"Đổi tên thành Luật Căn cước và Thẻ căn cước là cần thiết"

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng: “Việc đổi tên luật và tên thẻ như Chính phủ trình là cần thiết, phù hợp với phạm vi và để bao hàm hết đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật”.

Tiếp tục chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6, sáng 15/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn liên quan đến dự án Luật Căn cước.

Đổi tên thành Luật Căn cước là cần thiết

Liên quan tên gọi của luật, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết,  có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật; đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số, với nội dung được bổ sung bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin trong thẻ căn cước và hình thức, phương thức quản lý số tính khoa học, đại chúng, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ các đối tượng, đồng thời hỗ trợ người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia các hoạt động, giao dịch hành chính, dân sự, hoạt động xã hội tiện lợi, phù hợp với môi trường số, xã hội số.

“Việc đổi tên luật và tên thẻ như Chính phủ trình là cần thiết, phù hợp với phạm vi và để bao hàm hết đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật” – ông Lê Tấn Tới nói.

Thẻ căn cước có khả năng bảo mật cao

Trước ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi, ông Lê Tấn Tới cho biết, theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, chống lại việc làm giả thẻ.

Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ. Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập và truy xuất dữ liệu.

Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật (ISD KEY) để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật (ISD KEY).

Cũng theo ông Lê Tấn Tới, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào điểm d khoản 1 tương tự như đối với việc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện triển khai trong thực tiễn.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phân tích, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian. Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, Chính phủ đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cho giữ nội dung này như dự thảo trình Quốc hội.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác giải trình, tiếp thu, thể hiện sự thận trọng, cầu thị của các cơ quan hữu quan. Dự thảo luật đáp ứng được yêu cầu, đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Tô Lâm: Giấy tờ xe tích hợp vào định danh sẽ không phải mang theo
Bộ trưởng Tô Lâm: Giấy tờ xe tích hợp vào định danh sẽ không phải mang theo

VOV.VN - Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định một trong các giấy tờ: giấy phép lái xe, chứng nhận đăng ký xe, chứng nhận kiểm định... trong trường hợp thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước thì không phải mang theo.

Bộ trưởng Tô Lâm: Giấy tờ xe tích hợp vào định danh sẽ không phải mang theo

Bộ trưởng Tô Lâm: Giấy tờ xe tích hợp vào định danh sẽ không phải mang theo

VOV.VN - Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định một trong các giấy tờ: giấy phép lái xe, chứng nhận đăng ký xe, chứng nhận kiểm định... trong trường hợp thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước thì không phải mang theo.

Đại tướng Tô Lâm: “Không được và không thể theo dõi qua thẻ căn cước gắn chíp”
Đại tướng Tô Lâm: “Không được và không thể theo dõi qua thẻ căn cước gắn chíp”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định điều này trước Quốc hội khi báo cáo giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Căn cước, sáng 25/10.

Đại tướng Tô Lâm: “Không được và không thể theo dõi qua thẻ căn cước gắn chíp”

Đại tướng Tô Lâm: “Không được và không thể theo dõi qua thẻ căn cước gắn chíp”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định điều này trước Quốc hội khi báo cáo giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Căn cước, sáng 25/10.