Lấy phiếu tín nhiệm: Để không hình thức, phải chắc quy trình

(VOV) - "Đừng sợ người ta sẽ không bỏ phiếu tín nhiệm mình vì mình không hoàn thành việc này, việc kia..."

Trao đổi với phóng viên về chủ trương lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm mà Quốc hội vừa phê chuẩn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước tiên phong thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, vì vậy cần làm mẫu để các địa phương khác noi theo.

Ông Nguyễn Tùng Lâm
PV
:  Thưa ông, rất nhiều việc Thủ đô đã gương mẫu đi đầu cả nước và lần này việc lấy phiếu tín nhiệm cũng đã được Hà Nội lĩnh ấn tiên phong. Theo ông, Hà Nội sẽ gặp khó khăn gì trong việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Nghị quyết Trung ương 4 được ban hành với những chủ trương và giải pháp quan trọng, phù hợp lòng dân, trong đó có vấn đề lấy phiếu tín nhiệm. Chủ trương này đã thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng trong đánh giá cán bộ. Chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn để chúng ta phải đổi mới công tác cán bộ vì đây là khâu chốt của then chốt. Nhận biết được tầm quan trọng của chủ trương này, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã quyết định Hà Nội sẽ là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện lấy phiếu tín nhiệm. Tôi nghĩ, vạn sự khởi đầu nan, người đi trước bao giờ cũng gặp phải những vấn đề mới, khó. Phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và làm chặt chẽ, làm đúng, làm trúng chủ trương thì việc lấy, bỏ phiếu sẽ có những kết quả tốt đẹp.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, đối với một số cán bộ không còn coi mình là công bộc của dân không cần thiết phải lấy phiếu tín nhiệm mà bỏ phiếu tín nhiệm luôn. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Lấy phiếu tín nhiệm là để những người được lấy phiếu có thể đo được uy tín của mình. Qua góp ý của nhiều người, họ tự điều chỉnh, tự sắp xếp lại công việc điều hành sao cho đạt yêu cầu. Mục tiêu của việc lấy phiếu tín nhiệm là để thăm dò uy tín, đo uy tín, đánh giá lãnh đạo hàng năm và cũng là cơ hội để cho cán bộ năng lực yếu hoặc cố tình làm sai cảnh tỉnh, chấn chỉnh hành vi, cách làm việc của mình. Đó là lý do chúng ta không bỏ phiếu ngay mà phải lấy phiếu tín nhiệm trước. Sau khi lấy phiếu tín nhiệm mà tín nhiệm của cán bộ đó quá thấp và vẫn không chuyển biến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm.

PV: Thưa ông, việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm có mở lối cho các cán bộ không hoàn thành chức trách nhiệm vụ có thể xin rút lui và ứng xử theo văn hóa từ chức?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Lấy phiếu tín nhiệm cũng như là sự cảnh báo cho các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo biết được uy tín của mình. Đó là cơ sở để người đó tự mình xem lại mình nên từ chức hay không? Vì thước đo này là căn cứ để người có chức vụ tự vấn mình, tìm cho mình giải pháp tốt nhất. Có lẽ việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm này sẽ đặt nền móng cho văn hóa từ chức. Nhiều người thấy cần phải từ chức nhưng họ lại có những ảo tưởng cho rằng mình không đến mức như thế. Kết quả phiếu chính là số đo khách quan để người đó có giải pháp tốt nhất cho mình và tuyên bố từ chức trong danh dự, trong văn hóa. 

PV: Tuy nhiên làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm thực chất bởi hàng năm chúng ta vẫn đánh giá cán bộ, nhưng cuối cùng vẫn "hòa cả làng”, ai cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Muốn không hình thức phải làm chặt từ hai phía cả người được lấy phiếu tín nhiệm cũng như người bỏ phiếu tín nhiệm. Với những người được lấy phiếu tín nhiệm phải thấy rằng đây là một thử thách, là cơ hội để kiểm tra, đánh giá sát hạch năng lực của mình. Bởi có sự giám sát của cộng đồng một cách trung thực sẽ giúp mình phát huy sở trường để anh có động cơ làm tốt hơn phần việc được giao, để nhận được nhiều nhất phiếu ủng hộ mình. Nhưng muốn nhận được nhiều phiếu ủng hộ mình, theo tôi người được lấy phiếu sẽ phải  kiểm điểm thật, đánh giá thật năng lực của mình trước khi người ta tín nhiệm. Đừng sợ người ta sẽ không bỏ phiếu tín nhiệm mình vì mình không hoàn thành việc này, việc kia. Vấn đề là anh cầu thị và làm bằng hết sức mình thì người bỏ phiếu sẽ đánh giá đúng. Một điều nữa, muốn nhận được sự ủng hộ của nhiều người tôi cho rằng người được lấy phiếu tín nhiệm cần phải trung thực kê khai tài sản của mình. Đây là điều kiện đầu tiên đánh giá anh là người có trung thực hay không.

Còn đối với người đi bỏ phiếu tín nhiệm cho người khác, theo tôi ngoài nắm bắt được những thông tin từ người được lấy phiếu tín nhiệm, từ cơ quan đơn vị của người được lấy phiếu tín nhiệm, còn phải có những thông tin khác, sát thực bằng cách này hay cách khác để có cái nhìn, đánh giá khách quan cho người được lấy phiếu tín nhiệm. 

PV: Nhiều ý kiến lo ngại vì sợ mất phiếu cán bộ sẽ không dám làm, không dám quyết nhiều việc, như vậy lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ có tác dụng ngược. Theo ông làm thế nào để việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm khách quan, trung thực, chọn được người tài nhưng cũng không làm cán bộ "ngại” việc?

Ông Nguyễn Tùng Lâm: Tôi nghĩ rằng người cầm lá phiếu đánh giá người khác tất nhiên sẽ có một vài người vì lợi ích cá nhân có thể bỏ phiếu không đúng. Nhưng tôi nghĩ đa số sẽ bỏ phiếu đúng. Tôi không nghĩ vì lá phiếu tín nhiệm mà nhiều người vo tròn lại để tránh va chạm. Mình là người hết lòng vì công việc, không đổ trách nhiệm cho ai, tất cả vì công việc chung chắc chắn mọi người sẽ biết cả để ủng hộ mình. Muốn việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm đạt kết quả cao nhất cần rất nhiều kênh thông tin để người bỏ phiếu sẽ biết rõ về người mình sẽ bỏ phiếu cho họ. Để làm được điều này tất cả thông tin về cán bộ phải công khai minh bạch, dân chủ. Thế mới tránh được bỏ phiếu hình thức. 

Còn làm sao tránh được chuyện cán bộ co mình lại và không dám đụng đến những vấn đề "nhạy cảm” dễ mất phiếu, tôi nghĩ trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, tiêu chí hoàn thành công việc phải là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Chẳng hạn lấy phiếu đối với cán bộ làm nội vụ người ta sẽ "soi” xem ngành nội vụ có còn tiếp tục để sai phạm trong lĩnh vực tuyển dụng cán bộ để lọt lưới cán bộ không làm được việc vào bộ máy nhà nước không? Hay ngành xây dựng việc chấn chỉnh trật từ xây dựng đến đâu, có để tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng sai mục đích nhờ sự tiếp tay của các nhà quản lý hay không?..Tóm lại, hiệu quả công việc là thước đo quan trọng nhất để anh nhận được nhiều sự tín nhiệm nhất.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng
Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng

(VOV) -Sáng 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử chi quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng

Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng

(VOV) -Sáng 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử chi quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Sẽ thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm cán bộ Đoàn
Sẽ thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm cán bộ Đoàn

(VOV) - Bí thư thứ nhất TW Đoàn Nguyễn Đắc Vinh: Thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm để tăng ý thức trách nhiệm của cán bộ Đoàn.

Sẽ thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm cán bộ Đoàn

Sẽ thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm cán bộ Đoàn

(VOV) - Bí thư thứ nhất TW Đoàn Nguyễn Đắc Vinh: Thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm để tăng ý thức trách nhiệm của cán bộ Đoàn.

Tín nhiệm và không tín nhiệm
Tín nhiệm và không tín nhiệm

(VOV) - Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII sôi nổi với tranh luận: tín nhiệm hay không tín nhiệm, tín nhiệm đến mức nào...

Tín nhiệm và không tín nhiệm

Tín nhiệm và không tín nhiệm

(VOV) - Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII sôi nổi với tranh luận: tín nhiệm hay không tín nhiệm, tín nhiệm đến mức nào...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm
Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Nghị quyết quyết có hiệu lực thi hành từ 1/2/2013. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được thu hẹp.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Nghị quyết quyết có hiệu lực thi hành từ 1/2/2013. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được thu hẹp.