Giám sát của Quốc hội và HĐND vẫn còn hạn chế, bất cập

VOV.VN - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân thời gian qua vẫn còn hạn chế, bất cập, như chưa xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến vấn đề giám sát.

Ngày 4/4, tại TP. Cần Thơ, Ban Công tác đại biểu đã tổ chức hội nghị “Kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử” dành cho các Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại diện Thường trực HĐND, các báo cáo viên, cộng tác viên, công chức một số Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phía Nam tham dự. Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dự và chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị nhằm cung cấp cho đại biểu kiến thức tổng quan về giám sát, các kỹ năng cần thiết cho hoạt động giám sát như: Kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng chất vấn, kỹ năng giám sát chuyên đề, kỹ năng tham mưu trong hoạt động giám sát dành cho đội ngũ tham mưu giúp việc trong cơ quan dân cử. Hội nghị lần này được chia thành 2 lớp cho các đại biểu Quốc hội và đại biểu Thường trực Hội đồng Nhân dân. Đến nay, Ban Công tác đại biểu đã tổ chức 4 Hội nghị bồi dưỡng cho đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tại Hà Nội (2 cuộc), Huế và Tuyên Quang.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của toàn bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; góp phần đưa luật pháp, các Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đi vào thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân thời gian qua vẫn còn hạn chế, bất cập, như việc tham gia hoạt động giám sát của các đại biểu, chất lượng một số cuộc giám sát chưa cao; một số trường hợp, chưa xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến vấn đề giám sát, chưa xác định rõ biện pháp xử lý, chưa có chế tài phù hợp; việc theo dõi, đôn đốc, giám sát, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát có lúc, có nội dung chưa thực sự quyết liệt, nên không ít những vụ việc, vấn đề chậm được giải quyết, tiếp tục gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội.

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong đó có nội dung xây dựng và triển khai đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Quốc hội được tiến hành đồng thời trên cả 3 lĩnh vực là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thông tin đến các đại biểu về những đổi mới tại kỳ họp Quốc hội, công tác nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp, thực hiện thành công việc họp trực tuyến bao gồm cả việc chia tổ thảo luận, áp dụng biểu quyết trực tuyến bằng hệ thống điện tử. Công tác dân nguyện trước đây chỉ báo cáo tại kỳ họp của Quốc hội mỗi năm hai lần, nhưng hiện nay đã được báo cáo hằng tháng tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, các cơ quan khối nội chính, tạo ra sự chuyển biến rất tích cực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác giám sát không chỉ tập trung vào khâu thực thi pháp luật mà còn tập trung cả vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết luật.

Thông tin thêm về công tác giám sát trong năm 2022 của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành 4 giám sát chuyên đề gồm: 2 giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công tác quy hoạch"; 2 giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã".

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn sau hội nghị này, các đại biểu sẽ có những đổi mới, quyết tâm hơn, nhận thức rõ hơn và chuyển hóa thành những hành động cụ thể đối với hoạt động giám sát: "Tôi mong rằng sau hội nghị này với những kiến thức, kỹ năng thu nhận được các đại biểu sẽ có những đổi mới, quyết rậm cao hơn, nhận thức rõ hơn và chuyển hóa thành những hành động cụ thể đối với hoạt động giám sát, hỗ trợ các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử được lựa chọn vấn đề, nội dung giám sát thiết thực, hiệu quả. Thông qua giám sát để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động, và xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người đứng đầu trong thực thi công vụ"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực hiện 4 chuyên đề giám sát trong năm 2022
Thực hiện 4 chuyên đề giám sát trong năm 2022

VOV.VN - Trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành 2 cuộc giám sát tối cao về công tác quy hoạch và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; UBTVQH thực hiện 2 chuyên đề giám sát về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

Thực hiện 4 chuyên đề giám sát trong năm 2022

Thực hiện 4 chuyên đề giám sát trong năm 2022

VOV.VN - Trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành 2 cuộc giám sát tối cao về công tác quy hoạch và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; UBTVQH thực hiện 2 chuyên đề giám sát về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

Quốc hội đề nghị giám sát chuyên đề phòng chống xâm hại trẻ em
Quốc hội đề nghị giám sát chuyên đề phòng chống xâm hại trẻ em

VOV.VN -Sáng nay (3/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Quốc hội đề nghị giám sát chuyên đề phòng chống xâm hại trẻ em

Quốc hội đề nghị giám sát chuyên đề phòng chống xâm hại trẻ em

VOV.VN -Sáng nay (3/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về tình hình oan sai
Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về tình hình oan sai

VOV.VN- Đây là một trong những nội dung dự kiến trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về tình hình oan sai

Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về tình hình oan sai

VOV.VN- Đây là một trong những nội dung dự kiến trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.