Đề nghị cơ cấu Phó Chủ tịch MTTQ các cấp tham gia cấp ủy

VOV.VN - Đại diện MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho rằng, cần cơ cấu Phó Chủ tịch MTTQ các cấp tham gia cấp ủy các cấp để tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đối với MTTQ trong hoạt động giám sát, phản biện.

Ngày 25/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chủ trì Hội thảo có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Hiến pháp còn thiếu cơ chế để giám sát, phản biện xã hội hiệu quả

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu nhấn mạnh, công tác giám sát, phản biện xã hội là hoạt động đặc thù, mang tính nhân dân, tính xã hội rộng rãi, là phương thức để Nhân dân góp sức, hiến kế với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, quyết sách, là hoạt động quan trọng nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái trong Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

“Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận và khẳng định rõ vai trò của MTTQ trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội. Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân”. Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức… chịu sự giám sát của Nhân dân”.

Từ Hiến pháp năm 2013, các Văn kiện Đại hội Đảng khẳng định và nhấn mạnh rất rõ yêu cầu phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân.” - ông Lê Tiến Châu nói.

Kể từ khi Bộ Chính trị khóa XI ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành cơ chế, bố trí cán bộ, kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội so với giai đoạn trước.

Tuy nhiên, ông Lê Tiến Châu cũng cho rằng, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền và kể cả một số cán bộ trực tiếp làm công tác giám sát, phản biện xã hội còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất, chưa đúng bản chất của hoạt động giám sát, phản biện xã hội, đôi khi, chưa phân biệt được về chủ thể, nội dung, tính chất giữa giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và giám sát của MTTQ Việt Nam,…

Hiến pháp năm 2013, chủ trương của Đảng, Nhà nước rất rõ ràng, đầy đủ nhưng thiếu nhiều cơ chế thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Kiến nghị ban hành Luật Giám sát và phản biện xã hội

Đưa ra giải pháp để nâng cao hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật cho rằng, cần tiếp tục nâng cao nhận thức tư tưởng trong hệ thống chính trị, trong xã hội về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội trong giai đoạn hiện nay.

“Kiến nghị Nhà nước ban hành Luật giám sát và phản biện xã hội, Luật giám sát của Nhân dân. Trong đó quy định mở rộng chủ thể của Mặt trận Tổ quốc là các tổ chức thành viên và Nhân dân tham gia giám sát” - ông Đỗ Duy Thường nói.

Cũng theo ông Đỗ Duy Thường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần chủ động, chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức, chính quyền xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hàng năm.

Đặc biệt trong quá trình hoạt động giám sát, Mặt trận các cấp phải huy động sự tham gia của nhân dân, đoàn viên, hội viên, phóng viên của các cơ quan truyền thông nhà nước, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hoạt động giám sát.

Tận dụng vị thế chính trị của chức danh Chủ tịch UBTƯ MTTQ

Đồng quan điểm với ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng, cần đánh giá lại lực lượng của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp để từ đó xây dựng các chương trình giám sát, phản biện xã hội một cách thực chất, không hình thức; vận dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam và tận dụng vị thế chính trị của chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam vào các hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Nêu ra đề xuất về số lượng các chương trình giám sát và cách làm, ông Nguyễn Văn Pha cho rằng, cần xác định các chương trình triển khai sao cho vừa sức, không dàn trải, lấy chất lượng làm chính. Theo đó, ở cấp Trung ương mỗi năm chỉ triển khi 2 - 3 chương trình giám sát; Cấp tỉnh triển khai 1 - 2 chương trình/năm; Cấp huyện: 01 chương trình/năm; Cấp xã: tập trung hướng dẫn chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát.

“Mặt trận cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ vào tình hình thực tế mỗi địa phương để lựa chọn nội dung giám sát cho phù hợp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ định hướng chứ không áp đặt” - ông Nguyễn Văn Pha nêu rõ.

Đối với hoạt động phản biện xã hội, ông Nguyễn Văn Pha cho rằng, cần cải tiến nội dung và hình thức phản biện xã hội như lâu nay vẫn làm - chủ yếu là hình thức hội nghị, tăng cường các hình thức lấy ý kiến dưới dạng tham vấn công chúng, tham vấn chuyên gia để nội dung phản biện thực sự phản ánh hơi thở của cuộc sống chứ không phải sản phẩm của phòng lạnh.

Cơ cấu để Phó Chủ tịch MTTQ các cấp tham gia cấp ủy

“Cần chú trọng trong việc chọn nhân sự để thực hiện thí điểm mô hình Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp Tỉnh; thí điểm mô hình Phó bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch MTTQ các cấp; đồng thời có cơ cấu Phó Chủ tịch MTTQ các cấp tham gia cấp ủy các cấp để tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đối với MTTQ” - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân đề nghị.

Ông Đàm Văn Huân cho rằng, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về công tác giám sát, phản biện xã hội, trong đó cấp ủy các cấp cần có quy định cụ thể về quy chế làm việc giữa cấp ủy với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về công tác giám sát, phản biện xã hội; có Nghị quyết về công tác lãnh đạo chỉ đạo chính quyền các cấp tiếp thu và thực hiện các kiến nghị giám sát của mặt trận; cần thiết cụ thể hóa bằng việc xây dựng Luật giám sát, phản biện xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần phối hợp trong công tác giám sát giữa Quốc hội và MTTQ Việt Nam
Cần phối hợp trong công tác giám sát giữa Quốc hội và MTTQ Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, công tác giám sát giữa Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn còn hạn chế cần khắc phục.

Cần phối hợp trong công tác giám sát giữa Quốc hội và MTTQ Việt Nam

Cần phối hợp trong công tác giám sát giữa Quốc hội và MTTQ Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, công tác giám sát giữa Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn còn hạn chế cần khắc phục.

Phóng viên sẽ tham gia cùng MTTQ Việt Nam giám sát nạn “cát tặc”
Phóng viên sẽ tham gia cùng MTTQ Việt Nam giám sát nạn “cát tặc”

VOV.VN - MTTQ Việt Nam sẽ mời đại diện cơ quan thông tấn, báo chí tham gia đoàn giám sát tại những địa bàn mà cơ quan báo chí đó đã phản ảnh về nạn "cát tặc".

Phóng viên sẽ tham gia cùng MTTQ Việt Nam giám sát nạn “cát tặc”

Phóng viên sẽ tham gia cùng MTTQ Việt Nam giám sát nạn “cát tặc”

VOV.VN - MTTQ Việt Nam sẽ mời đại diện cơ quan thông tấn, báo chí tham gia đoàn giám sát tại những địa bàn mà cơ quan báo chí đó đã phản ảnh về nạn "cát tặc".

Phát huy vai trò giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam
Phát huy vai trò giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam

(VOV) Theo Giáo sư Lưu Văn Đạt,  cần viết lại điều 9. Phải khẳng định MTTQ  đại diện cho quyền lợi ích hợp pháp của công dân

Phát huy vai trò giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam

Phát huy vai trò giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam

(VOV) Theo Giáo sư Lưu Văn Đạt,  cần viết lại điều 9. Phải khẳng định MTTQ  đại diện cho quyền lợi ích hợp pháp của công dân