảo Văn kiện đề ra mốc thời gian phấn đấu đến năm 2030 đưa nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra một cách chung chung, chưa có lộ trình và hướng dẫn thực hiện cụ thể. Hiện nay thì nguồn nhân lực của nước ta đang trong thời kỳ vàng của dân số thể hiện trên bình diện trẻ về độ tuổi lao động, trình độ tay nghề tốt, và kỹ năng lao động thành thạo, dễ tiếp thu cái mới và đào tạo.

Giao quyền phong GS, PGS cho các trường Đại học

Theo GS Trần Hải Linh, vấn đề manh mún trong đào tạo và giáo dục ngày càng thể hiện rõ nét, đó là không có chiến lược cụ thể trong phát triển mạng lưới các trường đào tạo, các cơ sở giáo dục cao cấp như trường đại học, viện nghiên cứu. Tỉ trọng dành cho giáo dục quá thấp trong ngân sách, ngang hàng với các nước kém phát triển, nghèo đói. Tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp quá cao, trình độ sinh viên quá thụ động, không có tư duy sáng tạo trong môi trường công việc. Tỉ  lệ phân bố nhân lực cao cấp như Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư trong các tỉnh thành chênh lệch quá cao, chủ yêu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

“Chúng ta cần nghiên cứu các nền giáo dục hiện đại trên thế giới và khu vực để chọn lọc phương thức áp dụng vào Việt Nam. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cần phải có chiến lược rõ ràng về giáo dục, định hướng rõ trong 10 năm về việc đổi mới và phát triển giáo dục, và thực sự coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước”.  Trong đó cần chú trọng việc tập trung vào việc đổi mới giáo dục đại học”- GS Trần Hải Linh đề xuất.
Cần chú trọng việc tập trung vào việc đổi mới giáo dục đại học 

Theo GS Trần Hải Linh, để giáo dục Việt Nam thực sự có sự có sự chuyển mình mạnh mẽ, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội tăng tỉ lệ phần trăm dành cho giáo dục lên mức 5% GDP vì hiện nay tỉ lệ này quá thấp, nhỏ hơn 1% GDP. Mặt khác, trao quyền tự chủ cho các trường đại học có thể coi là một trong các biện pháp hữu hiệu để phát triển giáo dục đại học. Trường nào không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của quốc gia sẽ tự dần phải thay đổi hoặc tự đào thải chính mình.
Việc giao quyền phong Giáo sư và phó Giáo sư cho các trường là mô hình của các nước phát triển đã và đang làm. Đất nước hội nhập, Việt Nam nên thực hiện theo mô hình này. Giáo sư và phó Giáo sư dựa trên những công bố trên tập san khoa học quốc tế, bằng phát minh sáng chế, hoặc các thành tích nghiên cứu khoa học khác đã đạt được. Các trường đại học phải đóng vai trò là nhà nghiên cứu tiên phong, các giảng viên trong trường phải nghiên cứu và có các xuất bản khoa học chất lượng trình độ quốc tế’- GS Trần Hải Linh nói.

GS Trần Hải Linh cũng đề xuất việc tăng số lượng các trường đại học quốc tế hoặc hợp tác quốc tế để đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngay tại nước ta. Tập trung nâng cao 10 trường đại học trọng điểm của Việt Nam theo chiến lược 10 năm để nâng cao xếp hạng của những trường này theo xếp hạng quốc tế, chẳng hạn đặt mục tiêu lọt vào top 200 thế giới. Cần thành lập chương trình mang chiến lược như chương trình Brain Korea 21 của Hàn Quốc đã thực hiện, định hướng và liên kết giữa giáo dục đại học và các nhà nghiên cứu trẻ, nguồn nhân lực trình độ cao trong việc phát triển khoa học, công nghệ, tăng trưởng vượt bậc cho nền kinh tế quốc gia.

Tạo cơ hội để cho trí thức Việt kiều cống hiến

Hiện nay, có khoảng 400.000 trí thức Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, chiếm hơn 10% người Việt Nam ở nước ngoài. Trong số đó, có những chuyên gia giỏi đang làm việc ở những lĩnh vực công nghệ cao, như: điện tử, sinh học, vật liệu mới, hàng không vũ trụ và các lĩnh vực quan trọng khác… Đại đa số trí thức Việt kiều luôn hướng về Tổ quốc, mong muốn đóng góp sức mình xây dựng quê hương. Theo GS Trần Hải Linh, Việt Nam cần có những chính sách để những nhà khoa học Việt về nước cống hiến. Cần giao trách nhiệm và trao niềm tin cho đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Tạo các cơ hội để cho họ cống hiến và chứng minh khả năng trên quê hương mình. “Nếu đảm bảo được điều đó thì chắc chắn tiềm năng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều”.

Tuyển chọn và tài trợ cho những người có chuyên môn phù hợp với những việc mà xã hội và đất nước đang cần đến. Việc tài trợ cho đội ngũ này cần ở mức đủ để họ tập trung được vào nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ví dụ như họ được làm việc với điều kiện nghiên cứu tốt, có phụ cấp vài lần hơn mức lương cơ bản hiện nay. Ngược lại, họ phải đáp ứng được yêu cầu công việc là phải hợp tác được với nhau thành những nhóm nghiên cứu mạnh, nhận những nhiệm vụ cụ thể và chịu những trách nhiệm cam kết với nhà nước.

GS Trần Hải Linh cho rằng, ở nước ta hiện nay, con số các tập san được quốc tế công nhận chỉ “đếm đầu ngón tay”, và hệ quả là con số bài báo công bố trên các tập san Việt Nam không hề được công nhận. Và những bản thảo tạp chí khi xuất phát điểm ở Việt Nam thường khó được xuất bản trên các tạp chí quốc tế. Vì thế, cần phải khuyến khích các tập san khoa học Việt Nam vươn đến tầm quốc tế. 

“Các chính sách về khoa học và giáo dục cần đề cao giá trị của các nghiên cứu khoa học có chất lượng, dựa trên số lượng bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế khoa học chuyên ngành, và chỉ số trích dẫn của bài báo. Cùng với đó, cần cải tiến mạnh mẽ cách xây dựng, tuyển chọn và đánh giá các chương trình, đề tài khoa học công nghệ. Bắt buộc các công ty lớn tại nước ta phải có phòng nghiên cứu và phát triển, tăng cường việc phối hợp với các trường đại học trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, hàm lượng chất xám cao, tạo giá trị cho việc phát triển nền kinh tế”- GS Trần Hải Linh nói./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Phạm Thế Duyệt: 'Nên có kênh để dân giới thiệu nhân sự cho Đảng'
Ông Phạm Thế Duyệt: 'Nên có kênh để dân giới thiệu nhân sự cho Đảng'

VOV.VN - Ông Phạm Thế Duyệt: Trước khi Trung ương làm nhân sự khóa mới, nên có kênh của quần chúng nhân dân đóng góp ý kiến, giới thiệu những nhân sự quan trọng cho Đảng.

Ông Phạm Thế Duyệt: 'Nên có kênh để dân giới thiệu nhân sự cho Đảng'

Ông Phạm Thế Duyệt: 'Nên có kênh để dân giới thiệu nhân sự cho Đảng'

VOV.VN - Ông Phạm Thế Duyệt: Trước khi Trung ương làm nhân sự khóa mới, nên có kênh của quần chúng nhân dân đóng góp ý kiến, giới thiệu những nhân sự quan trọng cho Đảng.

Ngăn chặn cán bộ chạy chọt vào Trung ương bằng cách nào?
Ngăn chặn cán bộ chạy chọt vào Trung ương bằng cách nào?

VOV.VN - Theo ông Lê Quang Thưởng, chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém và là hệ quả của mặt trái cơ chế thị trường tác động vào hệ thống chính trị và công tác cán bộ.

Ngăn chặn cán bộ chạy chọt vào Trung ương bằng cách nào?

Ngăn chặn cán bộ chạy chọt vào Trung ương bằng cách nào?

VOV.VN - Theo ông Lê Quang Thưởng, chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém và là hệ quả của mặt trái cơ chế thị trường tác động vào hệ thống chính trị và công tác cán bộ.

Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?
Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?

VOV.VN - Về công tác cán bộ, ông Bùi Văn Tiểng cho rằng, công tác cán bộ vẫn dựa vào độ tuổi là gốc rễ, hết tuổi thì không được tái cử, ứng cử.

Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?

Cán bộ hết tuổi nhưng có đạo đức, tài năng sao không được tái cử?

VOV.VN - Về công tác cán bộ, ông Bùi Văn Tiểng cho rằng, công tác cán bộ vẫn dựa vào độ tuổi là gốc rễ, hết tuổi thì không được tái cử, ứng cử.

Bộ Chính trị trình phương án nhân sự chủ chốt khóa XII
Bộ Chính trị trình phương án nhân sự chủ chốt khóa XII

VOV.VN - Trung ương nghe Tờ trình của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. 

Bộ Chính trị trình phương án nhân sự chủ chốt khóa XII

Bộ Chính trị trình phương án nhân sự chủ chốt khóa XII

VOV.VN - Trung ương nghe Tờ trình của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. 

Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?
Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?

VOV.VN - Theo nhiều ý kiến, cần thiết phải nâng cao đạo đức trong Đảng bởi vẫn chưa “vạch mặt chỉ tên” được  những người “trong một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất

Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?

Vì sao chưa chỉ ra được "một bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất?

VOV.VN - Theo nhiều ý kiến, cần thiết phải nâng cao đạo đức trong Đảng bởi vẫn chưa “vạch mặt chỉ tên” được  những người “trong một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất

'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'
'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'

VOV.VN - Ông Trần Hoàng Thám: Cán bộ Mặt trận phải có trình độ, năng lực cần thiết, bản lĩnh, những việc gì cần thì phải nói. Chứ có những chuyện dân cần có ý kiến thì cán bộ không dám nói.

'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'

'Cán bộ phải có bản lĩnh, việc gì dân cần thì phải lên tiếng'

VOV.VN - Ông Trần Hoàng Thám: Cán bộ Mặt trận phải có trình độ, năng lực cần thiết, bản lĩnh, những việc gì cần thì phải nói. Chứ có những chuyện dân cần có ý kiến thì cán bộ không dám nói.

Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ
Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ

VOV.VN - Ông Lê Truyền: Nếu “mua quan, bán chức”, buôn bán quyền lực xảy ra, nó sẽ kéo theo nhiều hậu quả làm suy yếu hệ thống công chức. Phải làm rõ việc này trong Trung ương khóa tới

Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ

Tình trạng 'mua quan, bán chức' cần được Trung ương khóa tới làm rõ

VOV.VN - Ông Lê Truyền: Nếu “mua quan, bán chức”, buôn bán quyền lực xảy ra, nó sẽ kéo theo nhiều hậu quả làm suy yếu hệ thống công chức. Phải làm rõ việc này trong Trung ương khóa tới

“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“
“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“

VOV.VN - Thượng tá Đỗ Xuân Tụng cho rằng trong tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết vấn đề “lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân” là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm.

“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“

“Xây dựng thế trận lòng dân là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm“

VOV.VN - Thượng tá Đỗ Xuân Tụng cho rằng trong tình hình hiện nay, hơn lúc nào hết vấn đề “lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân” là cực kỳ quan trọng và nhạy cảm.

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'
'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

VOV.VN - Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

VOV.VN - Muốn phát huy sức mạnh toàn dân tộc không chỉ là kêu gọi, động viên một chiều mà phải giải quyết hài hòa lợi ích của người dân

Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác nhân sự khóa XII
Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác nhân sự khóa XII

VOV.VN - Tại hội nghị lần thứ 12, lần đầu tiên, Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt. 

Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác nhân sự khóa XII

Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác nhân sự khóa XII

VOV.VN - Tại hội nghị lần thứ 12, lần đầu tiên, Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt. 

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?
Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

VOV.VN -  Theo các chuyên gia, đổi mới về mặt Nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế. 

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

Đổi mới kinh tế chưa song hành với đổi mới thể chế Nhà nước?

VOV.VN -  Theo các chuyên gia, đổi mới về mặt Nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế.