Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, cây trồng công nghệ sinh học chính thức được cấp phép canh tác và thương mại từ năm 2014 và năm 2015 trên cây ngô.

Chiều nay (7/4) tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng và Tổ chức quốc tế về ứng dụng và tiếp thu công nghệ sinh học trong nông nghiệp tổ chức hội thảo “Đóng góp của ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam”.

Tại Việt Nam, cây trồng công nghệ sinh học chính thức được cấp phép canh tác và thương mại từ năm 2014 và năm 2015 trên cây ngô. Trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2019, tổng diện tích ngô ứng dụng công nghệ sinh học canh tác tại Việt Nam là 225.000 ha.

Việc đưa các giống ứng dụng công nghệ sinh học tại thời điểm đó được xem là một trong các công cụ quan trọng giúp tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị và giúp nông dân trồng ngô có thêm lợi nhuận, từ đó đảm bảo nguồn cung cho chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước.

Với khoảng 70 ha trồng ngô công nghệ sinh học cung cấp ngô sinh khối cho nhiều doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Phon - một nông dân ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An chia sẻ, việc lựa chọn trồng ngô công nghệ sinh học không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cao do tiết kiệm được chi phí mua thuốc, phun thuốc và kháng sâu bệnh mà còn hiệu quả bảo vệ môi trường.

Theo đó, các giống ngô công nghệ sinh học không chỉ giúp kháng các loại sâu lên tới 95%, trong khi đối với các giống ngô thường, đặc biệt vào điều kiện nhiệt độ cao như tại tỉnh Nghệ An thì sâu phá hoại gần như toàn bộ, dẫn đến không còn thu hoạch được.

“Dịch hại như sâu keo mùa thu nếu như trồng giống ngô thường phải phun thuốc ít nhất 3 lần nên hiệu quả kinh tế thấp, thay vào đó khi sử dụng ngô biến đổi gen thấy hiệu quả cao, đặc biệt là làm ngô sinh khối nên nó không bị ảnh hưởng đến lá, cho khối lượng lớn. Khi gieo trồng các doanh nghiệp sẵn sàng đến ký hợp đồng có thể ứng giống, phân bón về sau doanh nghiệp thu hoạch lại” - ông Nguyễn Thanh Phong cho biết.

Theo GS. Lê Huy Hàm - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, trong 5 năm triển khai, tỷ lệ ngô công nghệ sinh học mới chỉ đạt 10% diện tích ngô của cả nước, trong khi theo kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2020 phấn đấu đạt từ 30 - 50% diện tích loại cây trồng này.

“Từ 10% diện tích cây trồng biến đổi gen đã mang lại lợi nhuận khoảng từ 17 - 30 triệu USD, nếu gấp 10 lần thì sẽ là 200 - 300 triệu USD cho người nông dân, đây là con số rất đáng khích lệ. Trong thời gian tới tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học số tiền này nó sẽ vào túi người nông dân. Đồng thời đem lại lợi ích về sản xuất nông nghiệp bền vững, ứng phó với những loại sâu bệnh mới như sâu keo mùa thu đến nay người nông dân đã có công cụ để ứng phó. Đây là một trong những hướng đi mà trong thời gian tới chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa” - GS. Lê Huy Hàm cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Định - Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là định hướng phát triển của Chính phủ và luôn là một trong các trọng tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây vẫn được xem là giải pháp hướng tới phát triển bền vững nền nông nghiệp, giúp Việt Nam chủ động hơn trong nguồn cung thực phẩm và hỗ trợ các nông hộ nhỏ của Việt Nam gia tăng thu nhập và tiếp tục đóng góp cho ngành nông nghiệp nước nhà.

“Để nhân rộng việc sử dụng các loại giống cây trồng công nghệ sinh học trước mắt các cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ quan nghiên cứu cần phải nhanh chóng đánh giá kỹ hơn để khẳng định chắc chắn những tác động tích cực cũng như tác động không mong muốn của việc sử dụng giống cây trồng công nghệ sinh học đối với con người đối với sản xuất cũng như môi trường. Trên cơ sở việc đánh giá tác động đó thì sẽ đề xuất cơ chế chính sách làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân ứng dụng giống cây trồng công nghệ sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn” - ông Nguyễn Xuân Định nói.

Tính đến năm 2019, trên thế giới đã có 29 quốc gia ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Trong đó, 5 quốc gia dẫn đầu với diện tích cây trồng công nghệ sinh học lớn nhất là Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ
Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ

VOV.VN - Với việc ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất, bột gạo tại làng nghề truyền thống Tân Phú Đông (Đồng Tháp) đã dần từng bước được xuất khẩu...

Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ

Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ

VOV.VN - Với việc ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất, bột gạo tại làng nghề truyền thống Tân Phú Đông (Đồng Tháp) đã dần từng bước được xuất khẩu...

Công nghệ sinh học - công nghệ của tương lai
Công nghệ sinh học - công nghệ của tương lai

VOV.VN - Công nghệ sinh học được đánh giá là một giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề môi trường, bảo vệ sức khỏe và góp phần mang lại cuộc sống an toàn.

Công nghệ sinh học - công nghệ của tương lai

Công nghệ sinh học - công nghệ của tương lai

VOV.VN - Công nghệ sinh học được đánh giá là một giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề môi trường, bảo vệ sức khỏe và góp phần mang lại cuộc sống an toàn.

“Phép màu” công nghệ sinh học ở Israel
“Phép màu” công nghệ sinh học ở Israel

VOV.VN - Đầu tư vào chất xám và hỗ trợ kinh tế tư nhân chính là "phép màu" đưa Israel trở thành 1 trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

“Phép màu” công nghệ sinh học ở Israel

“Phép màu” công nghệ sinh học ở Israel

VOV.VN - Đầu tư vào chất xám và hỗ trợ kinh tế tư nhân chính là "phép màu" đưa Israel trở thành 1 trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học.