để không lỡ nhịp

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Quyết sách kịp thời để không "lỡ nhịp"

VOV.VN - Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 với chủ đề “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” diễn ra cả ngày chủ nhật, 5/12, nhằm có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách phục hồi kinh tế - xã hội.

Sự kiện do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm KHXN Việt Nam tổ chức. Điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong – Hà Nội và trực tuyến tới nhiều điểm cầu trong và ngoài nước với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam, hơn 20 chuyên gia thảo luận về nhiều nội dung quan trọng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát khai mạc, tham dự Tọa đàm cấp cao và phát biểu kết luận, bế mạc diễn đàn.

Diễn đàn được chia thành 2 phiên. Phiên toàn thể buổi sáng là Tọa đàm cấp cao với chủ đề “Một số gợi ý đối với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”. Phiên buổi chiều gồm 2 chuyên đề: “Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế” và “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế”.

Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Thông tin tới báo chí, đại diện cơ quan của Quốc hội cho biết, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần này mở rộng về nội dung, quy mô, không chỉ về các vấn đề kinh tế, mà còn đề cập sâu sắc về các vấn đề xã hội, môi trường.

Một trong những trọng tâm của Diễn đàn là đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021; các chính sách đã thực hiện để ứng phó đối với dịch COVID-19 và kết quả.

Qua thảo luận làm rõ bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch COVID-19 với biến thể, biến chủng mới; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của COVID-19; xu hướng sản xuất, kinh doanh thay đổi do tác động của dịch bệnh; nghiên cứu các chính sách ứng phó với dịch COVID-19 đã được thực hiện trên thế giới, hiệu quả và những rủi ro đi kèm, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

Diễn đàn cũng nhằm đưa ra các gợi ý về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, sự phối hợp giữa các chính sách nhằm hỗ trợ Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội (đối tượng, phạm vi, quy mô…); huy động và sử dụng tối đa, đồng bộ, hiệu quả nguồn lực; thực hiện linh hoạt, phù hợp, tận dụng tối đa những dư địa của của nền kinh tế; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế thực hiện cụ thể với nguồn lực kèm theo.

Bên cạnh đó là đề xuất giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các chính sách tác động ngay, một số chính sách dài hạn tác động đến động lực tăng trưởng nền kinh tế, cũng như xuất khẩu, tiêu dùng nội địa và một số ngành, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên… gắn kết hữu cơ với giải quyết các vấn đề xã hội.

Chính sách hỗ trợ phải đủ lớn, đủ rộng, đủ dài

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 liên tục diễn biến phức tạp, kéo dài đã tác động nặng nề, toàn diện đến hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.

Các quốc gia đã triển khai nhiều gói hỗ trợ với quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ, tăng trần nợ công, nợ Chính phủ… để có nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và chống suy thoái, phục hồi kinh tế, đồng thời tận dụng cơ hội để giải quyết những hạn chế, thách thức, cơ cấu lại nền kinh tế và phát huycác động lực tăng trưởng mới. Nhờ vậy, ngay từ đầu năm 2021, các nền kinh tế lớn có xu hướng phục hồi nhanh trở lại.

Trong nước, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội…Với kịch bản dự báo khả quan nhất, nếu không có các chính sách, giải pháp quyết liệt, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 có thể thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Nền kinh tế sẽ đối mặt với không ít rủi ro, thách thức về kiểm soát gia tăng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, lao động việc làm, an sinh xã hội, an ninh, trật tự xã hội bị tác động tiêu cực,…

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh nhưng quy mô các chính sách hỗ trợ còn chưa đủ lớn. Các chính sách đã ban hành chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp, chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực đủ mạnh để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và phía cầu của nền kinh tế.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế sẽ không thể sớm phục hồi và tăng tốc. Từ đó, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu hằng năm, 5 năm, 10 năm, làm suy yếu thành quả, nỗ lực của cả đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới.

Chủ đề của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sẽ tập trung vào “Phục hồi và phát triển bền vững”, nhằm có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, khẳng định Quốc hội tiếp tục chủ động, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phục hồi và phát triển của thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế

VOV.VN - Thông qua Diễn đàn sẽ có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và không “lỡ nhịp” xu thế phát triển của thế giới.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế

VOV.VN - Thông qua Diễn đàn sẽ có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và không “lỡ nhịp” xu thế phát triển của thế giới.

“Không sớm hỗ trợ thì doanh nghiệp khoẻ cũng có thể “hy sinh”
“Không sớm hỗ trợ thì doanh nghiệp khoẻ cũng có thể “hy sinh”

VOV.VN - Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội cần đủ lớn và có trọng tâm, trọng điểm. Theo chuyên gia, trước hết cần hướng vào doanh nghiệp vì “doanh nghiệp cầm cự đến giai đoạn này cũng oải lắm rồi”.

“Không sớm hỗ trợ thì doanh nghiệp khoẻ cũng có thể “hy sinh”

“Không sớm hỗ trợ thì doanh nghiệp khoẻ cũng có thể “hy sinh”

VOV.VN - Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội cần đủ lớn và có trọng tâm, trọng điểm. Theo chuyên gia, trước hết cần hướng vào doanh nghiệp vì “doanh nghiệp cầm cự đến giai đoạn này cũng oải lắm rồi”.

Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội
Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, không nên đưa ra các chính sách giúp phục hồi kinh tế ngắn hạn, trước mắt, nhưng gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.

Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội

Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, không nên đưa ra các chính sách giúp phục hồi kinh tế ngắn hạn, trước mắt, nhưng gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.