Hình thức tố cáo lạc hậu rất xa so với nhân loại mấy ngàn năm

VOV.VN - Chúng ta đang ở trong thế kỷ 21 rồi mà vẫn chỉ quy định 2 loại tố cáo: đơn thư hay tố cáo trực tiếp, như thế là lạc hậu rất xa so với nhân loại...

Thảo luận các nội dung liên qua của dự thảo Luật tố cáo sửa đổi, hình thức tố cáo và phương thức bảo vệ người tố cáo là nội dung được nhiều đại biểu đề cập. Đặc biệt, có đại biểu chỉ rõ rằng, việc quy định hình thức tố cáo bằng thư hoặc tố cáo trực tiếp như dự luật là lạc hậu rất xa so với thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các nội dung liên qua của dự thảo Luật tố cáo sửa đổi, hình thức tố cáo và phương thức bảo vệ người tố cáo. 

Nội dung dự thảo chưa chặt chẽ, khả thi

Báo cáo trước các đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, tại các phiên thảo luận ở tổ và ở hội trường trước đó, có 185 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến. Nhìn chung, các ý kiến đều nhất trí sửa đổi toàn diện luật này và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của cơ quan chủ trì soạn thảo.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, nhiều nội dung của dự án luật chưa quy định cụ thể, nhất là các nội dung mới được bổ sung, chưa đánh giá kỹ tác động và không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, khó đảm bảo tính khả thi như cơ chế bảo vệ người tố cáo còn lỏng lẻo.

“Có nhiều ý kiến đại biểu quốc hội cho rằng, so với luật tố cáo hiện hành, dự thảo luật vẫn chưa giải quyết triệt để các hạn chế, vướng mắc của luật hiện hành và thực tiễn giải quyết tố cáo hiện nay, như các vấn đề về hình thức tố cáo: tố cáo nặc danh, mạo danh, tố cáo có đúng có sai, việc xử lý đối với người tố cáo và người có trách nhiệm giải quyết tố cáo vi phạm như thế nào, thời gian giải quyết tố cáo, giao trách nhiệm cho cơ quan bảo vệ người tố cáo … Đây là những vấn đề mà nếu như chúng ta không được xử lý tốt sẽ hạn chế quyền tố cáo của công dân, chưa đạt được mục đích sửa đổi luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho hay.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Đoàn Nghệ An) thẳng thắn chỉ ra rằng chế định bảo vệ người tố cáo còn chưa đầy đủ và nhiều khiếm khuyết. 

Đóng góp ý kiến về các phương thức, hình thức tố cáo, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Đoàn Bình Thuận) cho rằng, việc quy định hình thức tố cáo cần tránh tình trạng lợi dụng để tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của người bị tố cáo. Tuy nhiên, không vì thế mà không chấp nhận các hình thức tố cáo tiện lợi khác trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.

"Nếu chúng ta không chấp nhận các hình thức tố cáo thông qua các bản fax, email, điện thoại, mạng thông tin điện tử… thì nguồn thông tin mà chúng ta tiếp nhận được chưa toàn diện, chưa đáp ứng tính kịp thời và như vậy, công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như việc xử lý, ngăn chặn các sai phạm do công chức gây ra vẫn còn hạn chế. Nếu hệ thống tiếp nhận tố cáo của nhà nước không phát huy được tác dụng thì những người tố cáo có thể dễ dàng đưa nội dung tố cáo đó lên mạng xã hội hay các trang web không chính thức”, đại biểu Nguyên đề cập.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Đoàn Nghệ An) thẳng thắn chỉ ra rằng chế định bảo vệ người tố cáo còn chưa đầy đủ và nhiều khiếm khuyết. Đại biểu chỉ rõ, những vấn đề nội dung bảo vệ là gì, phạm vi bảo vệ đến đâu, ai là người quyết định bảo vệ, lực lượng nào làm nhiệm vụ bảo vệ, biện pháp bảo vệ họ là gì… đều phải được làm rõ, nếu không trong thực tiễn không thể làm được.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần phải tiếp thu và chỉnh sửa lại chế định bảo vệ người tố cáo một cách đầy đủ, chặt chẽ và khả thi trong quá trình thực hiện.

Cần quy định trách nhiệm bảo vệ người tố cáo

Cũng đề cập đến nội dung tố cáo và bảo vệ người tố cáo, đại biểu Phạm Trí Thức (Đoàn Thanh Hóa- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng nội dung dự thảo luật chưa có tính khả thi, còn hết sức chung chung. Do vậy, cần phải giao lại cho Ban soạn thảo chuẩn bị lại hoặc xem xét thông qua theo trình tự Luật tại 3 kỳ họp mới chất lượng.

“Hiện nay chúng ta đang ở trong thế kỷ 21 rồi mà chúng ta vẫn chỉ quy định 2 loại tố cáo: đơn thư hay tố cáo trực tiếp. Tôi cho rằng, như thế là lạc hậu rất xa so với nhân loại cách đây mấy nghìn năm. Mấy nghìn năm trước, nhân loại cũng đã có mấy rất nhiều hình thức văn bản, trên đá gọi là thạch thư, trên gỗ gọi là mộc thư, cho nên chúng tôi đề nghị khi quy định phải đảm bảo phù hợp với Khoản 1, Điều 65 về Luật phòng chống tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, mạng thông tin điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật”, đại biểu Phạm Trí Thức nhìn nhận.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn Nghệ An) đề nghị lùi thời hạn xem xét thông qua nếu như các nội dung bảo vệ người tố cáo chưa được quy định chặt chẽ. Do vậy, cần phải tập trung làm rõ việc bảo vệ người tố cáo để tạo niềm tin, mạnh mẽ đứng lên tố cáo.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn Ninh Thuận).

Theo đại biểu Hoa, trong thực tế, việc tố cáo của công dân là cơ sở quan trọng đối với cơ quan chức năng trong việc phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho bản thân người tố cáo và gia đình họ. Do đó, trách nhiệm của nhà nước là phải bảo vệ người tố cáo.

“Điều này thể hiện bản chất của một nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, trong thực tế, việc bảo vệ người tố cáo đang rất khó, ngay cả khi nghiên cứu dự thảo luật này, tôi vẫn chưa an tâm”.

Đại biểu Hoa kiến nghị “Tôi đề nghị thời gian tới, Ban soạn thảo cần phải nghiên cứu kỹ thêm để làm rõ thêm những quy định liên quan tới việc bảo vệ người tố cáo. Tôi nghĩ rằng, không nên cứng nhắc việc chỉ có 2-3 kỳ họp mà chúng ta có thể thông qua một dự án luật đảm bảo chất lượng”.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn Ninh Thuận) cho biết, dự thảo luật đã bổ sung nhiều quy định mới để bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, theo đại biểu các quy định về bảo vệ người tố cáo có thể thực hiện được đúng với mục đích của việc sửa đổi luật thì cần nghiên cứu thêm một số vấn đề.

Một là, chương VI của dự thảo luật về bảo vệ người tố cáo lại không có quy định nào bảo vệ cho đối tượng là người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo không phải là người thân thích của người tố cáo.

Hai là, theo quy định của dự thảo luật, người tố cáo, người thân thích của người tố cáo sẽ được quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi họ cư trú, làm việc, học tập phải áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên trong thực tế rất khó thực hiện quy định này bởi trong trường hợp này người giải quyết tố cáo hay cơ quan công an nơi họ gửi yêu cầu phải có trách nhiệm xác minh lại yêu cầu có căn cứ hay không và ai sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trường hợp giữa cơ quan công an và người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không thống nhất trong việc kết luận yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo là có căn cứ hay không có căn cứ thì giải quyết như thế nào, người tố cáo có được áp dụng các biện pháp bảo vệ hay không. Những vấn đề này cần được nghiên cứu và quy định rõ thì khi thực hiện mới áp dụng được.

Về quan hệ phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan tổ chức có liên quan trong bảo vệ người tố cáo, đại biểu Điểu Huỳnh Sang – tỉnh Bình Phước cho biết, dự thảo luật quy định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo trước hết thuộc về người giải quyết tố cáo sau đó là trách nhiệm của các cơ quan phối hợp.

Để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh giúp Luật tố cáo đi vào cuộc sống, rõ ràng, dự luật cần phải thay đổi hình thức tố cáo cũng như nâng cao các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Có như vậy mới tạo động lực và niềm tin để người tố cáo an tâm đứng lên đấu tranh với những cái xấu, cái sai đang tồn tại ngoài xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội Cuba phát biểu tại Quốc hội Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Cuba phát biểu tại Quốc hội Việt Nam

VOV.VN - Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Cuba nhấn mạnh, Cuba dành sự ưu tiên cao và tính chất chiến lược cho mối quan hệ với Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Cuba phát biểu tại Quốc hội Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Cuba phát biểu tại Quốc hội Việt Nam

VOV.VN - Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Cuba nhấn mạnh, Cuba dành sự ưu tiên cao và tính chất chiến lược cho mối quan hệ với Việt Nam.

Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng
Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng

VOV.VN - "Chúng tôi đang tổng hợp đưa vào Nghị quyết về chất vấn để Quốc hội giám sát, đến năm 2018 có xem xét đánh giá việc thực hiện lời hứa của Bộ trưởng"

Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng

Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng

VOV.VN - "Chúng tôi đang tổng hợp đưa vào Nghị quyết về chất vấn để Quốc hội giám sát, đến năm 2018 có xem xét đánh giá việc thực hiện lời hứa của Bộ trưởng"

Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại Sơn La
Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại Sơn La

VOV.VN -Chiều 14/6, đồng chí Esteban Lazo Hernández, Chủ tịch Quốc hội Cuba cùng đoàn công tác đã thăm và làm việc với tỉnh Sơn La.  

Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại Sơn La

Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại Sơn La

VOV.VN -Chiều 14/6, đồng chí Esteban Lazo Hernández, Chủ tịch Quốc hội Cuba cùng đoàn công tác đã thăm và làm việc với tỉnh Sơn La.  

Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)
Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)

VOV.VN - Với kết quả biểu quyết có 397/403 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ phiếu đạt gần 81%, dự án Luật đường sắt (sửa đổi) chính thức được thông qua.

Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)

Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)

VOV.VN - Với kết quả biểu quyết có 397/403 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ phiếu đạt gần 81%, dự án Luật đường sắt (sửa đổi) chính thức được thông qua.

Luật tố cáo (sửa đổi): Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh
Luật tố cáo (sửa đổi): Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đoàn Đà Nẵng): Việc tiếp nhận và xử lý đối với các trường hợp tố cáo nặc danh cũng cần có quy định cụ thể, đặc thù.

Luật tố cáo (sửa đổi): Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh

Luật tố cáo (sửa đổi): Tranh cãi nảy lửa về tố cáo nặc danh

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đoàn Đà Nẵng): Việc tiếp nhận và xử lý đối với các trường hợp tố cáo nặc danh cũng cần có quy định cụ thể, đặc thù.

Đại biểu Quốc hội hối thúc bỏ cơ chế xin-cho trong cấp phép bài hát
Đại biểu Quốc hội hối thúc bỏ cơ chế xin-cho trong cấp phép bài hát

VOV.VN - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng việc cấp phép các bài hát thời Việt Nam Cộng hòa và hải ngoại hiện nay theo cơ chế xin-cho là cách làm cửa quyền, gây chậm trễ, tốn kém.

Đại biểu Quốc hội hối thúc bỏ cơ chế xin-cho trong cấp phép bài hát

Đại biểu Quốc hội hối thúc bỏ cơ chế xin-cho trong cấp phép bài hát

VOV.VN - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng việc cấp phép các bài hát thời Việt Nam Cộng hòa và hải ngoại hiện nay theo cơ chế xin-cho là cách làm cửa quyền, gây chậm trễ, tốn kém.

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về vụ nhà báo VTV bị phá hỏng máy quay
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về vụ nhà báo VTV bị phá hỏng máy quay

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, nên coi tác nghiệp của nhà báo theo quy định của Luật báo chí được coi như đang thi hành công vụ và cần phải được bảo vệ.  

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về vụ nhà báo VTV bị phá hỏng máy quay

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về vụ nhà báo VTV bị phá hỏng máy quay

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, nên coi tác nghiệp của nhà báo theo quy định của Luật báo chí được coi như đang thi hành công vụ và cần phải được bảo vệ.