Ký ức bi hùng về tàu không số đầu tiên cập bến Lộ Diêu, Bình Định

VOV.VN - Tàu 401 cập bến Lộ Diêu là một trong hàng trăm chuyến tàu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với các chuyến tàu không số khác đã vận chuyển 150 ngàn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men và hàng ngàn lượt cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Sau gần 60 năm chuyến tàu không số duy nhất cập bến Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, sự thần kỳ của Đường Hồ Chí Minh trên biển và lòng dũng cảm của thủy thủ tàu mang vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường Khu V luôn in đậm trong lịch sử dân tộc. Với người dân Bình Định, sự kiện này tô thắm truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương đất võ. 

Ngày 20/6/1964, đội tàu 401 được thành lập và ngày 14/9/1964, tàu nhận lệnh từ miền Bắc lên đường vào Khu V. Tàu 401 được đóng theo dạng tàu đánh cá miền Nam, chở hơn 30 tấn vũ khí, trên tàu 11 người, thuyền trưởng là Phạm Vạn, quê ở Quảng Ngãi, chuyến đi không thành công do gặp gió và sóng lớn nên đành quay về. Đến ngày 10/10/1964, tàu 401 xuất phát lần 2, nhưng lần này gặp bão, tàu đành trú tại đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Ngày 25/10/1964 tàu lại nhổ neo, ngụy trang thành tàu đánh cá nên địch chưa phát hiện được tàu của ta. Ngày 31/10/1964, khi gần đến hải phận Bình Định thì đột nhiên trời kéo mây và nổi gió, sóng lớn tàu 401 đã trôi dạt vào gần bờ thuộc vùng biển Tân Phụng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Lúc đó, chỉ huy tàu quyết tâm cho tàu chạy ngược về bến Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn và khi đến nơi thì đã gần 4h sáng ngày 01/11/1964.

Ông Lê Văn Nốt, thuyền viên tàu không số (số hiệu 401), trú thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, khi tham gia trên tàu 401 cập bến Lộ Diêu lúc ấy mang quân hàm Trung sĩ. Năm nay đã 87 tuổi, ông Nốt nhớ từng chi tiết về ngày tàu không số cập bến Lộ Diêu. Ông Lê Văn Nốt kể, khi tàu 401 cập bến Lộ Diêu đã xảy ra tình huống bất ngờ. Điện của cấp trên cho biết tàu 401 sẽ vào Lộ Diêu lúc nửa đêm, nhưng khi tàu vào đến nơi đã gần sáng. Lúc đó, lực lượng ở bến nghi ngờ là tàu của địch và chuẩn bị đối phó. Nhưng sau đó, quân và dân Lộ Diêu bình tĩnh quan sát, nhận biết được là tàu của ta nên nhiều người chạy ùa ra ôm nhau mừng đến rơi nước mắt và nhanh chóng triển khai vận chuyển vũ khí lên bờ.

Đến 8 giờ sáng hôm sau, bộ đội địa phương, dân quân du kích và người dân Lộ Diêu đã chôn giấu xong hơn 30 tấn vũ khí. Tàu 401 bị mắc cạn và hư hỏng nặng không thể khắc phục được, chỉ huy tàu đã quyết định đặt kíp nổ đốt hủy tàu để xóa dấu vết, đồng thời cho loan tin tàu cá của dân bị sóng đánh dạt vào bờ bốc cháy. Thuyền trưởng Phạm Vạn và báo vụ ở lại trên tàu đã hy sinh cùng tàu.

Ông Lê Văn Nốt, thuyền viên tàu không số nhớ lại: “Chở hàng vào dân ở đây họ bốc ngoài khơi, ngoài hòn sụp nhỏ đấy. Họ bốc hàng một nửa rồi mới điện cho các ổng là bây giờ sáng rồi máy hư hỏng không thể trở ra được. Bốc hàng xong rồi, còn ít mới lái tàu chạy vào ủi trên bờ bốc tiếp. Mà hồi đó, lực lượng vũ trang ở trên Sông Côn gần một tiểu đoàn xuống cùng bốc vũ khí, trọng một đêm chuyển hết sạch. Sáng ngày hôm sau rồi mới đốt tàu. Đốt tàu giật mấy quả mìn mà không cháy. Rồi còn mấy thùng dầu mới đốt, đốt một đêm, một ngày, tàu cháy quá trời quá đất”.

Sau sự kiện tàu 401 vận chuyển vũ khí vào bến Lộ Diêu, những ngày tiếp theo, quân và dân Hoài Mỹ huy động lực lượng chuyển vũ khí lên kho tạm trên núi và từ đó, lực lượng chuyên trách chuyển về kho bí mật an toàn. Số vũ khí này được trang bị cho các đơn vị chủ lực Quân khu V và lực lượng vũ trang địa phương, góp phần quan trọng vào chiến thắng Đông- Xuân 1964-1965 với những trận đánh lớn như: An Lão, Đèo Nhông, Dương Liễu, Đồi Mười, Gò Bồi… mở ra vùng giải phóng liên hoàn, cắt đường số 1 đi Quảng Ngãi.

Đại tá Trần Thanh Hải, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định cho biết, từ dấu mốc đó đã tạo ra thế và lực mới cho quân và dân ta: “Đây là chuyến tàu không số đầu tiên vào Khu V, con tàu duy nhất cập bến biển tỉnh Bình Định, là niềm tự hào cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định nói chung, thị xã Hoài Nhơn nói riêng. Với sự dũng cảm, thông minh, mưu trí của cán bộ, chiến sĩ tàu đã vượt qua bao khó khăn, thử thách trước sóng gió, đánh lừa nhiều đợt trinh sát của địch, tận dụng thời cơ. Phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ, chiến sĩ tàu và nhân dân địa phương nhất là thôn Lộ Diêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.”

Tàu 401 cập bến Lộ Diêu là một trong hàng trăm chuyến tàu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với các chuyến tàu không số khác đã vận chuyển 150 ngàn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men và hàng ngàn lượt cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Năm 2018-2019, Quân chủng Hải Quân đã phối hợp với tỉnh Bình Định thực hiện chủ trương điều chỉnh, mở rộng quy hoạch di tích “Bến tàu không số Lộ Diêu” từ hơn 6.800m2 lên 15.000m2 để xứng đáng với tầm vóc là một khu di tích. Ông Hồ Quốc Dũng, Bí Thư tỉnh ủy Bình Định nhấn mạnh: đầu tư, tôn tạo di tích này thành điểm du lịch trong quần thể du lịch biển của tỉnh Bình Định, vừa để ghi nhớ công ơn những chiến sĩ tàu không số, vừa là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

“Tôi đề nghị thị ủy, UBND thị xã Hoài Nhơn cần quan tâm chỉ đạo, quản lý, tôn tạo, trùng tu và giữ gìn di tích bến Lộ Diêu, nơi cập bến tàu không có số có phương án, kế hoạch quảng bá, tuyên truyền để đưa di tích bến Lộ Diêu, nơi cập bến tàu không số không chỉ trở thành một điểm tham quan, giáo dục truyền thống yêu nước mà còn dấu ấn khẳng định chủ quyền, tinh thần đấu tranh bảo vệ vững chắc, độc lộc, quê hương đất nước trong tình hình mới”.

 

Bến Lộ Diêu bây giờ là một trong những thắng cảnh của tỉnh Bình Định. Với người dân Lộ Diêu nói riêng, người dân Bình Định nói chung, gành đá Lộ Diêu là dấu tích đầy tự hào trên quê hương anh hùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là huyền thoại
Đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là huyền thoại

VOV.VN - Có lẽ cho đến thời điểm này, không một hải trình nào, không một lịch sử hàng hải nào trên thế giới có thể làm nên một con đường đi biển huyền thoại như những gì mà những thủy thủ của những “Chuyến tàu không số” làm nên trong lịch sử bảo vệ đất nước

Đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là huyền thoại

VOV.VN - Có lẽ cho đến thời điểm này, không một hải trình nào, không một lịch sử hàng hải nào trên thế giới có thể làm nên một con đường đi biển huyền thoại như những gì mà những thủy thủ của những “Chuyến tàu không số” làm nên trong lịch sử bảo vệ đất nước

60 năm trước, vì sao phải mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?
60 năm trước, vì sao phải mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?

VOV.VN - Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Quân ủy Trung ương chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nghiên cứu phương án mới để mở tuyến vận tải biển chở hàng đến chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

60 năm trước, vì sao phải mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?

60 năm trước, vì sao phải mở Đường Hồ Chí Minh trên biển?

VOV.VN - Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Quân ủy Trung ương chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nghiên cứu phương án mới để mở tuyến vận tải biển chở hàng đến chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

Triển lãm "Biển, đảo và chiến sĩ Hải quân - Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển"
Triển lãm "Biển, đảo và chiến sĩ Hải quân - Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển"

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ chí Minh trên biển (23/10/1961-23/10/2021), tại Bảo tàng Hải Phòng, Cục Chính trị Hải Quân phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức trưng bày triển lãm “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân – Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Triển lãm "Biển, đảo và chiến sĩ Hải quân - Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển"

Triển lãm "Biển, đảo và chiến sĩ Hải quân - Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển"

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ chí Minh trên biển (23/10/1961-23/10/2021), tại Bảo tàng Hải Phòng, Cục Chính trị Hải Quân phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức trưng bày triển lãm “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân – Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Gặp mặt các cựu chiến binh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển
Gặp mặt các cựu chiến binh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển

VOV.VN - Tại bến K15 Đồ Sơn (Hải Phòng), các cựu chiến binh Đoàn tàu không số, đại diện Quân chủng Hải quân đã làm lễ dâng hương, thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ bí mật Đường Hồ Chí Minh trên biển

Gặp mặt các cựu chiến binh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển

Gặp mặt các cựu chiến binh Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển

VOV.VN - Tại bến K15 Đồ Sơn (Hải Phòng), các cựu chiến binh Đoàn tàu không số, đại diện Quân chủng Hải quân đã làm lễ dâng hương, thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ bí mật Đường Hồ Chí Minh trên biển

Hội thảo kỷ niệm 60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Hội thảo kỷ niệm 60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển sẽ diễn ra tại Hải Phòng

VOV.VN - Đường Hồ Chí Minh trên biển là biểu hiện sáng ngời của tinh thần yêu nước, ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tinh thần Cách mạng kiên cường.

Hội thảo kỷ niệm 60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển sẽ diễn ra tại Hải Phòng

Hội thảo kỷ niệm 60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển sẽ diễn ra tại Hải Phòng

VOV.VN - Đường Hồ Chí Minh trên biển là biểu hiện sáng ngời của tinh thần yêu nước, ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tinh thần Cách mạng kiên cường.