Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ diễn ra ngày 24/12 tại trụ sở Chính phủ và được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành cùng các bộ ngành liên quan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị.

Sáng 19/12, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Họp báo thông tin Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy chủ trì Họp báo.

Ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết: Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (sau đây gọi tắt là Hội nghị).

Đây là Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp văn hóa và một số kết quả thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành 2 công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tại Hội nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ báo cáo về tình hình triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó trọng tâm là đánh giá kết quả đạt được trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trong đó, đánh giá thực trạng phát triển của từng lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa (điện ảnh; du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; kiến trúc; thiết kế; xuất bản; thời trang; truyền hình và phát thanh; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ). Xác định các khó khăn, vướng mắc cũng như đưa ra định hường và đề xuất các giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới, trong đó chú trọng việc tập trung phát triển các lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm để đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư phát triển.

Nâng cao nhận thức, tăng cường sự liên kết, hợp tác, phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan, giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn thể nhân dân cùng chung tay để đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những trụ cột kinh tế của cả nước.

Xác định được phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới, đặc biệt giai đoạn từ nay đến năm 2030 và trong các giai đoạn tiếp theo. Trong đó, tập trung hỗ trợ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ mà Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mang nhiều giá trị Việt, có khả năng quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Thúc đẩy ban hành cơ chế, chính sách và các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tập trung bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với tình hình mới để thúc đẩy phát triển.

Đồng thời tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành một văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Đồng thời, xác định phương hướng xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xác định được phương hướng về Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương và đại biểu một số hội, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghiệp văn hóa sẽ phát biểu tham luận đánh giá, chia sẻ về kết quả phát triển các ngành công nghiệp văn hóa lĩnh vực được giao; chia sẻ những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong quản lý, đầu tư về các ngành công nghiệp văn hóa; nêu những rào cản, thách thức và đề xuất phương hướng, giải pháp và các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa…

Phát biểu tại Họp báo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết: "Trên cơ sở kết quả Hội nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có chỉ đạo, định hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đã có các giải pháp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam".

Cũng theo Thứ trưởng, công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp văn hóa đã góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới.

Các ngành công nghiệp văn hóa có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn so với chi phí sản xuất, góp phần tiết kiệm tài nguyên, phát huy và kết hợp được các yếu tố tự nhiên, văn hóa, bản sắc dân tộc và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết thêm, Bộ VHTT&DL đã và đang tích cực, khẩn trương triển khai, hoàn thiện các nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị.  

“Hội nghị là hoạt động thiết thực nhằm triển khai những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng như các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa xứng tầm vị thế, tiềm năng, đồng thời tạo ra những bước chuyển quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới”, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh. Đồng thời, lãnh đạo Bộ đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm, dành thời lượng tuyên truyền sâu rộng các nội dung liên quan trước, trong và sau Hội nghị, qua đó tạo sức lan tỏa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực công nghiệp văn hóa trong thời gian tới. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam

VOV.VN - Nghị quyết của Quốc hội đề nghị Chính phủ, trong năm 2024, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025-2035. Đồng thời, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam

VOV.VN - Nghị quyết của Quốc hội đề nghị Chính phủ, trong năm 2024, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025-2035. Đồng thời, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam.

TP.HCM làm gì để điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hoá?
TP.HCM làm gì để điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hoá?

VOV.VN - TP.HCM đang xây dựng chiến lược để điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hoá, qua đó đưa Thành phố trở thành một Thành phố Điện ảnh (Film City), gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của Unesco (Mạng lưới UCCN). Vậy TP.HCM cần chuẩn bị những gì để thực hiện chiến lược này?

TP.HCM làm gì để điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hoá?

TP.HCM làm gì để điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hoá?

VOV.VN - TP.HCM đang xây dựng chiến lược để điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hoá, qua đó đưa Thành phố trở thành một Thành phố Điện ảnh (Film City), gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của Unesco (Mạng lưới UCCN). Vậy TP.HCM cần chuẩn bị những gì để thực hiện chiến lược này?

Phát triển công nghiệp văn hóa: Cần một chiến lược dài hơi
Phát triển công nghiệp văn hóa: Cần một chiến lược dài hơi

VOV.VN - Sau 5 năm triển khai, 12 ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đạt doanh thu 3,61% GDP. Nhưng, vẫn còn đó không ít "điểm nghẽn" cần được tháo gỡ. Để phát triển tương xứng với tiềm năng, công nghiệp văn hóa nước ta rất cần một chiến lược dài hơi.

Phát triển công nghiệp văn hóa: Cần một chiến lược dài hơi

Phát triển công nghiệp văn hóa: Cần một chiến lược dài hơi

VOV.VN - Sau 5 năm triển khai, 12 ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đạt doanh thu 3,61% GDP. Nhưng, vẫn còn đó không ít "điểm nghẽn" cần được tháo gỡ. Để phát triển tương xứng với tiềm năng, công nghiệp văn hóa nước ta rất cần một chiến lược dài hơi.

Lễ hội Áo dài góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa
Lễ hội Áo dài góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Từ ngày 27-29/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận sẽ diễn ra Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội lần thứ 2 năm 2023 với chủ đề “Khám phá nét son Hà Nội”. Chương trình được kỳ vọng sẽ mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Lễ hội Áo dài góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Lễ hội Áo dài góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Từ ngày 27-29/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận sẽ diễn ra Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội lần thứ 2 năm 2023 với chủ đề “Khám phá nét son Hà Nội”. Chương trình được kỳ vọng sẽ mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.