Góp ý Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Nóng vấn đề thu hồi đất

VOV.VN - Tại hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hôm nay (15/2) tại TP.HCM, nhiều chuyên gia kiến nghị cần phải làm rõ vấn đề thu hồi đất, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường kiêm Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế-Trường Đại học Luật Hà Nội, ở một số quốc gia trên thế giới, việc thu hồi đất là để phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh và cho mục đích công cộng. Còn tại nước ta, thu hồi đất xảy ra 4 trường hợp, đó là: phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh; phục vụ cho lợi ích phát triển xã hội; vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi theo quy định của pháp luật vì đe doạ tính mạng của con người. Trong các trường hợp trên, mục đích thu hồi đất phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đang gây bức xúc nhất. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh ra tham nhũng trong quản lý đất đai khiến nhiều cán bộ vướng vòng lao lý.

Mặc dù Ban soạn thảo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã cố gắng giải thích định nghĩa việc thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, nhưng theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) rất dễ bị lợi dụng nếu không làm rõ đối tượng thụ hưởng phải là nhân dân, ngân sách đầu tư là của Nhà nước và lợi nhuận phải do Nhà nước thu.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần định nghĩa cụ thể việc thu hồi đất phục vụ cho tổ chức tôn giáo hay cơ sở tôn giáo. Bởi, đang có hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng tôn giáo để tổ chức hoạt động kinh doanh.

"Ví dụ như chùa Bái Đính, chỗ nào là tôn giáo, chỗ nào là kinh doanh, phải sòng phẳng chuyện này. Còn nếu không Bái Đính có 5.000 ha nếu như bóc tách phần nào là tôn giáo thì giao đất không thu tiền, còn phần nào kinh doanh thì phải nộp tiền ngân sách cho Nhà nước", PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến nêu quan điểm.

Một điểm rất dễ bị hiểu sai trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là vấn đề bồi thường. Luật sư Tô Văn Chung, thành viên Hội đồng tư vấn dân chủ, pháp luật của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Bồi thường quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bồi hoàn cho người sử dụng đất bằng tiền, bằng đất hoặc bằng lợi ích vật chất. Vậy “Lợi ích vật chất ở đây là gì?”. Nếu không cụ thể rất dễ dẫn tới hiện tượng các cơ quan thu hồi lạm dụng để bồi thường không thỏa đáng cho người dân.

Giao quyền giải quyết đất đai cho tòa án

Cũng theo luật sư Tô Văn Chung, thống kê cho thấy, chiếm phần lớn việc khiếu nại, tố cáo tại các tỉnh, thành trong cả nước đều liên quan đến vấn đề đất đai. Với quy định hiện hành, việc giải quyết tranh chấp có giấy tờ là trách nhiệm của tòa án, còn lại là trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân.

Vì thế, luật sư Chung cho rằng, việc giải quyết tranh chấp đất đai như quy định tại Điều 225 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là phù hợp và Ủy ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan để làm căn cứ cho toà án giải quyết theo thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thực tiễn, có nhiều vụ án tranh chấp đất đai kéo dài, tòa phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án vì Ủy ban Nhân dân không cung cấp, chậm cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ hoặc không có văn bản trả lời cho tòa án. 

Luật sư Chung kiến nghị: "Trong trường hợp không cung cấp được tài liệu chứng cứ thì phải thông báo bằng văn bản cho toà án biết, trong đó ghi rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu chứng cứ. Nếu quá thời hạn mà không được cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc văn bản trả lời thì toà án đề nghị cơ quan quản lý cấp trên của Ủy ban Nhân dân được yêu cầu chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc trả lời bằng văn bản của tòa án".

Đồng tình với quan điểm tòa là nơi giải quyết khiếu nại tố cáo, ông Trần Văn Bảy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng, việc giao cho cơ quan xử lý tranh chấp đất đai cần nhìn nhận từ góc độ tổ chức bộ máy Nhà nước. Từ đó, cho thấy giải quyết tranh chấp đất đai thuộc trách nhiệm tư pháp chứ không phải là hành pháp. 

"Người dân được lựa chọn hoặc là kiện ra tòa, hoặc khiếu nại ủy ban. Ủy ban giải quyết rồi, khiếu nại lên thành phố cũng không đồng ý thì kiện ra tòa. Lòng vòng như thế. Mà ủy ban có giải quyết đúng thì cũng khó thuyết phục, khó tâm phục khẩu phục. Bây giờ anh ra quyết định, tôi cho quyết định đó không đúng tôi khiếu nại, anh cho là anh đúng, tôi sai. Như vậy không thuyết phục. Đó là tài phán, đó là tư pháp, đó là xét xử", ông Trần Văn Bảy nêu quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi luật đất đai 2023: Hoàn thiện cơ chế đảm bảo quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
Sửa đổi luật đất đai 2023: Hoàn thiện cơ chế đảm bảo quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

VOV.VN - Sau hơn một tháng lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 3/1 đến nay, đã có rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp để hoàn chỉnh dự thảo. Các nội dung về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; giá đất được góp ý nhiều nhất.

Sửa đổi luật đất đai 2023: Hoàn thiện cơ chế đảm bảo quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

Sửa đổi luật đất đai 2023: Hoàn thiện cơ chế đảm bảo quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

VOV.VN - Sau hơn một tháng lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 3/1 đến nay, đã có rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp để hoàn chỉnh dự thảo. Các nội dung về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; giá đất được góp ý nhiều nhất.

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi: Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi: Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3
MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo và báo cáo gửi Chính phủ trước ngày 20/3/2023

MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3

MTTQ Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đến hết ngày 15/3

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo và báo cáo gửi Chính phủ trước ngày 20/3/2023