Kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm cán bộ tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ

VOV.VN - Những người có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ.

Nguyên tắc này được thể hiện trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13  về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn, đang được lấy ý kiến, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 tới.

Dự thảo Nghị quyết thể chế Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế cho Quy định số 262-QĐ/TW. 

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bó phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát cùa Quốc hội, HĐND; nâng cao chất lượng, hiệu quá hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đẩu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.

Lấy phiếu tín nhiệm với chức danh nào?

Theo dự thảo nghị quyết, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, gồm: Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng; Phó Thủ tướng; Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng VKSND Tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

HĐND sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, phê chuẩn, gồm: Chủ tịch; Phó Chủ tịch HĐND; Trưởng ban của HĐND; Chủ tịch UBND; Phó chủ tịch UBND; Các ủy viên UBND.

Với người thuộc diện trên nhưng đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, thông báo nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm, sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, minh bạch. Dự thảo nghị quyết quy định nghiêm cấm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đế làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được báo cáo cấp có thẩm quyền và được công khai theo quy định. Những người có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ.

Các nội dung được đưa ra làm căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trong tiêu chí về phẩm chất chính trị, Quốc hội, HĐND khi lấy phiếu tín nhiệm sẽ xem xét khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, quy định về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Trong khi đó viêc thực hiện nhiệm vụ thể hiện ở tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.

Quốc hội, HĐND sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ, vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm cùng các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

Dự thảo nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm

Với các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; hoặc người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với các trường hợp: Có kiến nghị của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND, có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp".

Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “không tín nhiệm” thì xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp gần nhất.

Trong trường hợp được Quốc hội thông qua, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Quốc hội đã 3 lần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Lần lấy phiếu gần đây nhất là tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đối với 48 người. HĐND các cấp, đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 99.836 người.

Theo Nghị quyết chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, tại kỳ họp thứ 6 (dự kiến 10 -11/2023), Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"
Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"

VOV.VN - Nhiều cán bộ bị kỷ luật vừa qua, khi xem lại thì thấy phiếu tín nhiệm của họ rất cao. Nên bên cạnh sự tự giác phải có sự giám sát chặt chẽ của cấp trên để phòng trường hợp dĩ hòa vi quý, nể nhau, anh giúp tôi thì tôi giúp anh trong lấy phiếu tín nhiệm.

Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"

Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"

VOV.VN - Nhiều cán bộ bị kỷ luật vừa qua, khi xem lại thì thấy phiếu tín nhiệm của họ rất cao. Nên bên cạnh sự tự giác phải có sự giám sát chặt chẽ của cấp trên để phòng trường hợp dĩ hòa vi quý, nể nhau, anh giúp tôi thì tôi giúp anh trong lấy phiếu tín nhiệm.

Lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên sẽ cảnh tỉnh những người có vi phạm, khuyết điểm
Lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên sẽ cảnh tỉnh những người có vi phạm, khuyết điểm

VOV.VN - Nếu việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành thường xuyên thì sẽ góp phần cảnh tỉnh những vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Nếu được nhắc nhở, được cảnh báo thì có thể không dẫn đến hậu quả lớn.

Lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên sẽ cảnh tỉnh những người có vi phạm, khuyết điểm

Lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên sẽ cảnh tỉnh những người có vi phạm, khuyết điểm

VOV.VN - Nếu việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành thường xuyên thì sẽ góp phần cảnh tỉnh những vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Nếu được nhắc nhở, được cảnh báo thì có thể không dẫn đến hậu quả lớn.

Bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ không thể mang tính chủ quan cá nhân
Bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ không thể mang tính chủ quan cá nhân

VOV.VN - Theo ông Vũ Văn Phúc, việc bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo thể hiện trách nhiệm với Đảng, với dân chứ không phải là lá phiếu của cá nhân mang cảm tính chủ quan.

Bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ không thể mang tính chủ quan cá nhân

Bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ không thể mang tính chủ quan cá nhân

VOV.VN - Theo ông Vũ Văn Phúc, việc bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo thể hiện trách nhiệm với Đảng, với dân chứ không phải là lá phiếu của cá nhân mang cảm tính chủ quan.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội trên cơ sở xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để cho ý kiến công tâm, khách quan.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội trên cơ sở xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để cho ý kiến công tâm, khách quan.