Đề nghị lùi thời hạn trình Luật Đất đai, bổ sung luật liên quan giao thông đường bộ

VOV.VN - Dự án Luật Đất đai sửa đổi lần thứ tư được đề nghị điều chỉnh, trong khi đó hai dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ được xem xét bổ sung vào chương trình.

Sáng nay 16/4, tại Phiên họp thứ 10, Uỷ ban Thường vụ quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, vẫn còn có dự án luật phải xin lùi thời hạn trình. Một số cơ quan vẫn chưa thực sự chủ động trong việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật để đề xuất đưa vào Chương trình, hồ sơ đề nghị xây dựng một số luật chất lượng chưa cao, chưa đảm bảo thời hạn theo quy định.

Nguyên nhân, theo ông Long, có tình trạng lãnh đạo một số cơ quan vẫn chưa chỉ đạo sát công tác xây dựng pháp luật; chưa tính toán kỹ về phạm vi điều chỉnh, nội dung cũng như tác động của các chính sách; chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của tổ chức pháp chế.

Theo Tờ trình, Chính phủ đề nghị đưa 15 dự án luật vào Chương trình năm 2023. Trong năm 2022, Chính phủ đề nghị điều chỉnh Chương trình với 17 dự án. Tại Kỳ họp thứ 3 sẽ bổ sung 3 dự án trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và 2 dự thảo Nghị quyết. Đồng thời bổ sung vào Chương trình cho ý kiến 3 dự án, gồm: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đáng lưu ý, Chính phủ cũng đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm Trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án luật. Thời điểm đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện dự án luật để trình Quốc hội.

Tại Kỳ họp thứ 4, bổ sung vào Chương trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp. Đồng thời bổ sung vào Chương trình thông qua 3 dự án và cho ý kiến đối với 8 dự án.

Như vậy, với việc điều chỉnh như trên, số lượng các dự án thuộc Chương trình năm 2022 sẽ là 27 dự án, tăng 14 dự án so với Chương trình đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Uỷ ban này nhận thấy, trong bối cảnh tình hình năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 có một số yếu tố đặc thù, tác động không nhỏ đến công tác lập và thực hiện Chương trình, nhất là dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, đời sống, sinh hoạt của nhân dân, tác động nhất định đến công tác xây dựng pháp luật.

Về đề nghị lùi thời điểm trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ông Hoàng Thanh Tùng cho biết Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội dự án luật nhưng không đề xuất thời hạn lùi cụ thể. Uỷ ban Pháp luật và Uỷ ban Kinh tế cho rằng, đây là dự án Luật rất cấp thiết, cần phải ban hành sớm và đã được đưa vào Chương trình từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2019), sau đó phải điều chỉnh nhiều lần, lần này là đề nghị điều chỉnh lần thứ tư.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, lý do đề nghị lùi thời hạn trình là đợi Hội nghị Trung ương 5 xem xét tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW không phải là vấn đề mới, khi Quốc hội xem xét đưa dự án vào Chương trình cũng đã cân nhắc vấn đề này. Do đó, các cơ quan của Quốc hội đề nghị chỉ nên lùi 1 kỳ để trình Quốc hội cho ý kiến về dự án luật này tại kỳ họp thứ 4 và vẫn xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp như Quốc hội đã quyết định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Đất đai 2013 bộc lộ “kẽ hở” cho “nhóm lợi ích” trục lợi, tham nhũng
Luật Đất đai 2013 bộc lộ “kẽ hở” cho “nhóm lợi ích” trục lợi, tham nhũng

VOV.VN - Nguồn lực về đất đai vẫn chưa được khai thác và phát huy đầy đủ trong Luật Đất đai 2013 để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật Đất đai 2013 bộc lộ “kẽ hở” cho “nhóm lợi ích” trục lợi, tham nhũng

Luật Đất đai 2013 bộc lộ “kẽ hở” cho “nhóm lợi ích” trục lợi, tham nhũng

VOV.VN - Nguồn lực về đất đai vẫn chưa được khai thác và phát huy đầy đủ trong Luật Đất đai 2013 để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sửa đổi một loạt nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Sửa đổi một loạt nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

VOV.VN - Bộ TN&MT đang tập trung sửa đổi 4 nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó sẽ xác định lại hàng loạt vấn đề liên quan đến đất ở, dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận và tổ chức phát triển quỹ đất...

Sửa đổi một loạt nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Sửa đổi một loạt nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

VOV.VN - Bộ TN&MT đang tập trung sửa đổi 4 nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó sẽ xác định lại hàng loạt vấn đề liên quan đến đất ở, dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận và tổ chức phát triển quỹ đất...

Dự án Luật đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận 2 lần trong năm 2022
Dự án Luật đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận 2 lần trong năm 2022

VOV.VN - Sau khi Luật đi vào thực hiện một thời gian ngắn đã bộc lộ nhiều bất cập. Do vậy, Quốc hội đã đưa Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Dự án Luật đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận 2 lần trong năm 2022

Dự án Luật đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận 2 lần trong năm 2022

VOV.VN - Sau khi Luật đi vào thực hiện một thời gian ngắn đã bộc lộ nhiều bất cập. Do vậy, Quốc hội đã đưa Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Chủ tịch Quốc hội: Chủ trương mới của Đảng về đất đai phải được cụ thể hoá bằng pháp luật
Chủ tịch Quốc hội: Chủ trương mới của Đảng về đất đai phải được cụ thể hoá bằng pháp luật

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết của Đảng rất quan trọng nhưng riêng các Nghị quyết về đất đai thì càng phải đề cao sự cẩn trọng hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội: Chủ trương mới của Đảng về đất đai phải được cụ thể hoá bằng pháp luật

Chủ tịch Quốc hội: Chủ trương mới của Đảng về đất đai phải được cụ thể hoá bằng pháp luật

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết của Đảng rất quan trọng nhưng riêng các Nghị quyết về đất đai thì càng phải đề cao sự cẩn trọng hơn nữa.