Trung Quốc cấm trẻ dưới 16 tuổi livestream để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần

Nhà chức trách Trung Quốc cấm trẻ vị thành niên tham gia ngành công nghiệp livestream để bảo vệ “sức khỏe thể chất và tinh thần”.

Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trong nỗ lực trấn áp livestream, ngành công nghiệp nổi lên từ năm 2020 giữa dịch Covid-19. Yêu cầu mới được 4 cơ quan, trong đó có Cục Phát thanh và Truyền hình quốc gia, Cục Không gian mạng (CAC), cùng đưa ra, đại diện cho quyết tâm bảo vệ trẻ vị thành niên trên không gian mạng.

“Các nền tảng Internet nên thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu đăng ký tên thật và cấm cung cấp dịch vụ tặng tiền (tip) của trẻ vị thành niên như nạp tiền, tặng quà, thanh toán trực tuyến. Nếu các nền tảng bị phát hiện vi phạm yêu cầu nói trên, các biện pháp như đình chỉ tính năng tip và đóng cửa dịch vụ livestream sẽ được thi hành”.

Quy định mới cũng cấm người dưới 16 tuổi livestream, trong khi người từ 16 đến 18 tuổi phải xin phép bố mẹ hoặc người bảo hộ trước khi phát sóng trực tiếp.

Nhà quản lý muốn Big Tech cải thiện và nâng cấp “chế độ tuổi trẻ”, tính năng được các hãng công nghệ triển khai năm 2021 dưới áp lực của nhà nước nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên trước tệ nạn nghiện game và nội dung không phù hợp. Các nền tảng được yêu cầu thành lập nhóm kiểm duyệt nội dung cho người trẻ tuổi và phải tắt hoạt động của người dùng trẻ sau 10 giờ tối để “bảo đảm họ có đủ thời gian nghỉ ngơi”.

Trong bối cảnh các hoạt động trực tuyến ngày càng phổ biến, nhà chức trách Trung Quốc đứng trước các vấn đề như nghiện game, nghiện mạng xã hội và chi tiêu quá tay trong không gian mạng. Chúng được xem là nguyên nhân của một số vấn đề cộng đồng. Việc siết chặt quy định trong lĩnh vực livestream tương tự với video game trước đây. Được mô tả là nguy hại đối với nhãn lực, sức khỏe tinh thần và thể chất của người trẻ, tháng 8/2021, Trung Quốc chỉ cho phép trẻ vị thành niên chơi game online 3 giờ/tuần.

Từ năm 2016, CAC giới thiệu một loạt chiến dịch Qinglang, nhằm vào “hỗn loạn trực tuyến”. Hạn chế trẻ vị thành niên tham gia livestream đã được đề cập đến trong một chiến dịch Qinglang vào tháng 7 năm ngoái song thời điểm ấy, nhà quản lý không công bố thông tin chi tiết. Quy định mới đặc biệt các công ty vận hành nền tảng livestream phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý hoạt động của người dùng trẻ tuổi, bao gồm đăng ký người dùng mới, xác thực độ tuổi, xử lý vi phạm.

Sau khi tăng gấp đôi về quy mô trong năm đầu đại dịch do mọi người mắc kẹt ở nhà chuyển sang livestream để giải trí và mua sắm, ngành công nghiệp livestream Trung Quốc đã thu hút hơn 600 triệu người dùng vào giữa năm 2021, theo hãng nghiên cứu iiMedia Research. Các nền tảng livestream thương mại điện tử phổ biến nhất Trung Quốc là Douyin của ByteDance, Taobao Live của Alibaba, trong khi Huya và Douyu là các nền tảng livestream game được ưa chuộng nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc trấn áp hành vi trốn thuế trong ngành livestream
Trung Quốc trấn áp hành vi trốn thuế trong ngành livestream

VOV.VN - Trong một văn bản công bố ngày 30/3, các cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết, sẽ tăng cường hướng dẫn quy phạm pháp luật về hành vi thu lợi từ phát trực tiếp, mạnh tay xử lý các hành vi trốn thuế trong lĩnh vực này.

Trung Quốc trấn áp hành vi trốn thuế trong ngành livestream

Trung Quốc trấn áp hành vi trốn thuế trong ngành livestream

VOV.VN - Trong một văn bản công bố ngày 30/3, các cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết, sẽ tăng cường hướng dẫn quy phạm pháp luật về hành vi thu lợi từ phát trực tiếp, mạnh tay xử lý các hành vi trốn thuế trong lĩnh vực này.

Thùy Tiên lên tiếng sau khi gây tranh cãi vì dáng ngồi kém duyên trên sóng livestream
Thùy Tiên lên tiếng sau khi gây tranh cãi vì dáng ngồi kém duyên trên sóng livestream

VOV.VN - Hoa hậu Thùy Tiên cho biết, "Tiên không hề ngồi theo kiểu gác bằng chân mà ngồi theo kiểu Hoa hậu bình thường. Nhưng do váy đã che mất một phần chân cho nên trông tổng thể có hơi kỳ cục".

Thùy Tiên lên tiếng sau khi gây tranh cãi vì dáng ngồi kém duyên trên sóng livestream

Thùy Tiên lên tiếng sau khi gây tranh cãi vì dáng ngồi kém duyên trên sóng livestream

VOV.VN - Hoa hậu Thùy Tiên cho biết, "Tiên không hề ngồi theo kiểu gác bằng chân mà ngồi theo kiểu Hoa hậu bình thường. Nhưng do váy đã che mất một phần chân cho nên trông tổng thể có hơi kỳ cục".

Nhiều người hỗ trợ Nguyễn Phương Hằng livestream bị công an mời lên làm việc
Nhiều người hỗ trợ Nguyễn Phương Hằng livestream bị công an mời lên làm việc

VOV.VN - Đây là những người đã hỗ trợ Nguyễn Phương Hằng quản lý các kênh, trang mạng xã hội cũng như lên kịch bản, khách mời trong các buổi phát trực tiếp.

Nhiều người hỗ trợ Nguyễn Phương Hằng livestream bị công an mời lên làm việc

Nhiều người hỗ trợ Nguyễn Phương Hằng livestream bị công an mời lên làm việc

VOV.VN - Đây là những người đã hỗ trợ Nguyễn Phương Hằng quản lý các kênh, trang mạng xã hội cũng như lên kịch bản, khách mời trong các buổi phát trực tiếp.