Hôm nay, Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

VOV.VN - Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị tiếp tục thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với hợp tác ở khu vực Mekong, tập trung các nước láng giềng, đối tác đặc biệt và đối tác chiến lược.

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, hôm nay (9/9), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 theo hình thức trực tuyến.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, Chủ tịch điều hành Hội đồng Nhà nước Myanmar Min Ang Hlaing, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatgusu Asakawa tham dự hội nghị dưới sự chủ trì của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Theo Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, Hội nghị có chủ đề: “GMS: Lấy lại sức mạnh để đối phó với những thách thức trong thập niên mới”. Ngoài việc xem xét tiến trình hợp tác khu vực kể từ tháng 3/2018 đến nay, hội nghị cũng là cơ hội để các bên tham gia thể hiện cam kết và đóng góp vì một tiểu vùng hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện hơn trong việc đối phó với các thách thức để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong phạm vi tiểu vùng, khu vực và rộng hơn nữa.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị tiếp tục thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với hợp tác ở khu vực Mekong, tập trung các nước láng giềng, đối tác đặc biệt và đối tác chiến lược, đồng thời là thị trường quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam.

Sáng kiến Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Chương trình của GMS dựa vào tham vấn và đối thoại giữa các thành viên GMS, trong đó tập trung vào các dự án ưu tiên ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Cho đến nay, GMS đã tổ chức 24 Hội nghị Bộ trưởng và 6 Hội nghị Thượng đỉnh.

Mục tiêu dài hạn của GMS là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc (hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), hỗ trợ các nước GMS thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đưa tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Thời gian qua, hợp tác GMS được triển khai trên các lĩnh vực: Giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư, thương mại và phát triển nhân lực. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải phát triển mạnh nhất, với sự hình thành của các hành lang kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây, và phía nam. Các nước cũng đã ký Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS-CBTA).

Năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 25 năm cơ chế hợp tác GMS được thành lập, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6 với chủ đề “Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng”. Hội nghị đã nhất trí thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022 nhằm làm rõ hơn các trọng tâm hợp tác, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo hợp tác GMS đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các nước thành viên. Khung đầu tư khu vực 2022 bao gồm 227 dự án với tổng kinh phí gần 66 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng Tiểu vùng Mekong mở rộng
Đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng Tiểu vùng Mekong mở rộng

VOV.VN - Các quan chức Tiểu vùng Mekong sẽ thảo luận cách thức nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng dọc theo các hành lang kinh tế chủ chốt.

Đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng Tiểu vùng Mekong mở rộng

Đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng Tiểu vùng Mekong mở rộng

VOV.VN - Các quan chức Tiểu vùng Mekong sẽ thảo luận cách thức nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng dọc theo các hành lang kinh tế chủ chốt.

Phát triển toàn diện, bền vững Tiểu vùng Mekong mở rộng
Phát triển toàn diện, bền vững Tiểu vùng Mekong mở rộng

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiểu vùng Mekong phát triển thịnh vượng, gắn kết và hài hoà sẽ chỉ đạt được nếu Chiến lược 3C được đặt trong mục tiêu tổng thể

Phát triển toàn diện, bền vững Tiểu vùng Mekong mở rộng

Phát triển toàn diện, bền vững Tiểu vùng Mekong mở rộng

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiểu vùng Mekong phát triển thịnh vượng, gắn kết và hài hoà sẽ chỉ đạt được nếu Chiến lược 3C được đặt trong mục tiêu tổng thể