Đất đai bị "gặm nhấm" một phần cũng do cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hiệu quả

VOV.VN -Luật sư Lê Thị Hoa đặt câu hỏi: Khi nhận chức vụ quản lý liên quan đến đất đai, có ai từ chối vì lý do chưa hiểu biết về lĩnh vực này và nhường chỗ cho cán bộ khác?

Thời gian qua, nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ nghỉ hưu, trong đó có cả những cán bộ đang là Ủy viên Trung ương Đảng đã bị kỷ luật, bị cách các chức vụ trong Đảng, chính quyền, bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì dính líu sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai gây thất thoát tài sản Nhà nước. 

Các chuyên gia pháp lý khẳng định: Đất đai là lĩnh vực màu mỡ nhất cho tham nhũng, làm thất thoát tài sản Nhà nước nghiêm trọng nhất. Ở đây có nhiều nguyên nhân, ngoài sự tha hóa biến chất của cán bộ, lòng tham và lợi ích nhóm, thì có nguyên nhân cơ bản là những lỗ hổng của Luật Đất đai, nhất là vấn đề tài chính đất đai và sự minh bạch thông tin.

GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: "Trong hệ thống pháp luật đã trao cho chúng ta quyền được quyết định thu hồi đất của người này xong giao đất đó cho người khác. Trong thu hồi đất có bồi thường, nhưng bồi thường nhiều khi cũng chưa thỏa đáng. Sau đó, đem đất đó giao hoặc cho doanh nghiệp hoặc cho một nhà đầu tư thuê. Riêng việc giao đất, cho thuê đất của Nhà nước cho một người được giao, được thuê, pháp luật bây giờ lại không có quy định gì về công khai thông tin. Đây là một kẽ hở, những người có thẩm quyền luôn lợi dụng cái đó để có thể lấy chênh lệch giá để chia nhau với người được giao đất".

Các chuyên gia còn chỉ rõ, một số bất cập, lỗ hổng pháp lý khác dẫn đến tham nhũng, trục lợi đất đai như việc cho các nhà đầu tư chậm nộp tiền sử dụng đất hay quy hoạch treo, việc ban hành giá đất không theo quy luật thị trường gây nên sự chênh lệch giữa giá đền bù và giá thị trường, sự chồng chéo trong phân công quản lý nhà nước về đất đai. Như ngành tài nguyên môi trường được giao quản lý đất nhưng xác định thuế đất, giá đất lại do ngành tài chính ban hành nên cũng tạo ra những cơ hội để tham nhũng. Đặc biệt là việc không quy định rõ ràng liên quan đến chuyển đất đai thành vốn trong cổ phần hóa gây ra nhiều kẽ hở để các quan chức tham nhũng đất đai; việc buông lỏng quản lý và thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền.

Nhắc lại những lời trình bày của bị cáo ở nhiều vụ án tham nhũng, đất đai với mẫu số chung rằng, bị cáo phụ trách một lĩnh vực nhạy cảm, công việc nhiều, trình độ, năng lực có hạn, nhiều việc phải làm gấp, làm theo chỉ đạo, trong khi pháp luật không rõ ràng, luật sư Lê Thị Hoa (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) nhận định, các tham quan sau khi bị ngã ngựa vì đất đều trình bày như vậy, điều đó cho thấy cách chọn, bố trí cán bộ đối với lĩnh vực này còn có vấn đề.

Song, theo luật sư, cán bộ không thể biện minh cho sai phạm của mình bằng việc chỉ đổ lỗi cho sự bất cập của pháp luật, cơ chế chính sách và sự hiểu biết hạn hẹp, mà cái chính là do lòng tham.

“Rất nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật hay phải lĩnh án tù vì đất đai đều cho rằng do cơ chế, chính sách về đất đai dẫn họ vào con đường phạm tội. Nếu biết ngày hôm nay thì họ sẽ không làm cán bộ trong lĩnh vực này. Nhưng thử hỏi, những người đó có bao nhiêu đất vàng? Khi nhận chức vụ quản lý liên quan đến đất đai, có ai từ chối vì lý do chưa hiểu biết về lĩnh vực này và nhường chỗ cho cán bộ khác không?”- luật sư Lê Thị Hoa đặt câu hỏi.

Đất đai bị quan chức “gặm nhấm” như vậy ngoài việc thiếu hụt của cơ chế, chính sách pháp luật thì có sự xuống cấp của đội ngũ cán bộ, công chức cùng với cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hiệu quả. Tất cả những điều này nếu không kịp thời chấn chỉnh thì tham nhũng trong lĩnh vực này vẫn còn phức tạp và vẫn là một nguy cơ thường trực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Xử lý vấn đề đất đai rất phức tạp nhưng không làm không được
Thủ tướng: Xử lý vấn đề đất đai rất phức tạp nhưng không làm không được

VOV.VN - "Thực tiễn hoạt động cho thấy thấy giàu lên cũng vì đất, nghèo đi cũng vì đất, đoàn kết cũng có, chia rẽ nội bộ cũng vì đất, rồi thậm chí là sai phạm tội cũng liên quan đến đất. Đây là vấn đề khó, phức tạp nên đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng: Xử lý vấn đề đất đai rất phức tạp nhưng không làm không được

Thủ tướng: Xử lý vấn đề đất đai rất phức tạp nhưng không làm không được

VOV.VN - "Thực tiễn hoạt động cho thấy thấy giàu lên cũng vì đất, nghèo đi cũng vì đất, đoàn kết cũng có, chia rẽ nội bộ cũng vì đất, rồi thậm chí là sai phạm tội cũng liên quan đến đất. Đây là vấn đề khó, phức tạp nên đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

“Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất”
“Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất”

VOV.VN - Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải chuẩn bị từ sớm, huy động rộng rãi các thành phần tham gia, nhằm phát huy tối đa trí tuệ để xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội.

“Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất”

“Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất”

VOV.VN - Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải chuẩn bị từ sớm, huy động rộng rãi các thành phần tham gia, nhằm phát huy tối đa trí tuệ để xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội.

Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai
Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Vừa rồi, chúng ta thất thoát rất nhiều thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu từ đất. Đây là lỗ hổng cần xử lý để không thất thoát đất đai khi chuyển sang cổ phần hoá doanh nghiệp”.

Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Vừa rồi, chúng ta thất thoát rất nhiều thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu từ đất. Đây là lỗ hổng cần xử lý để không thất thoát đất đai khi chuyển sang cổ phần hoá doanh nghiệp”.