Dựa vào dân để chống tham nhũng: Đừng hô hào chung chung

VOV.VN - Các kênh để người dân có thể phản ánh hiện có là chưa đủ, cần tạo cơ chế để người dân cung cấp thông tin một cách dễ dàng hơn.

Trong nhóm giải pháp để kiểm soát quyền lực, đấu tranh chống hiện tượng suy thoái, biến chất, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII có nhấn mạnh đến giải pháp phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân, dựa vào nhân dân.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIII đánh giá đây là một trong những điều kiện tiên quyết để đấu tranh chống tham nhũng và suy thoái biến chất.

Tuy nhiên, những kênh để người dân có thể phản ánh mà chúng ta có hiện nay là chưa đủ.

Ông Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIII

PV: Trong 30 năm đổi mới, qua các kỳ Đại hội, Đảng ta nhận thấy vấn đề suy thoái đạo đức, tham nhũng ngày càng gia tăng. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính?

Ông Lê Minh Thông: Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhìn nhận và xác định nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đáng chú ý nhất chính là cơ chế kiểm soát, cơ chế xử lý sai phạm chưa ổn. Hầu hết các vụ việc tham nhũng, lãng phí là do báo chí, công luận phát hiện, chứ các cơ quan có trách nhiệm, có thẩm quyền chưa thực sự phát hiện được. Tính chủ động của các cơ quan có trách nhiệm cần được phát huy nhiều hơn nữa.

Một nguyên nhân nữa là, khi phát hiện vụ việc, vấn đề xử lý bị kéo dài, có những vụ việc cách thức xử lý chưa thỏa mãn được mong muốn của xã hội. Việc xử lý chưa thật sự nghiêm minh, chưa truy tận gốc nguyên nhân, cội nguồn của các vi phạm nên nhân dân chưa đồng tình.

Tình trạng suy thoái không chỉ ở một cá nhân mà có liên quan đến nhiều cá nhân. Trong khi chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc truy cứu một hành vi, một hiện tượng; còn những cá nhân liên quan khác chưa được xử lý một cách rốt ráo.

Bên cạnh đó, mức độ xử lý đối với những cá nhân suy thoái biến chất, những hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí cũng chưa thực sự nghiêm khắc, làm cho quan chức nhờn.

PV: Như ông vừa nói, quá trình xử lý chưa nghiêm, kéo dài dẫn tới tình trạng “nhờn thuốc”. Theo ông vướng mắc nằm ở đâu?

Ông Lê Minh Thông: Có nhiều nguyên do khiến quá trình xử lý các vụ vi phạm bị kéo dài, trong đó có lý do về cơ chế, về những quy định, quy trình, phải qua rất nhiều công đoạn. Như trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng, chúng ta không có đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý hành vi của người đã về hưu gây hậu quả nghiêm trọng khi còn đương chức.

Do đặc thù nước ta là nước pháp quyền, xử lý mọi hành vi phải tuân theo pháp luật. Do vậy, khi không có cơ chế, thủ tục rườm rà, thiếu nhiều quy định khiến cho quá trình giải quyết bị cản trở, kéo dài.

Thêm vào đó, cách thức chúng ta tổ chức, triển khai công việc, tổ chức các cơ quan chống tham nhũng cần phải được xem lại, cần phải chuyên nghiệp và tinh nhuệ mới có thể ứng phó được với hiện tượng rất khó phát hiện. Người tham nhũng rất khôn ngoan, họ khai thác rất kỹ các kẽ hở của luật pháp, khai thác kỹ các mối quan hệ. Nếu đội ngũ chống tham nhũng không tinh thông nghiệp vụ, không có phẩm chất chính trị tốt, không quyết liệt, đặc biệt nếu không trao đủ thẩm quyền cho họ thì rất khó xử lý.

PV: Ông có nhận xét gì về những giải pháp giám sát quyền lực mà Đảng ta đã đưa ra trong Nghị quyết TƯ 4 khóa XII?

Ông Lê Minh Thông: Nhóm 6 giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết TƯ 4 kỳ này là bước cụ thể hơn, sát hơn với thực tiễn hiện nay. Tôi nghĩ rằng, các cấp các ngành, toàn Đảng, toàn xã hội nếu triển khai nghiêm túc, hiệu quả 6 nhóm giải pháp này, chúng ta hy vọng sẽ mang lại kết quả tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại các hiện tượng suy thoái, biến chất, tham nhũng, lãng phí đang tồn tại, nhức nhối trong xã hội.

Vấn đề còn lại chỉ là việc quán triệt cho đúng và tổ chức thi hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, không ngưng nghỉ, làm đến nơi đến chốn.

Các cơ quan có trách nhiệm phải chủ động phát huy chức trách của mình không đợi báo chí, dư luận xã hội nêu lên rồi mới vào cuộc. Tức là phải xử lý một cách đồng bộ vừa chủ động thực hiện chức trách của mình theo đúng điều lệ Đảng, quy định của pháp luật, vừa chú ý lắng nghe đồng thời kịp thời phản hồi những đề xuất, kiến nghị của quần chúng nhân dân để tạo một cuộc đấu tranh tổng hợp nhiều sức mạnh, nhiều nguồn lực.

PV: Nghĩa là ông đánh giá cao giải pháp phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân?

Ông Lê Minh Thông: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sức mạnh của nhân dân không gì sánh được. Càng nghe ý kiến của nhân dân, càng tôn trọng ý kiến nhân dân, càng phát huy tối đa được sự tích cực của nhân dân thì càng hiệu quả.

Trong các nhóm giải pháp Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đưa ra, có giải pháp phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân, lắng nghe nhân dân và đi sâu vào nhân dân, dựa vào nhân dân để kiểm soát quyền lực, đấu tranh chống hiện tượng suy thoái biến chất, đây là một điều kiện tiên quyết. Thiếu nhân dân chúng ta sẽ không làm được gì.

Tập trung phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, của mỗi người dân, của mỗi tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội để thực hiện giám sát, phản biện xã hội là quan điểm nhất quán của Đảng. Vấn đề phải tổ chức thật tốt để nhân dân chủ động tham gia vào quá trình này, để lắng nghe, chắt lọc những sáng tạo, nhiệt huyết của người dân để làm nên sức mạnh của cuộc đấu tranh này.

PV: Theo ông chúng ta đã có đầy đủ các cơ chế để phát huy sự sáng tạo, nhiệt huyết của người dân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái chưa?

Ông Lê Minh Thông: Trước hết phải có cơ chế thu thập thông tin, phải có chỗ để người dân phản ánh. Hiện nay chúng ta mới chỉ hô hào, đôn đốc người dân phản ánh một cách chung chung. Chúng ta cần có một chỗ giống như bộ phận tố giác tội phạm ở Viện Kiểm sát để người dân tham gia phản ánh.

Theo tôi, những kênh để người dân có thể phản ánh mà chúng ta có hiện nay là chưa đủ, mà phải tạo điều kiện để người dân cung cấp thông tin một cách dễ dàng nhất. Thứ nữa phải tôn trọng ý kiến của người dân. Khi nhân dân đã có ý kiến, cơ quan chức năng phải có phản hồi. Việc tích cực phản hồi ý kiến của nhân dân khiến người dân tin rằng tiếng nói của họ được Đảng, Nhà nước lắng nghe.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Cán bộ tránh được cám dỗ ban đầu sau mới vượt qua cám dỗ lớn hơn"
"Cán bộ tránh được cám dỗ ban đầu sau mới vượt qua cám dỗ lớn hơn"

VOV.VN - "Không tu dưỡng, rèn luyện nên bị tha hóa, bị đồng tiền chi phối và cuối cùng là bị xã hội coi thường. Cán bộ cần nhìn vào đó để giữ mình".

"Cán bộ tránh được cám dỗ ban đầu sau mới vượt qua cám dỗ lớn hơn"

"Cán bộ tránh được cám dỗ ban đầu sau mới vượt qua cám dỗ lớn hơn"

VOV.VN - "Không tu dưỡng, rèn luyện nên bị tha hóa, bị đồng tiền chi phối và cuối cùng là bị xã hội coi thường. Cán bộ cần nhìn vào đó để giữ mình".

Ông Vũ Mão: Phê bình kém, ngại đụng chạm dẫn tới suy thoái
Ông Vũ Mão: Phê bình kém, ngại đụng chạm dẫn tới suy thoái

VOV.VN -Phê và tự phê là vấn đề cốt lõi trong xây dựng Đảng. Tuy nhiên, vì ngại đụng chạm, nể nang nên nhiều sai phạm của cán bộ, đảng viên chậm được phát hiện

Ông Vũ Mão: Phê bình kém, ngại đụng chạm dẫn tới suy thoái

Ông Vũ Mão: Phê bình kém, ngại đụng chạm dẫn tới suy thoái

VOV.VN -Phê và tự phê là vấn đề cốt lõi trong xây dựng Đảng. Tuy nhiên, vì ngại đụng chạm, nể nang nên nhiều sai phạm của cán bộ, đảng viên chậm được phát hiện

Ông Lê Quang Thưởng: “Công tác quản lý cán bộ đang có sơ hở, yếu kém“
Ông Lê Quang Thưởng: “Công tác quản lý cán bộ đang có sơ hở, yếu kém“

VOV.VN - Về hiện tượng một số cán bộ thoái hóa, biến chất sau đó trốn ra nước ngoài, theo ông Lê Quang Thưởng, công tác quản lý cán bộ đang có sơ hở, yếu kém.

Ông Lê Quang Thưởng: “Công tác quản lý cán bộ đang có sơ hở, yếu kém“

Ông Lê Quang Thưởng: “Công tác quản lý cán bộ đang có sơ hở, yếu kém“

VOV.VN - Về hiện tượng một số cán bộ thoái hóa, biến chất sau đó trốn ra nước ngoài, theo ông Lê Quang Thưởng, công tác quản lý cán bộ đang có sơ hở, yếu kém.

Bổ nhiệm người thân không đủ “đức, tài” là biểu hiện của sự lạm quyền
Bổ nhiệm người thân không đủ “đức, tài” là biểu hiện của sự lạm quyền

VOV.VN - Theo TS Nguyễn Văn Thanh, phải đặt ra cơ chế cụ thể để truy trách nhiệm những người tham nhũng quyền lực khi họ còn đương chức.

Bổ nhiệm người thân không đủ “đức, tài” là biểu hiện của sự lạm quyền

Bổ nhiệm người thân không đủ “đức, tài” là biểu hiện của sự lạm quyền

VOV.VN - Theo TS Nguyễn Văn Thanh, phải đặt ra cơ chế cụ thể để truy trách nhiệm những người tham nhũng quyền lực khi họ còn đương chức.

“Quy trình không có nghĩa gì nếu người đứng đầu không công minh”
“Quy trình không có nghĩa gì nếu người đứng đầu không công minh”

VOV.VN - Quy trình được xây dựng để hướng dẫn cho một cách làm dân chủ. Vấn đề quan trọng nhất là con người thực hiện quy trình để đảm bảo dân chủ.

“Quy trình không có nghĩa gì nếu người đứng đầu không công minh”

“Quy trình không có nghĩa gì nếu người đứng đầu không công minh”

VOV.VN - Quy trình được xây dựng để hướng dẫn cho một cách làm dân chủ. Vấn đề quan trọng nhất là con người thực hiện quy trình để đảm bảo dân chủ.

Ông Đinh La Thăng: Cán bộ không nhũng nhiễu nhưng kém thì phải loại
Ông Đinh La Thăng: Cán bộ không nhũng nhiễu nhưng kém thì phải loại

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu này, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa hồng, vừa chuyên phải được đặt lên hàng đầu.

Ông Đinh La Thăng: Cán bộ không nhũng nhiễu nhưng kém thì phải loại

Ông Đinh La Thăng: Cán bộ không nhũng nhiễu nhưng kém thì phải loại

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu này, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa hồng, vừa chuyên phải được đặt lên hàng đầu.

Kỷ luật một số cán bộ cao cấp vụ Trịnh Xuân Thanh là cấp thiết
Kỷ luật một số cán bộ cao cấp vụ Trịnh Xuân Thanh là cấp thiết

VOV.VN-Trong tình hình hiện nay, việc kỷ luật một số cán bộ có liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh là cấp thiết.

Kỷ luật một số cán bộ cao cấp vụ Trịnh Xuân Thanh là cấp thiết

Kỷ luật một số cán bộ cao cấp vụ Trịnh Xuân Thanh là cấp thiết

VOV.VN-Trong tình hình hiện nay, việc kỷ luật một số cán bộ có liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh là cấp thiết.

Công tác cán bộ: Cần có “thước chuẩn” để đánh giá cán bộ
Công tác cán bộ: Cần có “thước chuẩn” để đánh giá cán bộ

VOV.VN - Do chưa có quy chế về nhận xét, đánh giá cán bộ nên việc nhận xét, đánh giá cán bộ còn mang nặng định tính, chưa có định lượng cụ thể

Công tác cán bộ: Cần có “thước chuẩn” để đánh giá cán bộ

Công tác cán bộ: Cần có “thước chuẩn” để đánh giá cán bộ

VOV.VN - Do chưa có quy chế về nhận xét, đánh giá cán bộ nên việc nhận xét, đánh giá cán bộ còn mang nặng định tính, chưa có định lượng cụ thể

Để chữa căn bệnh suy thoái đạo đức cần có “bàn tay sắt”
Để chữa căn bệnh suy thoái đạo đức cần có “bàn tay sắt”

VOV.VN - Theo ông Vũ Mão, muốn kiểm soát được quyền lực cần có bàn tay sắt, kỷ luật nghiêm từ Trung ương trở xuống

Để chữa căn bệnh suy thoái đạo đức cần có “bàn tay sắt”

Để chữa căn bệnh suy thoái đạo đức cần có “bàn tay sắt”

VOV.VN - Theo ông Vũ Mão, muốn kiểm soát được quyền lực cần có bàn tay sắt, kỷ luật nghiêm từ Trung ương trở xuống

Cán bộ cấp cao gương mẫu tác động tích cực đến việc chống tham nhũng
Cán bộ cấp cao gương mẫu tác động tích cực đến việc chống tham nhũng

VOV.VN - Sau Hội nghị T.Ư 4 khóa XII, có thể thấy rõ sự mẫu mực ở một số cán bộ cấp cao nhất, tạo ảnh hưởng tích cực đến việc phòng chống tham nhũng

Cán bộ cấp cao gương mẫu tác động tích cực đến việc chống tham nhũng

Cán bộ cấp cao gương mẫu tác động tích cực đến việc chống tham nhũng

VOV.VN - Sau Hội nghị T.Ư 4 khóa XII, có thể thấy rõ sự mẫu mực ở một số cán bộ cấp cao nhất, tạo ảnh hưởng tích cực đến việc phòng chống tham nhũng