Chợ 4.0 và câu chuyện chuyển đổi số tại Hải Phòng

VOV.VN - Mô hình thanh toán "không dùng tiền mặt” đã được thực hiện tại một số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành thói quen của người dân trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế số và tạo nền móng chuyển đổi số toàn diện tại Hải Phòng.

Chợ Lương Văn Can (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền) là một trong 6 chợ tại Hải Phòng triển khai thí điểm mô hình “Chợ 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt”. Người dân có thể mua bán mọi mặt hàng tại chợ bằng cách quét mã QR hoặc chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money một cách nhanh chóng, thuận tiện. Chỉ với 1 chiếc điện thoại trên tay, thậm chí không cần đến smartphone hay kết nối internet, người dân không còn những trở ngại như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa...

Anh Trần Đức Tâm, (phường Cầu Đất) cho biết: “Khi sử dụng ứng dụng này, nó thuận tiện hơn, mình không mang tiền mặt thì vẫn có thể thanh toán được. Cũng tránh được những rủi ro, mua sắm thuận tiện hơn”.

Không chỉ chợ Lương Văn Can mà có tới 5 khu chợ khác trên địa bàn Hải Phòng hiện đã triển khai mô hình “Chợ 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt”, gồm Chợ Cát Bi, chợ Hạ Lũng (quận Hải An), chợ Quán Toan, chợ Tam Bạc (quận Hồng Bàng) và chợ Cát Bà (huyện Cát Hải). Đây đều là những chợ dân sinh có từ lâu đời; khách hàng và tiểu thương thuộc nhiều tầng lớp, nghề nghiệp, độ tuổi. Những tưởng việc triển khai mô hình “Chợ 4.0” sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng theo các tiểu thương và khách hàng thì việc này “không khó như vẫn tưởng”.

Bà Vũ Thị Việt, tiểu thương tại chợ Quán Toan (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) năm nay đã 70 tuổi vẫn hướng dẫn khách hàng thanh toán trực tuyến: “Giờ bà con đi chợ người ta cũng có cầm tiền đâu, người ta dùng thẻ là nhiều. Chúng tôi thấy thanh toán bằng thẻ thế này cũng thuận tiện. Mới phổ biến thì Ban quản lý chợ cũng tập huấn cho bà con. Người nào chưa hiểu thì lại giảng giải cho người kia. Những năm trước, chị em cầm tiền đi chợ có thể xảy ra mất mát, nhầm lẫn. Dùng bằng thẻ thì thuận tiện, có máy móc hết rồi, rất thuận tiện”.

Tham gia mô hình, tiểu thương chỉ cần có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại chính chủ và sẽ được hỗ trợ tạo tài khoản để giao dịch. Các điểm kinh doanh đều được trang bị mã quét QR để khách hàng dễ dàng thanh toán.

Anh Phạm Văn Hoàng, tiểu thương tại chợ Lương Văn Can cho biết: “Là một tiểu thương, mình thấy khách hàng và bản thân mình cũng rất thoải mái và tiện lợi khi có thể quẹt thẻ trực tiếp mà không phải trả tiền mặt. Ví dụ, trước khách trả tiền, mình cứ phải chạy đi đổi (tiền để trả lại). Từ khi triển khai mô hình 4.0 này, khách không cần đưa tiền mặt, quẹt thẻ là xong ngay. Bản thân mình cũng cảm thấy rất thoải mái, vui vẻ”.

Thành phố Hải Phòng đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên cả ba lĩnh vực: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và được thực hiện đồng bộ, toàn diện tại tất cả các địa phương, ban ngành, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Chị Nguyễn Thanh Huyền, cán bộ phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) cho biết, UBND phường đã thực hiện các cuộc họp không tài liệu; chỉ trong thời gian ngắn, địa phương đã số hóa được 8 nghìn hồ sơ dữ liệu và 16.000 hồ sơ hộ tịch; tiếp nhận 4.000 hồ sơ trực tuyến cấp độ 3, 4; số hóa hàng trăm hồ sơ người có công, đối tượng chính sách…

“Với một loạt những thủ tục chuyển đổi số như vậy đã đem lại những thuận lợi, giúp công việc thuận lợi hơn, trôi chảy hơn. Đối với cán bộ, việc trả thủ tục hồ sơ nhanh gọn hơn, tiết kiệm thời gian. Đối với người dân, ngồi ở nhà cũng có thể làm các thủ tục hành chính và nhận hồ sơ qua bưu điện, tiết kiệm chi phí. Những hoạt động đó đem lại hiệu quả công việc cao hơn, giúp cán bộ và nhân dân tiếp cận công nghệ 4.0 và công việc trôi chảy hơn” - chị Nguyễn Thanh Huyền nói.

Hải Phòng cũng đang xây dựng và hoàn thiện các trung tâm dữ liệu, hình thành nền tảng điện toán đám mây dùng chung của các cơ quan nhà nước; xây dựng các ứng dụng trên nhiều nền tảng số để cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp… Đây là những nền móng cơ bản để Thành phố đột phá về chuyển đổi số, đưa chuyển đổi số trở thành động lực thúc đẩy và thực hiện khát vọng, mục tiêu phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiểu thương ở TP.Vũng Tàu chưa mặn mà với thanh toán không tiền mặt
Tiểu thương ở TP.Vũng Tàu chưa mặn mà với thanh toán không tiền mặt

VOV.VN - Sau gần 3 tháng triển khai, mô hình chợ 4.0 - tức là thanh toán không tiền mặt trên địa bàn TP. Vũng Tàu vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong muốn do nhiều tiểu thương không mấy mặn với hình thức này.

Tiểu thương ở TP.Vũng Tàu chưa mặn mà với thanh toán không tiền mặt

Tiểu thương ở TP.Vũng Tàu chưa mặn mà với thanh toán không tiền mặt

VOV.VN - Sau gần 3 tháng triển khai, mô hình chợ 4.0 - tức là thanh toán không tiền mặt trên địa bàn TP. Vũng Tàu vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong muốn do nhiều tiểu thương không mấy mặn với hình thức này.

Đà Nẵng ra mắt chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt
Đà Nẵng ra mắt chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Hôm nay (8/4), Sở Công Thương TP. Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tổ chức ra mắt mô hình Chợ 4.0.

Đà Nẵng ra mắt chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt

Đà Nẵng ra mắt chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Hôm nay (8/4), Sở Công Thương TP. Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tổ chức ra mắt mô hình Chợ 4.0.

Đại dịch thúc đẩy người dân TP.HCM thanh toán không dùng tiền mặt
Đại dịch thúc đẩy người dân TP.HCM thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen của người dân ở vùng chịu ảnh hưởng nặng nề là TP.HCM. Trong đó có thay đổi thói quen từ dùng tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt.

Đại dịch thúc đẩy người dân TP.HCM thanh toán không dùng tiền mặt

Đại dịch thúc đẩy người dân TP.HCM thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen của người dân ở vùng chịu ảnh hưởng nặng nề là TP.HCM. Trong đó có thay đổi thói quen từ dùng tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt.