Đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung Nội quy Kỳ họp Quốc hội

VOV.VN - Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi, trong đó đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Nội quy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Sáng 25/7, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban soạn thảo Dự thảo Nghị quyết Ban hành nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết này. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng Ban soạn thảo cùng Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà chủ trì Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng Ban soạn thảo cho biết, thực hiện các Quyết định, Nghị quyết, Kế hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẩn trương chỉ đạo việc tiến hành tổng kết, đánh giá, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong việc thi hành các quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2015, đồng thời thành lập Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung nội quy kỳ họp Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường làm Trưởng Ban soạn thảo.

Ban soạn thảo đã giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi, trong đó đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Nội quy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về các nội dung trọng tâm của dự thảo Nghị quyết như: tên gọi của văn bản; quy định thời hạn gửi tài liệu chính thức của kỳ họp đến đại biểu Quốc hội; việc bổ sung quy định không trình bày tờ trình, báo cáo tại một số phiên toàn thể nhằm tiết kiệm thời gian kỳ họp, đại biểu Quốc hội có thêm thời gian phát biểu, tranh luận; biểu quyết hỗn hợp; quy trình, thủ tục xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội; xung đột pháp luật giữa các văn bản quy phạm pháp luật…

Đối với tên gọi của văn bản, một số đại biểu cho rằng, nên gọi là luật về trình tự, thủ tục tiến hành Kỳ họp Quốc hội thay vì Nội quy kỳ. Bởi, nội quy là quy định nội bộ để bảo đảm trật tự, kỷ cương, mọi người tham gia một tổ chức, cơ quan phải tuân thủ đúng quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của mình, còn trình tự, thủ tục ở văn bản khác. Nội quy Kỳ họp Quốc hội là các quy định có tính nội bộ của Quốc hội. Cách viết trong dự thảo trên cơ sở chính sửa tử bản Nội quy cũ, mang nặng tính quy chế, gần giống như Luật về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động của Quốc hội, hoặc Quy chế làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp chứ không phải là nội quy.

Theo kinh nghiệm hoạt động nghị viện các nước, Nghị viện các nước thường có luật riêng về hoạt động của Quốc hội (gọi là Nội quy nghị viện hay Luật về nghị viện), đó là luật nội bộ với vai trò rất quan trọng, chủ yếu quy định về trình tự, thủ tục làm việc của nghị viện.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà cho rằng cách sắp xếp chức danh trong dự thảo Nghị quyết cần bám sát Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, tránh việc sắp xếp không đúng thứ tự, không nhất quán. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng cần quy định rõ ràng, chi tiết về yêu cầu trang phục của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp để đảm bảo tính trang nghiêm của nghị trường; quy định rõ các cơ quan truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc, Lễ bế mạc và các phiên họp quan trọng.

Về quy định thời hạn gửi tài liệu chính thức của kỳ họp đến đại biểu Quốc hội, có ý kiến để nghị sửa quy định thời hạn chậm nhất là 15 ngày trước khi khai mục đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 5 ngày trước khi khai mục kỳ họp đối với kỳ họp bất thường, trừ trường hợp tài liệu đặc biệt theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu cùng một số đại biểu cho rằng cần phân tích rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là nguyên nhân từ quy trình chính sách để có biện pháp tổng thể khắc phục bất cập trong việc chậm gửi tài liệu đến các đại biểu Quốc hội.

Đối với việc biểu quyết, để bảo đảm tính pháp lý, một số đại biểu đề nghị nội quy hóa bằng cách quy định bổ sung hình thức biểu quyết hỗn hợp giữa biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu cho rằng, áp dụng hình thức này chỉ trong trường hợp bất khả kháng vì trên thực tế, việc áp dụng hình thức biểu quyết bằng giơ tay chỉ trong những trường hợp xác định vấn đề có sự đồng thuận cao. Những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau cần biểu quyết thống nhất bằng hình thức biểu quyết điện tử để xác định chính xác số lượng tán thành, không tán thành, không biểu quyết.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các hình thức biểu quyết khác nhau và mức độ công khai việc biểu quyết của mỗi đại biểu khác nhau sẽ khó bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động của Quốc hội. Do đó, việc sử dụng hình thức hỗn hợp này chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp bất khả kháng để bảo đảm quyền được biểu quyết của đại biểu Quốc hội.

Kết luận nội dung tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm của các đại biểu, chuyên gia. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết bảo đảm chất lượng, tiến độ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 14 tháng 8/2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khắc phục tình trạng quyết sách đúng-trúng nhưng triển khai chậm, kém hiệu quả
Khắc phục tình trạng quyết sách đúng-trúng nhưng triển khai chậm, kém hiệu quả

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các luật, nghị quyết vừa được thông qua; khắc phục tình trạng quyết sách đúng nhưng triển khai chậm, kém hiệu quả.

Khắc phục tình trạng quyết sách đúng-trúng nhưng triển khai chậm, kém hiệu quả

Khắc phục tình trạng quyết sách đúng-trúng nhưng triển khai chậm, kém hiệu quả

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các luật, nghị quyết vừa được thông qua; khắc phục tình trạng quyết sách đúng nhưng triển khai chậm, kém hiệu quả.

Những quyết sách lớn được Quốc hội thông qua cần phải đi ngay vào cuộc sống
Những quyết sách lớn được Quốc hội thông qua cần phải đi ngay vào cuộc sống

VOV.VN - Đây là đánh giá chung của nhiều đại biểu sau kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV vừa khép lại với nhiều điểm mới đặc biệt.

Những quyết sách lớn được Quốc hội thông qua cần phải đi ngay vào cuộc sống

Những quyết sách lớn được Quốc hội thông qua cần phải đi ngay vào cuộc sống

VOV.VN - Đây là đánh giá chung của nhiều đại biểu sau kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV vừa khép lại với nhiều điểm mới đặc biệt.

Cuộc giám sát tối cao “chưa có tiền lệ” của Quốc hội
Cuộc giám sát tối cao “chưa có tiền lệ” của Quốc hội

VOV.VN - Những “điểm nghẽn” khiến việc thực hiện Luật Quy hoạch trầy trật đã được nhận diện rõ, các giải pháp cấp bách trước mắt cũng như trung và dài hạn được định hình. Kết quả đó nhờ cuộc giám sát trúng, kịp thời và thẳng thắn của Quốc hội.

Cuộc giám sát tối cao “chưa có tiền lệ” của Quốc hội

Cuộc giám sát tối cao “chưa có tiền lệ” của Quốc hội

VOV.VN - Những “điểm nghẽn” khiến việc thực hiện Luật Quy hoạch trầy trật đã được nhận diện rõ, các giải pháp cấp bách trước mắt cũng như trung và dài hạn được định hình. Kết quả đó nhờ cuộc giám sát trúng, kịp thời và thẳng thắn của Quốc hội.