Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: “Trân trọng kết quả, nhưng có những điều nuối tiếc”

VOV.VN - “Chúng ta trân trọng kết quả đạt được, nhưng cũng có những điều nuối tiếc cho những điểm chưa trọn vẹn” – Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ tại phiên giám sát về thực hiện gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Sáng nay 25/5, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

“Có những điều có thể làm tốt hơn”

 Phát biểu trên hội trường, sáng nay 25/5, Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) khẳng định, nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta thấy được sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự vào cuộc kịp thời của Quốc hội, và sự quyết liệt của Chính phủ, sự cố gắng của mỗi người dân, DN. Kết quả đạt được không thể phủ nhận và rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, bà cho rằng, việc rút ra bài học kinh nghiệm cho chặng đường tiếp theo là hết sức cần thiết. Và cũng là để trả lời cho câu hỏi: Nếu như trong tương lai, như một lần nữa dịch bệnh xảy ra thì liệu chúng ta có áp dụng chính sách như đã áp dụng hay không? Liệu có tổ chức thực hiện như cách đã tổ chức thực hiện hay không?

“Và câu trả lời là chưa hẳn chúng ta sẽ lặp lại bởi có những điều chúng ta có thể làm tốt hơn”, bà Vũ Thị Lưu Mai nói.

Đề cập tính kịp thời trong tổ chức thực hiện, nữ đại biểu nhấn mạnh đây là yêu cầu quan trọng nhất, xuyên suốt nghị quyết. Trong bối cảnh dịch bệnh, nghị quyết quy định rất rõ các giải pháp phải kịp thời, các chính sách phải khẩn trương và nguồn vốn phải hấp thụ được ngay.

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được thì đến nay một số nhiệm vụ chưa kịp hoàn thành. Điều này cũng làm giảm tính thời sự, ảnh hưởng tính ứng phó kịp thời của một số chính sách.

Biểu hiện là gói giải ngân vốn kết cấu hạ tầng đến nay mặc dù Bộ KHĐT cũng quyết liệt đôn đốc, nhưng mới giải ngân được 61%. Gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua ngân hàng thương mại chỉ đạt 3,05%. Gói đào tạo, dạy nghề đạt 37% và hỗ trợ tiền thuê nhà đạt 55,7%.

Về cách lựa chọn chính sách và tính khả thi của một số chính sách, bà cho rằng, bên cạnh nhiều chính sách hợp lý thì cũng có một số chính sách đến nay chưa thực sự đi vào cuộc sống. Như chính sách hỗ trợ thông qua NHTM, chính sách hỗ trợ vốn phát triển du lịch hay việc sử dụng quỹ viễn thông công ích.

“Nếu có thể làm lại, thì cá nhân tôi cho rằng rất cần có trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta không cần nhiều chính sách, nhưng cần nâng cao tính khả thi và đặc biệt là cần đứng từ góc độ người dân, DN để hiểu hơn người dân thực sự cần gì, DN thực sự muốn gì” – theo bà Lưu Mai.

Vấn đề tiếp theo là về cách đánh giá hiệu quả của toàn bộ chương trình. Để thấy được hiệu quả một cách chính xác, rất cần làm phép so sánh giữa tất cả nguồn lực bỏ ra và kết quả mang lại, bao gồm nguồn lực vật chất, con người, kết quả vô hình và hữu hình.

Riêng gói kết cấu hạ tầng là 176.000 tỷ đồng, riêng giảm thuế suất 2% thuế giá trị gia tăng là 44.596 tỷ và riêng năm 2022 để giảm thuế VAT thì NSNN giảm thu 41.198 tỷ đồng. Như vậy nguồn lực ngân sách đầu tư là hiện hữu và không nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều kết quả nhìn thấy thì vẫn còn những nhiệm vụ chưa cụ thể về hiệu quả, kết quả đầu ra cũng chưa rõ ràng.

Trong báo cáo của đoàn giám sát, Chính phủ đề xuất cho phép kéo dài thời gian giải ngân các dự án thuộc chương trình phục hồi đến hết 2025. Dẫn số liệu hiện trong số 272 dự án thuộc chương trình, có đến 107 dự án có tỉ lệ giải ngân dưới 50%, đại biểu băn khoăn rằng nếu không cho phép kéo dài sẽ dẫn đến dở dang, lãng phí và đây cũng là bài toán cần xem xét thận trọng.

Nữ đại biểu cho rằng, đối với một số dự án có hiệu quả giải ngân thấp và chưa thực hiện nghiêm các quy định liên quan thì có thể hủy dự toán, đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

"Nếu muốn thì sẽ tìm ra cách"

Về cơ chế đặc thù, tại Nghị quyết 43, trong một bối cảnh đặc biệt đã có chính sách đặc biệt. Qua giám sát cho thấy nhiều chính sách phát huy tác dụng tốt có thể nhân rộng để áp dụng rộng rãi. Ví dụ như đơn giản hóa thủ tục trong khai thác mỏ, chuyển đổi đất rừng với dự án quan tọng quốc gia.

Tuy nhiên, riêng với cơ chế chỉ định thầu, bà Lưu Mai cho rằng chỉ nên áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh để đảm bảo tính kịp thời, còn trong bối cảnh bình thường thì cần áp dụng các quy định chung của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch, không cho phép lợi dụng pháp luật.

Về phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quan đối với các dự án tuyến đường cao tốc, qua giám sát có nhiều địa phương đã làm rất tốt, nhưng cũng có địa phương còn lúng túng, nếu áp dụng nhân rộng mô hình này thì cá nhân bà cho rằng cần chú ý 2 điểm: Thứ nhất, cần nâng cao năng lực thực hiện của các địa phương. Thứ 2, đi đôi với quyền hạn cần quy định rõ hơn trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Đề cập các dự án quan trọng quốc gia, theo đại biểu, đây là điểm nhấn trong bức tranh về kết cấu hạ tầng, thể hiện sự quyết tâm và những kết quả rất đáng trân trọng của Chính phủ.

Tuy nhiên có một điểm mà đại biểu rất muốn được quan tâm là huy đông nguồn lực ngoài ngân sách. Bởi dự kiến đầu tư theo đối tác công tư PPP với nhiều dự án, song cuối cùng vẫn chuyển sang đầu tư từ nguồn lực đầu tư công.

Nguyên nhân có thể do thể chế, chính sách, nhưng cũng có nguyên nhân do ý muốn chủ quan của người thực hiện. Và chỉ khi thực sự mong muốn thì dù khó khăn vẫn có thể tìm ra giải pháp đưa chính sách đi vào cuộc sống, như cách chúng ta vẫn nói: Nếu muốn thì sẽ tìm ra cách.

“Đến nay, Nghị quyết 43 đi đến chặng đường cuối cùng. Chúng ta trân trọng kết quả đạt được, nhưng cũng có những điều nuối tiếc cho những điểm chưa trọn vẹn. Tuy nhiên với tất cả những trải nghiệm, bài học đúc rút thì chúng ta có quyền tin rằng sẽ làm tốt hơn ở chặng đường tiếp theo” – đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh
Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh

VOV.VN - Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị xem xét chính sách thuế về thu nhập cá nhân để kích thích thị trường tiêu dùng, xem xét mức giảm trừ gia cảnh. 

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh

VOV.VN - Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị xem xét chính sách thuế về thu nhập cá nhân để kích thích thị trường tiêu dùng, xem xét mức giảm trừ gia cảnh. 

Quốc hội giám sát tối cao về thực hiện gói phục hồi kinh tế
Quốc hội giám sát tối cao về thực hiện gói phục hồi kinh tế

VOV.VN - Quốc hội dành phần lớn thời gian làm việc hôm nay 25/5, để xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Quốc hội giám sát tối cao về thực hiện gói phục hồi kinh tế

Quốc hội giám sát tối cao về thực hiện gói phục hồi kinh tế

VOV.VN - Quốc hội dành phần lớn thời gian làm việc hôm nay 25/5, để xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Vẫn còn ý kiến khác nhau về cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn
Vẫn còn ý kiến khác nhau về cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn

VOV.VN - Thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về quy định tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe.

Vẫn còn ý kiến khác nhau về cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn

Vẫn còn ý kiến khác nhau về cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn

VOV.VN - Thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về quy định tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe.