GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục

VOV.VN -"Việc từ chức, đáng lý là bình thường. Trong xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyện nguy hiểm".

Trước thềm năm học mới, những ngày gần đây, ngành giáo dục quận Hà Đông, Hà Nội, đã làm một việc khá “hi hữu” trong lịch sử. Đấy là việc miễn nhiệm năm vị hiệu trưởng theo “văn hóa từ chức” xuống làm phó hiệu trưởng và luân chuyển đi đơn vị khác, do yếu kém về năng lực quản lý, chưa quy tụ được quần chúng, để xảy ra nội bộ mất đoàn kết kéo dài, chất lượng giáo dục không chuyển biến.

Thông tin miễn nhiệm năm vị hiệu trưởng theo “văn hóa từ chức” đã gây xôn xao cho những người trong ngành một thời gian dài. Xôn xao âu cũng là điều dễ hiểu, bởi ở Việt Nam hiện nay, cụm từ “văn hóa từ chức” dường như vẫn còn khá xa lạ.

Từ chức là chuyện bình thường

Bà Phạm Thị Hòa, Trưởng phòng Giáo dục quận Hà Đông, Hà Nội, từ chối đề cập sâu hơn đến chuyện của năm vị hiệu trưởng này, bởi theo bà, đã tới lúc mọi người nên xem chuyện ai đó từ chức khi thấy mình không phù hợp với vị trí hiện tại, không đảm đương được yêu cầu công việc là bình thường.

Phóng viên VOV đã có một cuộc trao đổi với giáo sư Văn Như Cương, vốn là hiệu trưởng nhiều năm liền của trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, về vấn đề này.

Giáo sư Văn Như Cương cho biết, chuyện năm vị hiệu trưởng xin từ chức đúng là những trường hợp hi hữu trong ngành giáo dục. Trước đây, cũng đã từng xảy ra chuyện này nhưng không nhiều. Giáo sư cũng nhấn mạnh: “Việc từ chức, đáng lý là bình thường. Trong xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyện nguy hiểm”.

Giáo sư Văn Như Cương (Ảnh: Minh Hòa) 

Về nguyên nhân xin từ chức, giáo sư Văn Như Cương phân tích bốn nguyên nhân sau: thứ nhất là cảm thấy bản thân không làm được việc, không cống hiến được nhiều thì từ chức, đấy là trường hợp của những người thực sự tâm huyết với công việc. Thứ hai là khi chủ trương của mình trong cơ quan không được đồng thuận. Thứ ba là mâu thuẫn với lãnh đạo. Cuối cùng, nguyên nhân từ chức có thể do một lý do bất khả kháng nào đấy. Ví dụ như ở những nước khác, một ông Bộ trưởng Bộ Giao thông từ chức vì cầu sập, hay như là một ông hiệu trưởng từ chức vì ở trong trường học sinh đâm chém nhau gây thương tích… Những tai nạn đó có thể không phải do trực tiếp bản thân người nào gây ra, nhưng vì cảm thấy phải có trách nhiệm nên xin từ chức.

Giáo sư nhận xét, việc miễn nhiệm năm vị hiệu trưởng ở Hà Đông theo “văn hóa từ chức” là việc làm tốt đẹp, đáng hoan nghênh.

Giáo sư  Văn Như Cương cho biết thêm, để nuôi dưỡng được “văn hóa từ chức” trong môi trường hiện nay, vẫn còn nhiều nút thắt cần được tháo bỏ. Thứ nhất về nguyên tắc, nếu là đảng viên, được đảng phân công nhiệm vụ, từ chức nghĩa là chối bỏ nhiệm vụ. Nút thắt thứ hai, là chuyện thủ tục pháp lý còn rườm rà khi miễn nhiệm chức vụ của một cá nhân. Chuyện thủ tục cũng có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức. Dẫu vậy, “văn hóa từ chức” vẫn rất cần thiết để được phổ biến trong xã hội.

Làm hiệu trưởng có nhiều áp lực nặng nề

“Làm hiệu trưởng sức ép cũng rất ghê. Nếu làm đúng trách nhiệm của mình thì cũng không phải là chuyện đơn giản. Nhất là hiệu trưởng trường công lập lại càng khó khăn hơn. Tôi lấy ví dụ về chuyện ông hiệu trưởng một trường công lập. Trường có nhà vệ sinh bị đổ, ông hiệu trưởng thương học trò, muốn sửa sang lại cho học sinh đỡ khổ. Thế nhưng, khi làm đơn xin xét duyệt kinh phí, thì có khi phải chờ đến năm sau. Trong trường hợp đấy, có những phụ huynh muốn đóng góp để xây lại nhà vệ sinh. Việc này hợp lý nhưng lại không hợp pháp về mặt thủ tục, giấy tờ. Bởi thế, muốn sửa nhà vệ sinh cho trường, cho học sinh, vẫn phải chờ”- giáo sư Văn Như Cương nói.

Đồng tình về chuyện tài chính, một hiệu trưởng trường THPT tại Hà Nội cũng thú nhận trên báo chí, chi tiêu tài chính là một trong những áp lực lớn đối với nhiều hiệu trưởng ở thành phố hiện nay, trong tình hình kinh phí eo hẹp. Trường càng nhiều hoạt động, càng dễ bị chi vượt hạn mức. Chi việc gì đều phải báo cáo chi tiết từ đầu năm, nhưng trong năm học có những việc phát sinh, để báo cáo, xin kinh phí bổ sung, cũng rất mệt mỏi. Lương của giáo viên không thể cắt, tiền không có thêm, kêu gọi phụ huynh thì nơm nớp lo kiện cáo...

Qua câu chuyện năm vị hiệu trưởng ở Hà Đông, mới thấy, quả thật làm hiệu trưởng đòi hỏi nhiều trách nhiệm, sức lực, thời gian. Nếu không có tâm huyết với nghề, thì khó mà hoàn thành được nhiệm vụ. Việc làm đối với năm vị hiệu trưởng chính là tín hiệu vui để chúng ta cùng hy vọng vào sự đổi mới của giáo dục, dù chỉ xuất phát từ một quận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục
Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân
Rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân

VOV.VN - Đây là những nội dung trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 về công tác pháp chế mà Bộ GD-ĐT vừa gửi các Sở GD-ĐT.

Rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân

Rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân

VOV.VN - Đây là những nội dung trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 về công tác pháp chế mà Bộ GD-ĐT vừa gửi các Sở GD-ĐT.

Rà soát lại nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Rà soát lại nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

VOV.VN - Cùng với đó sẽ chỉnh sửa một số bài soạn minh hoạ có quá nhiều hoạt động, khó có thể thực hiện trong tiết học

Rà soát lại nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Rà soát lại nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

VOV.VN - Cùng với đó sẽ chỉnh sửa một số bài soạn minh hoạ có quá nhiều hoạt động, khó có thể thực hiện trong tiết học