Ký ức xuân Mậu Thân mãi là khúc ca hào hùng, bi tráng

VOV.VN - Đêm 29 tháng Chạp, cả Sài Gòn đang trong đêm giao thừa, ông Bảy Hôn và 14 đồng đội, trong đó có một nữ biệt động, trên 3 chiếc ô tô, bước vào trận chiến.

Tết Quý Mão năm nay là dịp kỷ niệm 55 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968. Vẫn còn đó những nhân chứng lịch sử của trận đánh năm xưa- trận đánh đã góp phần quan trọng cho chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong lòng những nhân chứng và tất cả chúng ta, ký ức xuân Mậu Thân mãi là khúc ca hào hùng, bi tráng. Độc lập tự do đã được trả bằng máu của lớp lớp người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Phóng viên VOV- TP.HCM ghi lại những ký ức chân thực của ông Phan Văn Hôn- chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, nhân chứng lịch sử Mậu Thân 1968.

 Các anh hùng ra trận

Ông Phan Văn Hôn, thường được gọi là Bảy Hôn, năm nay đã 78 tuổi, vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và chưa bao giờ quên bất cứ chi tiết nào của trận đánh Dinh Độc Lập vào đúng tết Mậu Thân năm 1968 của lực lượng Biệt động Sài Gòn lúc bấy giờ.

Ngày 30 tháng Chạp, chuẩn bị đón tết Mậu Thân năm 1968, ông Bảy Hôn- Tiểu đội trưởng cùng 14 chiến sĩ Đội 5 Biệt động Sài Gòn được đưa đến một trong những cơ sở cách mạng ngay trong nội thành, gần Dinh Độc Lập nhất. Đó là một trong những ngôi nhà của nhà thầu khoán Mai Hồng Quế, tức Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai (Năm Lai).

Ông Bảy kể: "Tinh thần bí mật là hoàn toàn. Tôi về ngôi nhà đó lúc 2h, biết là nhận nhiệm vụ đánh lớn rồi mà mục tiêu thì không cho biết là ở đâu. Cho nên nhiều đồng chí hỏi nhau là, mình đánh lớn thì vũ khí ở đâu không thấy và đánh thì đánh chỗ nào. Đến 4h thì đồng chí Tư Tân là chỉ huy, là Cụm trưởng chạy tới. Ông ấy nói: Tất cả các đồng chí, chuẩn bị chiến đấu, lau chùi súng đạn! Thì lúc đó ông Năm Lai (AHLLVTND Trần Văn lai, chủ nhà- PV) mới kéo cái cầu thang lên xuống, rồi giở viên gạch lên, chui xuống dưới hầm. Trời ơi, một hầm vũ khí, đây đúng là một trận đánh lớn rồi".

Trong căn nhà đó, rất ít người biết, kể cả ông Bảy và đồng đội, có một hầm bí mật ngay dưới sàn nhà. Một căn hầm rộng và sạch, chứa trên 2,5 tấn vũ khí các loại.

Khi đó đã là ngày giáp tết. Ông Bảy và đồng đội được đưa xuống căn hầm, ai cũng ngạc nhiên và tự hào. Bà Đặng Thị Thiệp, vợ của chủ nhà Năm Lai, đã chuẩn bị món ăn ngày tết cũng là món ăn để đồng chí, đồng đội xuất quân, bước vào một trận đánh lớn.

Món bánh tét của bà Đặng Thị Thiệp là không khí tết, là sức lực để ông Bảy Hôn cùng đồng đội cầm cự 3 ngày sau đó. Món bánh tét mà đến bây giờ, sau 55 năm, ông Bảy vẫn nhắc lại mỗi lần kể về trận Mậu Thân: 

“Chiến tranh nay đã lùi xa- Nhớ người tét bánh nuôi ta dưới hầm”, đó là kể chuyện bà Năm ém quân dưới hầm, cho ăn bánh tét mừng Xuân. Chúng tôi vừa ăn bánh tét vừa lau chùi súng đạn. Đến 10h đêm, đồng chí chỉ huy cụm Tư Tân đến kiểm tra xem hoàn tất chưa, mọi chuyện hoàn tất. Đồng chí mới trải tấm sa bàn ra và giao nhiệm vụ: Mục tiêu của các đồng chí là đánh vào Dinh Độc Lập. Thì lúc bấy giờ anh em chúng tôi thấy quá tuyệt vời. Ta đánh trận này dầu phải hy sinh đi nữa cũng hoàn toàn xứng đáng. Anh em phấn khởi lắm"- ông Bảy Hôn nhớ lại. 

 Sống mãi trong lòng người ở lại

Đêm 29 tháng Chạp, cả Sài Gòn đang trong đêm giao thừa, ông Bảy Hôn và 14 đồng đội, trong đó có một nữ biệt động, trên 3 chiếc ô tô, bước vào trận chiến.

Rạng sáng mùng Một năm Mậu Thân 1968, Đội 5 Biệt động Sài Gòn của ông Bảy Hôn tấn công vào Dinh Độc Lập từ cổng phụ. Hơn 2 ngày đêm chiến đấu ngoan cường và cầm cự trước hỏa lực của địch, người bị thương, người hy sinh, không thức ăn, nhưng không ai nao núng: 

"0 giờ mấy phút là chúng tôi lên xe tiến đến Dinh Độc Lập và đánh ngay. Vì địa điểm nhà ông Năm Lai và Dinh Độc Lập sát một bên. Coi như Dinh Độc Lập là điểm phát hỏa đầu tiên của chiến dịch Mậu Thân trong thành phố. Dinh Độc Lập đánh lâu nhất mà chiếm lĩnh được là do địch bị bất ngờ, trở tay không kịp. Sau 30 phút chiến đấu, anh em kiểm tra lại quân số thì coi như 15 đã hy sinh mất 7, còn lại 8 người mà 4 người bị thương- trong đó có tôi. Nhưng bị thương vẫn chiến đấu, chúng tôi cố thủ ở trong ngôi nhà phía ngoài đối diện cổng sau"- ông Bảy Hôn kể. 

Sau đó, thêm một chiến sĩ hy sinh. Đến rạng sáng mùng Ba tết, 7 người bám theo đường ống nước của cao ốc tụt xuống rồi ẩn trên căn gác gỗ của một căn nhà. Nhưng ngay sáng hôm đó, tất cả đều sa vào tay địch trong cuộc lùng sục quy mô, bị kết án chung thân, rồi bị đày ra Côn Sơn cho đến ngày hòa bình. Trong lòng nhũng người còn sống như ông Phan Văn Hôn, trận đánh và đồng đội vẫn mãi còn đó và luôn được nhắc nhớ để thấy rõ giá trị của hòa bình, của sự hy sinh.

Đến nay, có người đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có người chưa được vinh dự ấy. Nhưng trong lòng những người đang sống, những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn khi đi vào trận đánh đã xứng đáng là Anh hùng.

Mậu Thân chiến tích để đời

Tấm bia Biệt động giữa trời soi chung

Khắc tên anh vào bia tưởng niệm

Ngàn đời sau còn mãi lưu truyền

Chiến công vang dội, đời ghi nhớ

Biệt động Sài Gòn đậm nét son

Tên anh khắc vào bia đá

Gắn bó các anh với nước nhà

Hôm nay độc lập, hòa bình

Lòng trung với Đảng, hiếu tình với Dân.

Anh em đồng đội xa gần

Tấm bia Biệt động ân cần khắc ghi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái hiện “Đêm văn nghệ Quang Trung” kỷ niệm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
Tái hiện “Đêm văn nghệ Quang Trung” kỷ niệm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

VOV.VN - Tối 8/1, Thành đoàn TP.HCM tổ chức chương trình tái hiện “Đại hội Văn nghệ sinh viên - học sinh mừng Tết Quang Trung” hay còn gọi là "Đêm văn nghệ Quang Trung", nhân kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Tái hiện “Đêm văn nghệ Quang Trung” kỷ niệm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

Tái hiện “Đêm văn nghệ Quang Trung” kỷ niệm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

VOV.VN - Tối 8/1, Thành đoàn TP.HCM tổ chức chương trình tái hiện “Đại hội Văn nghệ sinh viên - học sinh mừng Tết Quang Trung” hay còn gọi là "Đêm văn nghệ Quang Trung", nhân kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

TP.HCM họp mặt kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
TP.HCM họp mặt kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Những trận đánh lẫy lừng trong xuân Mậu Thân 1968 và cả những hy sinh to lớn của đồng bào, cán bộ chiến sĩ đã tạo nên một tượng đài bất tử, một dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.

TP.HCM họp mặt kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

TP.HCM họp mặt kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Những trận đánh lẫy lừng trong xuân Mậu Thân 1968 và cả những hy sinh to lớn của đồng bào, cán bộ chiến sĩ đã tạo nên một tượng đài bất tử, một dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.

TP.HCM khai mạc triển lãm kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
TP.HCM khai mạc triển lãm kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Sáng nay (4/1), tại TP.HCM diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Lịch sử khắc ghi”. Triển lãm do Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM và Sở Văn hoá và Thể thao thành phố phối hợp tổ chức.

TP.HCM khai mạc triển lãm kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

TP.HCM khai mạc triển lãm kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Sáng nay (4/1), tại TP.HCM diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Lịch sử khắc ghi”. Triển lãm do Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM và Sở Văn hoá và Thể thao thành phố phối hợp tổ chức.

Khai mạc triển lãm ảnh "Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 – Mãi mãi sáng ngời"
Khai mạc triển lãm ảnh "Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 – Mãi mãi sáng ngời"

VOV.VN - Sáng nay (28/12), tại TP.HCM đã khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 - Mãi mãi sáng ngời”, do Quận uỷ - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 1 tổ chức, nhân kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Khai mạc triển lãm ảnh "Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 – Mãi mãi sáng ngời"

Khai mạc triển lãm ảnh "Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 – Mãi mãi sáng ngời"

VOV.VN - Sáng nay (28/12), tại TP.HCM đã khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Hào khí Xuân Mậu Thân 1968 - Mãi mãi sáng ngời”, do Quận uỷ - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 1 tổ chức, nhân kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” tại Cần Thơ
Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” tại Cần Thơ

VOV.VN - Sáng nay 13/12, tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” và Trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris về Việt Nam – Cánh cửa đến hòa bình”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của thành phố Cần Thơ chào năm mới “Mừng Đảng quang vinh – Mừng Xuân Quý Mão năm 2023”.

Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” tại Cần Thơ

Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” tại Cần Thơ

VOV.VN - Sáng nay 13/12, tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “55 năm Mậu Thân 1968 – Những ký ức không phai” và Trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris về Việt Nam – Cánh cửa đến hòa bình”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của thành phố Cần Thơ chào năm mới “Mừng Đảng quang vinh – Mừng Xuân Quý Mão năm 2023”.