ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính

VOV.VN - Trước thông tin về vụ cháy xảy ra tại Trung Kính, Hà Nội, làm 14 người chết, các ĐBQH nêu thực tế rất nhiều vụ cháy xảy ra mà khi kiểm tra đều không có cửa thoát hiểm, thang thoát nạn, hệ thống chữa cháy yếu, hệ thống điện không đảm bảo an toàn... Đây là một vấn đề cần phải kiểm điểm, lại phải có nghiên cứu để khắc phục.

"Phòng hơn chữa"

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ông Trịnh Xuân An (ĐBQH đoàn Đồng Nai) bày tỏ sự xót xa trước thông tin về vụ hoả hoạn xảy ra vào khoảng 00h ngày 24/5 tại Trung Kính, Hà Nội, làm 14 người chết và 1 người đang nguy kịch.

Theo ĐB Trịnh Xuân An, đã có quy định của pháp luật, đã có những rút kinh nghiệm, có chỉ đạo và các biện pháp nhưng nguy cơ cháy nhà ở, nhất là cháy nhà dân và cháy nhà cho thuê trọ có thể xảy ra bất cứ khi nào, và khi xảy ra thì hậu quả rất thương tâm.

Đại biểu đoàn Đồng Nai nhấn mạnh, việc "phòng" sẽ giải quyết được nhiều hơn là "chữa". Đặc biệt, khi người dân đang phải chấp nhận và đối mặt với rủi ro hoả hoạn hàng ngày, hàng giờ.

"Sau vụ cháy ở Thanh Xuân, Hà Nội đã rà soát và các lực lượng chức năng đã tổ chức rà soát, đồng thời có cảnh báo rất cụ thể. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một thực trạng mà chúng ta đang phải đang phải chấp nhận. Bởi đây là nhu cầu của người dân, nhu cầu của người lao động tại các thành phố lớn, với điều kiện cơ sở hạ tầng và đặc thù tại các thành phố, như trường hợp ở Trung Kính hay Thanh Xuân là nhà trong ngõ trong hẻm, hết sức khó khăn cho công tác chữa cháy", ông An nói.

Ông An cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét để sửa Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu nạn. Khi sửa Luật, các đại biểu sẽ tiếp tục quan tâm đến nội dung này và nếu cần thiết thì có thể thiết kế một mục, một chương về phòng trọ: "Khi chúng tôi thẩm tra cách đây khoảng vài tuần, thì cá nhân tôi cũng đã đề cập câu chuyện phải rà soát lại quy định về phòng cháy nhà ở, nhất là nhà ở kết hợp với kinh doanh. Rủi ro và khả năng xảy ra cháy đối với đối tượng là nhà ở, nhất là nhà ở kết hợp kinh doanh hiện hữu rất rõ và có thể xảy ra bất kể khi nào. Nhất là nhà ở tại các thành phố lớn có khu nhà trọ nhà cho người lao động, cho học sinh, sinh viên thuê. Nếu xảy ra cháy thì khả năng để dẫn đến chết người với số lượng lớn là hiện hữu".

Cũng nhấn mạnh về ý thức "phòng" hơn "chữa", ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, tại Hà Nội, đây không phải lần đầu xảy ra vụ cháy thương tâm như vậy. Cử tri cũng đã phản ánh rất nhiều, Quốc hội cũng thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên, nếu để rà soát một cách triệt để trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì đây là một việc làm rất là khó khăn.

Theo bà Nga, nếu xử lý theo hướng tất cả các khu nhà trọ và các chung cư mini không đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy thì sẽ không được cho thuê trọ nữa thì nó sẽ dẫn đến hệ lụy hệ lụy. Thứ nhất, là tác động tiêu cực của nó đối với những chủ đầu tư, đánh vào phương tiện kinh doanh mang lại thu nhập. Thứ hai, quan trọng hơn nữa là nếu dừng thì tất cả những người lao động có thu nhập thấp đang sinh sống trong những khu nhà trọ này sẽ đi đâu về đâu? 

ĐB Việt Nga nhấn mạnh, trong những quy định về phòng cháy, chữa cháy đã gắn trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. Và điều quan trọng hiện nay là rà soát tích cực và có phương án đối với từng loại hình, chứ không thể có một phương án hay công thức chung: "Với những loại hình cho thuê trọ chật hẹp nhiều tầng, nhà trọ trong ngõ sâu thì giải quyết như thế nào? Chúng ta không thể mở đường ngõ sâu và xe chữa cháy cũng không vào được ngõ.

Như vậy, chúng ta sẽ xử lý theo hướng thứ nhất là kiểm tra kết cấu. Bởi vì phần lớn các nhà bị cháy mà có rất nhiều người tử vong là do không có lối thoát không có lối thoát hiểm. Vậy thì chúng ta phải có yêu cầu nhà cho thuê ít nhất phải đảm bảo được lối thoát hiểm, để khi có tai nạn, cháy nổ xảy ra thì người ở trong nhà có thể nhanh chóng thoát hiểm. Đây không phải là phương án quá khó khăn. Thứ hai, công tác tập huấn về phòng, chống cháy nổ và công tác tập huấn về kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy xảy ra rất cần thiết".

ĐB Việt Nga nêu thực tế, các công tác "phòng" chỉ được thực hiện rốt ráo mỗi khi có một vụ cháy thương tâm nào đó xảy ra, nhưng sau đó mọi biện pháp "lại bị trôi đi". Nữ đại biểu nhấn mạnh việc tổ chức tập huấn hàng năm, đặc biệt nâng cao ý thức con người rất quan trọng.

"Nhiều khi người ta không nghĩ rằng những hành vi của mình lại là những hành vi bất cẩn để có thể gây tai nạn thương tâm. Theo thống kê, có rất nhiều vụ cháy xảy ra do sự chủ quan, do những hành vi của con người, từ việc không ngắt các thiết bị điện, hay việc cho dân cư thuê trọ ở lẫn với những loại hình kinh doanh dễ gây cháy nổ, hay sử dụng các thiết bị điện không đúng quy chuẩn", bà Nga nói.

"Làm gắt với nhà cho thuê"

Chỉ ra vấn đề nhãn tiền liên quan đến vụ cháy tại Trung Kinh, ĐB Trịnh Xuân An cũng cho rằng, phải cụ thể được quy định đối với nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh. Người cho thuê và doanh nghiệp phải chủ động có phương án và các giải pháp phòng cháy và ngăn cháy. Ông An đặc biệt cho rằng, với trường hợp kết hợp cho thuê cơ sở sản xuất kinh doanh cùng với ở trọ thì nên cấm.

"Vụ việc ở Trung Kính, bên dưới là kinh doanh xe điện và nếu chập cháy thì sẽ tạo nguy cơ rất rõ ràng. Chúng ta phải có trong quy định của pháp luật, cấm không cho phép kinh doanh trong diện tích có người thuê trọ. Điều này phải làm gắt để ngăn chặn rủi ro hiện hữu. Giải pháp này cần phải rà soát, đánh giá thật kỹ lưỡng. Chúng ta cũng phải chấp nhận sẽ mất một thời gian để chuyển tiếp chuyển đổi, để cho người dân ổn định lại cuộc sống. Đồng thời, phải rà lại quy định, quy chuẩn kinh doanh những mặt hàng dễ cháy trong khu dân cư, như kinh doanh xe máy điện hay mút xốp... Phải có điều kiện khắt khe hơn trong phòng cháy chữa cháy, phải kiểm soát chặt các mặt hàng được phép kinh doanh...", ông An nói.

Chỉ ra điểm "chết" trong vụ hoả hoạn tại Trung Kính, ông An cho rằng, ngôi nhà này quây kín tôn trên mái, trong khi ở dưới là kinh doanh xe điện. Nếu có trách nhiệm thì phải yêu cầu gỡ bỏ mái tôn hoặc mở đường thoát hiểm.

"Việc này đưa vào quy định pháp luật sẽ khó nhưng trong thực thi thì phải chú ý đến những tiểu tiết như vậy. Với đối tượng rất đặc thù như nhà ở, nhà cho thuê, nhà trọ kết hợp với cơ sở sản xuất kinh doanh, việc phòng cháy chữa cháy đi vào những chi tiết rất nhỏ sẽ rất hữu ích nếu chúng ta làm được từ sớm từ xa. Điều này cũng rất phù hợp khi thực hiện sửa Luật phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ", ĐBQH đoàn Đồng Nai nhấn mạnh. 

Ông An cũng cho rằng, nếu thực hiện bài bản sâu sắc, sâu xa hơn nữa thì phải có một hệ thống đồng bộ trong quy hoạch đô thị, trong đầu tư các dự án nhà xã hội, nhà thu nhập thấp, để giảm dần câu chuyện cho thuê trọ tự phát.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Hà Nội kiểm tra hiện trường vụ cháy ở Trung Kính
Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Hà Nội kiểm tra hiện trường vụ cháy ở Trung Kính

VOV.VN - Trao đổi với lãnh đạo địa phương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các lực lượng chức năng thành phố, cấp ủy, chính quyền quận, phường tập trung cứu chữa người bị thương và khắc phục hậu quả; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ kịp thời, tốt nhất cho các hộ dân.

Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Hà Nội kiểm tra hiện trường vụ cháy ở Trung Kính

Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Hà Nội kiểm tra hiện trường vụ cháy ở Trung Kính

VOV.VN - Trao đổi với lãnh đạo địa phương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các lực lượng chức năng thành phố, cấp ủy, chính quyền quận, phường tập trung cứu chữa người bị thương và khắc phục hậu quả; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ kịp thời, tốt nhất cho các hộ dân.

Thủ tướng Chính phủ ra công điện sau vụ cháy làm 14 người tử vong ở Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ ra công điện sau vụ cháy làm 14 người tử vong ở Hà Nội

VOV.VN - Công điện của Thủ tướng yêu cầu rà soát lại các quy định của pháp luật và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy liên quan đến việc kinh doanh, cho thuê trọ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2024.

Thủ tướng Chính phủ ra công điện sau vụ cháy làm 14 người tử vong ở Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ ra công điện sau vụ cháy làm 14 người tử vong ở Hà Nội

VOV.VN - Công điện của Thủ tướng yêu cầu rà soát lại các quy định của pháp luật và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy liên quan đến việc kinh doanh, cho thuê trọ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2024.

6 nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính đang cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải
6 nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính đang cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải

VOV.VN - TS.BS Bùi Sỹ Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải cho biết, tính đến 9h cùng ngày số bệnh nhân nhập viện tăng lên 6 người. Trong đó có 4 người lớn và 2 trẻ nhỏ.

6 nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính đang cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải

6 nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính đang cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải

VOV.VN - TS.BS Bùi Sỹ Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải cho biết, tính đến 9h cùng ngày số bệnh nhân nhập viện tăng lên 6 người. Trong đó có 4 người lớn và 2 trẻ nhỏ.