Mô hình nào cho Chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng

VOV.VN - Mô hình chính quyền đô thị mà Đà Nẵng được phép thí điểm tổ chức là mô hình 1 cấp chính quyền địa phương ở cấp thành phố và 2 cấp hành chính là quận và phường.

Sáng 10/11, tại cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cho ý kiến xây dựng Nghị định của Chính phủ “quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng”, một số ý kiến cho rằng, cần bổ sung thẩm quyền, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa vào Nghị định.

Ngày 19/6/2020, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 119 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thành phố trong giai đoạn mới.

Mô hình chính quyền đô thị mà Đà Nẵng được phép thí điểm tổ chức là mô hình 1 cấp chính quyền địa phương ở cấp thành phố và 2 cấp hành chính là quận và phường. Chính quyền thành phố được tổ chức gồm HĐND và UBND. Chính quyền địa phương ở các quận thuộc thành phố là UBND quận, không tổ chức HĐND quận; là cơ quan hành chính Nhà nước ở quận, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND thành phố.

Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận tại thành phố là UBND phường (không tổ chức HĐND phường), là cơ quan hành chính Nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND thành phố, UBND quận.

Theo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng xin ý kiến của Ban Thường vụ báo cáo Bộ Nội vụ hoàn thiện Nghị định trình Chính phủ nêu rõ: “Cán bộ, công chức làm việc tại tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và UBND phường thuộc quận tại TP Đà Nẵng thuộc cán bộ, công chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và UBND quận”.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, nên thành lập thêm Phòng Du lịch thuộc UBND quận, bởi đặc thù của Đà Nẵng là thành phố du lịch. Theo ông Hồ Kỳ Minh, cần bổ sung chức năng biên giới đối với 4 quận có biên giới biển.

"Chúng ta là chính quyền đô thị có 6 quận. Có một lưu ý rất đặc biệt là chúng ta có huyện đảo Hoàng Sa. Nghị định có nhắc qua nhưng rất là mờ. Chúng ta phải nói rõ trong Nghị định chứ không thì sau này phải đi xin lại. Cơ chế bổ nhiệm thế nào. Huyện đảo Hoàng Sa có bao nhiêu phòng, sau này sẽ lúng túng ngay. Hiện chúng ta có Chủ tịch UBND huyện, Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tôi đề nghị phải bổ sung vấn đề này luôn. Nếu huyện đảo Hoàng Sa cần có phòng gì thì ta bổ sung luôn", ông Hồ Kỳ Minh phân tích.

Theo dự thảo Nghị định về Chính quyền đô thị Đà Nẵng do Bộ Nội vụ soạn thảo, dự kiến mỗi quận không quá 8 phòng chức năng. Về vấn đề này, nhiều Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, mỗi quận có 12 phòng. Trong đó, sáp nhập Phòng Y tế vào Văn phòng UBND quận.

Dự thảo Nghị định nêu, số lượng công chức, viên chức của 1 phòng không quá 9 người. Ban Thường vụ Thành ủy cho rằng, không nên quy định cứng về số lượng cán bộ trong 1 phòng.

Về quy mô cấp phường, dự thảo Nghị định cho phép số lượng công chức không quá 12 người, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, cần tăng lên 16 người, bao gồm cả cán bộ điều động, luân chuyển.

Các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng bàn thảo, cho ý kiến về nội dung tuyển dụng công chức cấp phường, làm sao nâng được công chức cấp phường lên ngang bằng công chức cấp quận; Số lượng cấp phó của các phòng chuyên môn.

Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng đề nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ cho phép mỗi phòng tăng lên ít nhất lên 9 cán bộ, công chức.

“Nếu 9 người một phòng mà nhân với 6 quận nhân với 12 phòng thì tăng khoảng 108 biên chế. Với kinh phí giao khoảng 100 triệu đồng một công chức thì tăng khoảng 10 tỷ. So với việc không tổ chức HĐND cấp quận, phường thì giảm được 43 tỷ. Với số lượng biên chế tăng cán bộ công chức tăng 10 tỷ thì vẫn có lợi”, ông Đồng nhận định.

Điểm mới và hết sức quan trọng khi thí điểm chính quyền đô thị tại quận, phường là quy định về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của UBND. Theo đó, UBND quận làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch UBND quận là người đứng đầu UBND quận, chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng dành thời gian góp ý về quan hệ công tác của UBND quận với Chủ tịch UBND thành phố; Quan hệ công tác giữa UBND quận với Quận ủy, UBMTTQVN và các tổ chức chính trị xã hội ở quận.

Ông Vũ Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu đề nghị, không nên quy định quá cụ thể, chi tiết quan hệ công tác giữa Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận.

Theo ông Hùng, vấn đề nào cần thiết, quan trọng phải xin ý kiến đã có cuộc họp hội ý Thường trực hàng tuần. Khi nào có việc cần thiết mới mời họp. Kết luận cuộc họp cần ghi rất gọn. Bởi Kết luận đã có quy định cụ thể, phải gửi cho ai, sau mấy ngày. Nhưng phải thêm điểm mới là phải đưa lên Cổng Thông tin điện tử của quận sau 24 giờ đảm bảo minh bạch, rõ ràng. Phần trách nhiệm của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND quận thì theo quy định của Luật Công chức nhưng phải bổ sung thêm Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, về nguyên tắc xây dựng Nghị định phải căn cứ các quy định hiện hành khác để xây dựng về mô hình và thẩm quyền của Chính quyền đô thị. Đó là Nghị định 62 ngày 1/6/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc xây dựng vị trí việc làm của cơ quan nhà nước; Nghị định số 34 và 108/2020 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ông Nguyễn Văn Quảng nêu rõ: “Chúng ta làm mô hình Chính quyền đô thị cũng phải dựa trên nguyên tắc chung đó, từ đó phát triển lên chứ không thể làm trái quy định chung được. Tôi đề nghị bổ sung vào để trong đề xuất văn bản đối với Bộ Nội vụ để làm căn cứ các lập luận sau này"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ Nghị quyết 33 đến Nghị quyết 43: Đà Nẵng hướng tới đô thị biển quốc tế
Từ Nghị quyết 33 đến Nghị quyết 43: Đà Nẵng hướng tới đô thị biển quốc tế

VOV.VN - Đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Đà Nẵng được xây dựng theo hướng trở thành đô thị biển quốc tế, là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.

Từ Nghị quyết 33 đến Nghị quyết 43: Đà Nẵng hướng tới đô thị biển quốc tế

Từ Nghị quyết 33 đến Nghị quyết 43: Đà Nẵng hướng tới đô thị biển quốc tế

VOV.VN - Đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Đà Nẵng được xây dựng theo hướng trở thành đô thị biển quốc tế, là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.

Đà Nẵng có tân Bí thư Thành ủy
Đà Nẵng có tân Bí thư Thành ủy

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nhiệm kỳ 2015-2020 được bầu làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đà Nẵng có tân Bí thư Thành ủy

Đà Nẵng có tân Bí thư Thành ủy

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nhiệm kỳ 2015-2020 được bầu làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bế mạc Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025
Bế mạc Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025

VOV.VN - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng Khóa XXII cần phát huy cao độ sự đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đặt lợi ích của người dân và thành phố lên hàng đầu.

Bế mạc Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025

Bế mạc Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025

VOV.VN - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng Khóa XXII cần phát huy cao độ sự đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đặt lợi ích của người dân và thành phố lên hàng đầu.