Dự thảo Luật Đất đai và vấn đề chủ thể sử dụng đất

(VOV) - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp đất trong thời gian, nhưng chủ yếu là do nhiều quy định trong Luật Đất đai chưa cụ thể...

Các vấn đề liên quan đến đất đai trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi và trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến được hầu hết người dân quan tâm. Bởi đây là vấn đề thiết thực, liên quan trực tiếp đến mỗi con người. 

Không được lơ là quan điểm "đất đai là sở hữu của toàn dân"

Quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" được nêu trong dự thảo Hiến pháp nhận được sự hoan nghênh của hầu hết người dân. Bởi ai cũng nhận thức rõ, đất đai ở nước ta là thành quả dựng nước và giữ nước lâu đời của cả dân tộc. Sở hữu toàn dân đã tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận với đất đai tự do. Những thành quả do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong những năm qua đem lại là không thể phủ nhận.

Bà Hà Thị Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, quy định "đất đai là sơ hữu toàn dân" là hết sức cần thiết. Mọi người dân đều có quyền sở hữu nhưng sẽ có người đại diện và người đại diện chính là cơ quan Quốc hội, còn cơ quan hành pháp là các cơ quan quản lý về đất đai.


Bà Hà Thị Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

"Đất đai của Việt Nam cũng khác với lịch sử lãnh thổ và đất đai của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, qua bao nhiều đời đấu tranh dựng nước, giữ nước mới có được như ngày hôm nay. Ở đâu trên khắp đất nước cũng có biết bao hy sinh, xương máu của cha ông đã đổ xuống. Vì thế, không thể nói là thấy đất hoang, ra khai khẩn và chính quyền cấp quyền sử dụng thì là đất của cá nhân, nên nhất thiết đất đai phải là sở hữu toàn dân"- Bà Liên nói.

Bà Hà Thị Liên cũng cho rằng, vấn đề còn lại là phải làm thế nào để người dân hiểu được vấn đề sở hữu toàn dân và họ thấy được quyền lợi của họ trong đó: "Chính vì vậy, tôi rất hoan nghênh việc tăng thêm Chương, Điều cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này, đặc biệt là việc tăng quyền sử dụng của người nông dân đối với đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50 năm để nông dân yên tâm sản xuất".

Ông Nguyễn Kiểm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cũng nhận định, quy định đất đai là sở hữu toàn dân là cần thiết "Vì đất đai gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đất đai là xương máu của nhiều thế hệ, cho nên không được lơ là quan điểm "đất đai là sở hữu của toàn dân".

Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, Hội Nông dân đã lấy ý kiến của khoảng 30 tỉnh, thành Hội về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Đa số bà con cho rằng, dự thảo Luật lần này đã cơ bản giải quyết những thiếu sót về chính sách, những yếu kém trong tổ chức thực hiện chính sách về đất đai, dự thảo đã nêu rõ mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Dự thảo cũng đã tập trung vào nhiều vấn đề liên quan thiết thực đến nông dân, như: việc quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thẩm quyền thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân, chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…

Làm rõ chủ thể sử dụng đất

Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, ông Trần Văn Khánh, Chánh Văn phòng Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam cho rằng, trong Luật Đất đai không quy định thu tiền sử dụng đất đối với các cơ sở tôn giáo. Trong thực tiễn các nước, hầu hết các cơ sở tôn giáo liên quan đến đất đai đều bị thu tiền sử dụng. Quy định không thu tiền đất đối với các cơ sở tôn giáo thể hiện tính nhân văn của xã hội ta.

Đất đai là xương máu của nhiều thế hệ, cho nên không được lơ là quan điểm «đất đai là sở hữu của toàn dân (ảnh: KT)

Theo ông Khánh, trong thời gian vừa qua, trong các tranh chấp liên quan đến đất đai, trong đó không ít tranh chấp liên quan đến tôn giáo, thậm chí trở thành điểm nóng. "Có nhiều nguyên nhân, nhưng có nguyên nhân rất cơ bản mà trong dự thảo đề cập chưa rõ. Đó là người sử dụng, quyền sử dụng, ai là người được giao trách nhiệm chính trong các cơ sở tôn giáo để chịu trách nhiệm khi có các vấn đề liên quan đến việc thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng. Trong mục 4, Điều 5 dự thảo quy định về người sử dụng đất: "Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo" như vậy chưa rõ. Vì chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường… không phải là chủ thể giao đất. Vậy dự thảo cần nói rõ người sử dụng, đại diện cơ sở sử dụng là ai?"- ông Khánh đề nghị.

Một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm trong dự thảo Luật Đất đai lần này là về mức hạn điền. Bà Hà Thị Liên băn khoăn rằng, nếu nâng mức hạn điền cho những cá nhân, tổ chức sử dụng lên là 20ha (đối với phía Bắc) và 30ha (đối với phía Nam) liệu có quá cao?

"Ngay từ những năm 1992-1998, tôi còn là đại biểu Quốc hội, khi đi giám sát ở trong phía Nam và thấy tỷ lệ làm thuê đã khá cao. Bởi nhận thức của nhiều người còn hạn chế, họ bán đất và chuyển quyền sử dụng để đi làm thuê. Hạn điền thấp như vậy mà còn có nhiều người đi làm thuê, vậy thì đến nay, với lượng người ngày càng đông, nước ta lại không có nhiều đất, như vậy nếu nâng hạn điền lên 20 ha và 30ha cho một tổ chức, cá nhân thì e rằng đội quân đi làm thuê và vô gia cư có lẽ sẽ tăng lên gấp nhiều. Cũng có thể khi một doanh nghiệp, tổ chức họ có diện tích đất để phát triển kinh tế, lợi ích kinh tế tăng lên nhiều, nhưng ý nghĩa xã hội chưa hẳn đã  tốt. Vì thế nên cân nhắc lại mức hạn điền như trong dự thảo để cân đối giữa ý nghĩa kinh tế và xã hội"- Bà Liên nói.

Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thì cho rằng, mặc dù dự thảo Luật có nhiều nội dung cụ thể, nhưng vẫn còn một số quy định chưa rõ về chế tài xử lý. Các điều, khoản về thu hồi đất do vi phạm Luật Đất đai vẫn chưa giải quyết được tình trạng sử dụng đất đai lãng phí như thời gian vừa qua, như việc dùng đất đai cho khu công nghiệp, cho sân gôn, diện tích đất lúa khi chuyển đổi mục đích sử dụng, đặc biệt là số dự án treo rất cao… "Một điểm nữa là đất của nông lâm trường hiện nay đang quản lý quốc doanh, đất rừng, đất nông nghiệp thu hồi… còn rất lãng phí, bị bỏ hoang, thì cần đưa ra chế tài xử lý thế nào cho dứt điểm"- ông Lượng đề nghị.

Ông Nguyễn Duy Lượng cũng cho rằng, vai trò giám sát quản lý sử dụng đất của người dân cũng như của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên cần được quy định rõ. Giám sát đất đai bằng cách trực tiếp công khai các thông tin đến người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, người dân có thể trực tiếp kiến nghị với cơ quan chức năng hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, HĐND, thông qua MTTQ hoặc các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đại diện cho cấp mình.

"Cần có cơ chế chính sách để Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia giám sát, coi đây là quyền hạn và trách nhiệm của mình. Qua đó mới đảm bảo việc thực hiện được các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, góp phần mở rộng dân chủ"- ông Lượng nói.

Cùng với đó, cần cung cấp rõ người dân có quyền được thông tin về quản lý, sử dụng đất đai của địa phương như giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án đền bù tái định cư, việc giải quyết vi phạm pháp luật về đất đai. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn giải đáp các thắc mắc về thủ tục hành chính về đất đai cho người dân bằng văn bản.

"Vừa qua có tình trạng địa phương nào cũng có quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng từng thời kỳ, từng giai đoạn. Khi hết thời kỳ, giai đoạn đó thì Thủ tướng chính phủ lại phê duyệt lại. Nhưng khi đang triển khai các quyết định này thì các cấp chính quyền địa phương cũng không làm đúng theo quy hoạch, tùy tiện chuyển đổi mục đích. Cho nên trong sửa đổi Luật Đất đai lần này cũng đề cập rất rõ hoặc phải có những văn bản cụ thể. Ví dụ dự án 3,8 triệu ha lúa nằm ở tỉnh nào, diện tích bao nhiêu và Thủ tướng quy định rồi mà khi địa phương có dự án về kinh tế xã hội ở địa phương, thì Thủ tướng cho phép mới được chuyển đổi …"- ông Lương đề nghị.

Cũng như đa số ý kiến khi góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bà Hà Thị Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng bày tỏ băn khoăn việc đưa ra lấy ý kiến đồng thời dự thảo Luật Đất đai và dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ khó có sự thống nhất về các quy định trong các văn bản luật này. Hiến pháp là đạo luật cao nhất của một nước, những Luật khác cần phải thống nhất với quy định trong Hiến pháp.

Bà Liên cho rằng, "Mục 3, Điều 58 của Hiến pháp quy định «Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội». Trong khi đang có rất nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này, người thì cho rằng chỉ nên thu hồi trong trường hợp vì lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, hoặc các dự án phúc lợi xã hội còn các trường hợp khác thì cần trưng mua, cũng có ý kiến đồng tình với quy định này trong Hiến pháp. Trong khi Hiến pháp chưa quyết định có sửa đổi nội dung này hay không mà đưa dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ra lấy ý kiến thì sẽ không có sự thống nhất, đồng bộ giữa Hiến pháp và Luật Đất đai"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai
Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai

(VOV) -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Việc lấy ý kiến nhân dân về bộ luật này phải đảm bảo tinh thần dân chủ, công khai, khoa học.

Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai

Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai

(VOV) -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Việc lấy ý kiến nhân dân về bộ luật này phải đảm bảo tinh thần dân chủ, công khai, khoa học.

Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp
Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp

(VOV) - Theo nhiều ý kiến, nguyên nhân của khiếu kiện về đất đai là do giữa Hiến pháp với Luật Đất đai có nhiều quy định chưa thống nhất...

Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp

Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp

(VOV) - Theo nhiều ý kiến, nguyên nhân của khiếu kiện về đất đai là do giữa Hiến pháp với Luật Đất đai có nhiều quy định chưa thống nhất...

Khởi tố vụ giết người thân vì mâu thuẫn đất đai
Khởi tố vụ giết người thân vì mâu thuẫn đất đai

(VOV) -Lợi dụng lúc đêm khuya, 2 đối thượng đã giết chết ông Lê Thế Tụy và chém trọng thương mẹ của ông Tụy.

Khởi tố vụ giết người thân vì mâu thuẫn đất đai

Khởi tố vụ giết người thân vì mâu thuẫn đất đai

(VOV) -Lợi dụng lúc đêm khuya, 2 đối thượng đã giết chết ông Lê Thế Tụy và chém trọng thương mẹ của ông Tụy.

Lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)
Lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)

(VOV) -Sáng 28/2, Bộ TN-MT tổ chức họp báo về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)

Lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)

(VOV) -Sáng 28/2, Bộ TN-MT tổ chức họp báo về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Hội nghị góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi
Hội nghị góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi

(VOV) -Những vấn đề về môi trường, không gian sống cần thiết phải quy định rõ trong luật.

Hội nghị góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Hội nghị góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi

(VOV) -Những vấn đề về môi trường, không gian sống cần thiết phải quy định rõ trong luật.

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người
Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

(VOV) - Theo ông Vũ Mão, quy định trong Hiến pháp sửa đổi làm cho tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và cùng phát triển...

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

(VOV) - Theo ông Vũ Mão, quy định trong Hiến pháp sửa đổi làm cho tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và cùng phát triển...