“Không sớm hỗ trợ thì doanh nghiệp khoẻ cũng có thể “hy sinh”

VOV.VN - Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội cần đủ lớn và có trọng tâm, trọng điểm. Theo chuyên gia, trước hết cần hướng vào doanh nghiệp vì “doanh nghiệp cầm cự đến giai đoạn này cũng oải lắm rồi”.

Một trong những nội dung trọng tâm của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sẽ diễn ra vào ngày 5/12 tới là đưa ra các gợi ý về chính sách và sự phối hợp giữa các chính sách nhằm hỗ trợ Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội; đề xuất giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các chính sách tác động ngay, một số chính sách dài hạn tác động đến động lực tăng trưởng nền kinh tế, gắn kết hữu cơ với giải quyết các vấn đề xã hội.

Bối cảnh đặc biệt phải có cơ chế chính sách đặc biệt

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 1 trong 5 nội dung dự kiến trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường tới đây, trong bối cảnh gần 2 năm vừa qua do tác động của dịch bệnh nên sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Nhấn mạnh thời gian qua Đảng, Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách kịp thời, linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, song theo ông Vũ Hồng Thanh, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và việc đặt ra gói hỗ trợ tiếp theo để phục hồi, phát triển kinh tế là cần thiết. Với tinh thần chủ động từ sớm, từ xa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Chính phủ, chuyên gia, nhà khoa học bàn nhiều về nội dung này và đây cũng sẽ là một nội dung trọng tâm của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Trước những băn khoăn liên quan đến quy mô gói hỗ trợ cũng như ảnh hưởng tới nợ công, bội chi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng “bối cảnh đặc biệt phải có cơ chế chính sách đặc biệt”. Việc chấp nhận tăng bội chi, nợ công theo nhiều chuyên gia là cần thiết.

“Có ý kiến cho rằng 2 năm tới với tinh thần gói hỗ trợ phát huy nhanh, lan toả tích cực thì mỗi năm có thể tăng bội chi 1% GDP. Với liều lượng này thì các mức an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài vẫn nằm trong tầm kiểm soát” – ông Vũ Hồng Thanh thông tin, đồng thời nhấn mạnh phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm ở cả cung và cầu, nhất là lĩnh vực có tác động lan toả.

Độ lớn của gói hỗ trợ cũng sẽ được bàn thảo tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 và “nguồn hỗ trợ được cân nhắc theo tinh thần vay phải có khả năng trả, khả thi và đáp ứng mức độ hấp thụ của nền kinh tế.

“Chúng ta không sợ tăng trần nợ công hay bội chi mà quan trọng là sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ thế nào, đưa vào đâu, mục đích gì, hiệu quả ra sao. Chính vì thế phải quản lý sử dụng, giám sát công khai, minh bạch, tránh trục lợi chính sách, tham nhũng, lãng phí hay dàn trải” – ông Vũ Hồng Thanh nói.

“DN cầm cự đến giai đoạn này cũng oải lắm rồi!”

Ông Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội phải đảm bảo quy mô mới đủ tác dụng vì “nếu nhỏ quá thì chưa đảm bảo về lượng thì khó đảm bảo mục tiêu về chất”, còn mức độ nào thì cần tính toán.

Cho rằng một số lĩnh vực còn không gian, dư địa để tận dụng như  trần nợ công song theo ông Tuấn, không quá lạm dụng để dẫn đến hệ luỵ. Mức độ sẽ được tính toán, thảo luận và có thể từ 6-8%.

Đề cập vấn đề hỗ trợ phải trọng tâm trọng điểm, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh phải xác định ưu tiên, trong đó nhiều vấn đề xã hội phải được tính tới chứ không chỉ tập trung vào hỗ trợ kinh tế.

Ông Bùi Quang Tuấn nêu quan điểm nên chia thành 2 mục tiêu là trong ngắn hạn giải quyết vấn đề trước mắt, còn trung và dài hạn dành cho các trụ cột, động lực tăng trưởng, thậm chí nâng cao quỹ đạo tăng trưởng chứ không chỉ quay trở lại quỹ đạo khi tận dụng tốt chuyển đổi số.

Chuyên gia này cũng lưu ý hỗ trợ doanh nghiệp phải đi trước qua nhiều công cụ từ phí, thuế, cơ cấu nợ, trách nhiệm tài chính, chuyển đổi số, tiếp cận lao động... để cho doanh nghiệp có thời gian phục hồi. “Doanh nghiệp cầm cự đến giai đoạn này cũng oải lám rồi, nếu không hỗ trợ sớm thì hy sinh nhiều, kể cả doanh nghiệp khoẻ cũng có thể rơi vào khó khăn và phá sản”.

Bên cạnh đó, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề thời gian qua cần chính sách hỗ trợ. Lao động là nguồn lực đóng góp cho tăng trưởng nên gói hỗ trợ cũng phải đặt ra và chú ý để doanh nghiệp tiếp cận thị trường lao động, tuyển dụng dụng, tạo các điều kiện cho người lao động quay trở lại...

Về dài hạn, cần rà soát tập trung cho các trụ cột để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn vì ta đang chậm so với các nước trong khu vực. Theo ông Tuấn, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ 2-2,5% trong khi thế giới khoảng 5%.

“Gói hỗ trợ thì rất cần thiết nhưng cần tính hiệu quả, tác dụng ngay” -  Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế

VOV.VN - Thông qua Diễn đàn sẽ có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và không “lỡ nhịp” xu thế phát triển của thế giới.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế

VOV.VN - Thông qua Diễn đàn sẽ có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và không “lỡ nhịp” xu thế phát triển của thế giới.

Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội
Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, không nên đưa ra các chính sách giúp phục hồi kinh tế ngắn hạn, trước mắt, nhưng gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.

Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội

Xem xét chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, không nên đưa ra các chính sách giúp phục hồi kinh tế ngắn hạn, trước mắt, nhưng gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.

Chính phủ bàn Chương trình tổng thể phòng Covid-19 và phục hồi kinh tế
Chính phủ bàn Chương trình tổng thể phòng Covid-19 và phục hồi kinh tế

VOV.VN - Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tổ biên tập tiếp thu, tiếp tục chỉnh sửa và khẩn trương hoàn thiện để sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Chính phủ bàn Chương trình tổng thể phòng Covid-19 và phục hồi kinh tế

Chính phủ bàn Chương trình tổng thể phòng Covid-19 và phục hồi kinh tế

VOV.VN - Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tổ biên tập tiếp thu, tiếp tục chỉnh sửa và khẩn trương hoàn thiện để sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.