Thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng: Cần giảm ngay thủ tục rườm rà trong cung ứng

VOV.VN - Tình trạng thiếu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã kéo dài gần 1 năm qua, và tới nay nguồn cung vaccine tới các địa phương vẫn rất “nhỏ giọt”, trong khi nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em do thiếu vaccine ngày càng lớn.

Đây cũng là băn khoăn của PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng khi trao đổi cùng PV VOV Giao thông.

PV: Thưa ông, nguyên nhân sâu xa dẫn đến thiếu vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng gần 1 năm qua là gì?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Trước đây chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình mục tiêu y tế quốc gia, Bộ Y tế đảm nhận mua vaccine, chương trình mục tiêu sẽ chuyển kinh phí trực tiếp cho Bộ Y tế.

Nhưng hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như một số chương trình khác không còn chương trình mục tiêu y tế quốc gia nữa và nó chuyển thành chi thường xuyên, do các địa phương trực tiếp đầu tư và chi trả, trong đó có việc mua vaccine cũng như các trang thiết bị khác.

Do đó, địa phương phải tự đấu thầu, trong đó có việc đấu thầu vaccine, và thời gian qua do các địa phương chưa quen việc mua sắm, dẫn đến ách tắc không mua được vaccine. Thế thì Chính phủ cho phép Bộ Y tế tiến hành đấu thầu và bằng nguồn kinh phí của Nhà nước chuyển thẳng cho Bộ Y tế.

Ở đây cơ chế liên quan tới việc mua sắm đấu thầu thì Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ để mua vaccine cho cái chương trình tiêm chủng mở rộng, sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ.

Còn một số vaccine khác do Việt Nam tự sản xuất thì cũng có thể tiến hành mua theo hình thức đặt hàng, nhưng phải duyệt giá. Và như tôi biết lúc này, Bộ Y tế đang cùng với các bộ, ngành khác để duyệt được giá chính thức.

PV: Nếu vậy thì lúc này chúng ta vẫn phải tiếp tục chờ đợi, đồng nghĩa sẽ có những em nhỏ gia đình khó khăn chưa thể tiếp cận các loại vaccine phòng bệnh, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Chương trình tiêm chủng mở rộng thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta, của Chính phủ ta, nghĩa là tiêm chủng mà không phải trả tiền, nhưng cũng chỉ miễn phí với 10 loại vaccine hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng, còn các vaccine khác thì tiêm theo hình thức dịch vụ.

Tất nhiên trong lúc vaccine tiêm chủng mở rộng bị thiếu thì chúng ta phải tiêm vaccine dịch vụ và tất nhiên nó sẽ khó cho những gia đình kinh tế khó khăn.

Thế nên sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ thì hiện nay Bộ Y tế đã và đang vào quyết quyết liệt để tiến hành các thủ tục mua sắm để sớm có vaccine tiêm chủng cho trẻ em.

PV: Vậy theo ông, giải pháp căn cơ cho "khủng hoảng thiếu vaccine" hiện nay là gì?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Nguyên nhân thì chúng ta biết rồi, Chính phủ cũng đã chỉ đạo, Bộ Y tế và các bộ, ngành cũng đã vào cuộc một cách quyết liệt rồi, nhưng cái chính là chúng ta phải bỏ tất cả những thủ tục hành chính không cần thiết thì các thủ tục mua sắm sẽ được đẩy nhanh lên.

Bên cạnh đó thì như tôi vừa nói, có thể gia đình nào mà kinh tế có điều kiện thì chúng ta tiêm theo hình thức tiêm vaccine dịch vụ, các cơ quan của chúng ta cũng có thể liên hệ trực tiếp đến các tổ chức quốc tế để có những viện trợ vaccine, và ưu tiên vaccine đó cho những vùng khó khăn, ví dụ như tổ chức Y tế thế giới vừa qua cũng đã có những vaccine cho Việt Nam, thì đấy là những giải pháp lúc này.

Nhưng nhấn mạnh lại giải pháp căn cơ nhất vẫn là đẩy nhanh tiến độ mua sắm, đấu thầu cũng như giải quyết việc mua theo đơn đặt hàng một cách nhanh nhất.

PV: Xin cảm ơn ông.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, tỉ lệ tiêm chủng thấp do thiếu vaccine sẽ khiến các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát.

Thậm chí, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp khả năng bệnh bại liệt quay trở lại Việt Nam từ mức thấp nhất lên mức trung bình cao. Ngoài ra, Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, thành viên Hội đồng Đánh giá tiêm chủng quốc gia cảnh báo: Nếu thiếu vaccine miễn phí thì trẻ em nghèo sẽ không được hưởng lợi ích của tiêm chủng mở rộng, làm mất ý nghĩa của chương trình.

Đặc biệt, người dân nông thôn ít có khả năng phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên việc trẻ em nông thôn bị thiếu vaccine tiêm chủng là điều rất đáng lo ngại. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM lại sắp cạn vaccine tiêm chủng mở rộng
TP.HCM lại sắp cạn vaccine tiêm chủng mở rộng

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM cho biết, nguồn vaccine thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng tại TP đang cạn dần, dự báo chỉ đủ tiêm trong 2 tuần nữa.

TP.HCM lại sắp cạn vaccine tiêm chủng mở rộng

TP.HCM lại sắp cạn vaccine tiêm chủng mở rộng

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM cho biết, nguồn vaccine thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng tại TP đang cạn dần, dự báo chỉ đủ tiêm trong 2 tuần nữa.

Thiếu vaccine tiêm chủng, trẻ đối diện nguy cơ gì?
Thiếu vaccine tiêm chủng, trẻ đối diện nguy cơ gì?

VOV.VN - Đã hơn 1 năm nay, tình trạng thiếu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia  xảy ra ở tất cả các địa phương trong cả nước dù Chính phủ đã có những chỉ đạo nhằm đôn đốc, tháo gỡ. Song, đến giờ này, hàng triệu trẻ vẫn chưa được tiêm phòng do thiếu nhiều loại vaccine tiêm phòng.

Thiếu vaccine tiêm chủng, trẻ đối diện nguy cơ gì?

Thiếu vaccine tiêm chủng, trẻ đối diện nguy cơ gì?

VOV.VN - Đã hơn 1 năm nay, tình trạng thiếu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia  xảy ra ở tất cả các địa phương trong cả nước dù Chính phủ đã có những chỉ đạo nhằm đôn đốc, tháo gỡ. Song, đến giờ này, hàng triệu trẻ vẫn chưa được tiêm phòng do thiếu nhiều loại vaccine tiêm phòng.

Vì sao cần tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ?
Vì sao cần tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ?

VOV.VN - Đa số trẻ em Việt Nam đều đã được tiêm ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt bằng các vaccine phối hợp trong hai năm đầu đời. Tuy nhiên, những mũi vaccine cơ bản sẽ không thể bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm này suốt đời.

Vì sao cần tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ?

Vì sao cần tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ?

VOV.VN - Đa số trẻ em Việt Nam đều đã được tiêm ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt bằng các vaccine phối hợp trong hai năm đầu đời. Tuy nhiên, những mũi vaccine cơ bản sẽ không thể bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm này suốt đời.

Đẩy lùi bắt nạt trên mạng: Hãy cho trẻ tiếp nhận “vaccine số"
Đẩy lùi bắt nạt trên mạng: Hãy cho trẻ tiếp nhận “vaccine số"

VOV.VN - Cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. 21% những người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối.

Đẩy lùi bắt nạt trên mạng: Hãy cho trẻ tiếp nhận “vaccine số"

Đẩy lùi bắt nạt trên mạng: Hãy cho trẻ tiếp nhận “vaccine số"

VOV.VN - Cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. 21% những người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối.

Cách phòng bệnh Whitmore khi chưa có vaccine
Cách phòng bệnh Whitmore khi chưa có vaccine

VOV.VN - Bệnh Whitmore xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Cách phòng bệnh Whitmore khi chưa có vaccine

Cách phòng bệnh Whitmore khi chưa có vaccine

VOV.VN - Bệnh Whitmore xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.