"Để thực hiện phân cấp, phân quyền phải có cơ chế kiểm soát quyền lực"

VOV.VN - “Quyền đi liền với trách nhiệm. Quyền càng cao trách nhiệm càng lớn và đây là một trong những nguyên tắc để kiểm soát quyền lực”- ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh.

Chiều 18/5, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức tiếp cuộc tọa đàm thứ 5 với chủ đề “Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền trong bộ máy Nhà nước”.

Ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì tọa đàm.

Tại tọa đàm, các ý kiến tập trung trao đổi, thảo luận, phân tích làm rõ một số vấn đề nhận thức về phân cấp, phân quyền; mối quan hệ giữa phân cấp với phân quyền; phân tích làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong thực tiễn phân cấp, phân quyền hiện nay ở Việt Nam; nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế.

Các ý kiến cũng thảo luận các điểm đặc thù trong phân cấp, phân quyền ở các mô hình tổ chức chính quyền địa phương đang được nghiên cứu hoặc thí điểm hiện nay như mô hình chính quyền đô thị; mô hình chính quyền nông thôn; mô hình chính quyền hải đảo; mô hình chính quyền đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Bên cạnh đó,các ý kiến cũng thảo luận về cơ chế kiểm soát quyền lực trong phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa Chính phủ và các bộ, ngành....

Phát biểu kết luận tọa đàm, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nêu rõ, các đại biểu tương đối thống nhất về khái niệm phân cấp, phân quyền, ủy quyền; thống nhất phân cấp theo cấp chính quyền.

Về mô hình, các ý kiến cho rằng dù chọn mô hình phân cấp, phân quyền nào đều phải phù hợp với Việt Nam. Nhiều ý kiến đề nghị chọn mô hình hỗn hợp vì Việt Nam có tập quán, tập quyền rất lâu đã ăn sâu vào văn hóa con người Việt Nam. Các ý kiến cũng nêu thực trạng về phân cấp, phân quyền hiện nay ở Việt Nam. Quy định về phân quyền ở Việt Nam đang nằm rải rác ở nhiều luật, chủ yếu là luật chuyên ngành.

“Vì sao thực hiện phân cấp, phân quyền hiện nay còn hạn chế? Một là không phân cấp tự chủ về ngân sách cho địa phương; không phân cấp tự chủ về nhân sự cho địa phương. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị ngân sách chỉ có ở Trung ương, Trung ương bảo đảm điều kiện cho địa phương”- ông Phan Đình Trạc cho biết.

Về điều kiện để thực hiện phân cấp, phân quyền, theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương, các đại biểu cho rằng cần phải tổ chức lại Chính phủ và các bộ ngành; tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương cho phù hợp; thống nhất chế độ công chức từ Trung ương tới xã, phường, thị trấn; bãi bỏ chế độ xin ý kiến, chế độ thỏa thuận, chế độ thống nhất; chuyển quản lý Nhà nước sang quản trị quốc gia; ban hành Luật trách nhiệm công vụ Nhà nước; bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, xã; phân biệt giữa chính khách và chuyên môn công vụ; phân quyền, phân cấp phù hợp với năng lực, điều kiện thực hiện; phải có cơ chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

“Quyền đi liền với trách nhiệm. Quyền càng cao trách nhiệm càng lớn và đây là một trong những nguyên tắc để kiểm soát quyền lực”

Ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh điều này, đồng thời cho biết về phương pháp thực hiện phân cấp, phân quyền, các ý kiến cho rằng, việc gì thống nhất từ Trung ương tới địa phương thì phải phân cấp rõ; cấp nào đầy đủ thông tin, năng lực thì phân quyền cho cấp đó quyết định; nên thu hẹp cấp chính quyền địa phương từ 1-2 cấp.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân
Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân

VOV.VN - Ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh: “Điều kiện để kiểm soát quyền lực cho tốt là phải công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình, trách nhiệm người đứng đầu và phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin cũng như các quyền cơ bản khác của công dân".

Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân

Muốn kiểm soát quyền lực Nhà nước, cần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân

VOV.VN - Ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh: “Điều kiện để kiểm soát quyền lực cho tốt là phải công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình, trách nhiệm người đứng đầu và phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin cũng như các quyền cơ bản khác của công dân".

Thủ tướng: Tăng cường phân cấp, phân quyền và rõ trách nhiệm trong quản lý đất đai
Thủ tướng: Tăng cường phân cấp, phân quyền và rõ trách nhiệm trong quản lý đất đai

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai theo hướng ai làm tốt hơn thì giao nhiệm vụ, cá thể hóa trách nhiệm, phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và đội ngũ cán bộ.

Thủ tướng: Tăng cường phân cấp, phân quyền và rõ trách nhiệm trong quản lý đất đai

Thủ tướng: Tăng cường phân cấp, phân quyền và rõ trách nhiệm trong quản lý đất đai

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai theo hướng ai làm tốt hơn thì giao nhiệm vụ, cá thể hóa trách nhiệm, phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và đội ngũ cán bộ.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước.