Mở màn trận Điện Biên Phủ: Cánh cửa thép Him Lam hôm qua và hôm nay

VOV.VN -66 năm đi qua, Him Lam được thay bằng phố phường sầm uất, nhiều nhà cao tầng được xây lên, cuộc sống người dân ngày càng đầy đủ, ấm no.  

Đúng ngày này 66 năm về trước ngày 13/3/1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nã những loạt đạn, pháo đầu tiên tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam - một trong những cứ điểm quan trọng của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà người Pháp vẫn tự hào mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm để mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

66 năm đi qua, chiến trường Him Lam khốc liệt ngày nào giờ đã thay thế bằng những phố phường sầm uất, nhiều nhà cao tầng được xây lên, cuộc sống của người dân ngày càng đầy đủ, ấm no hơn.  

Thực dân Pháp xây dựng Him Lam thành “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm, ngăn chặn mọi con đường quân ta có thể tiến vào cứ điểm trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Him Lam là một trong ba trung tâm đề kháng quan trọng của thực dân Pháp xây dựng nằm ở phía Đông Bắc, án ngự trên con đường nối từ Tuần Giáo - Pha Đin vào trung tâm Điện Biên Phủ. Với vị trí quan trọng, thực dân Pháp muốn biến nơi đây thành “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm, ngăn chặn mọi con đường quân ta có thể tiến vào cứ điểm trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Do đó, cụm cứ điểm Him Lam được xây dựng thành ba cứ điểm với những hệ thống công sự vững chắc bao quanh là hệ thống dây thép gai, vật chướng ngại và nhiều bãi mìn (có nơi rộng đến hơn 100m2). Một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn lê dương 13 được bố trí tại Him Lam với hỏa lực rất mạnh, trang bị cả súng có kính ngắm điện tử phát hiện mục tiêu ban đêm. Ngoài ra, cụm cứ điểm này còn được trọng pháo 105mm và 155mm ở cứ điểm Mường Thanh và Hồng Cúm bắn yểm trợ.

Nhớ lại những giây phút lịch sử khi được Bộ chỉ huy mặt trận giao nhiệm vụ tấn công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, ông Nguyễn Hữu Chấp, cựu chiến binh sư đoàn 312, sư đoàn chủ công đánh trận mở màn Him Lam cho biết: ban đầu cứ điểm Him Lam được ấn định sẽ tấn công vào ngày 12/3/1954, nhưng sau khi kiểm tra lại toàn bộ hệ thống giao thông hào và các con đường tiến quân của ta còn chưa ổn, với chủ trương “đánh chắc tiến chắc”, Bộ chỉ huy mặt trận quyết định dời ngày tấn công sang 13/3/1954.

66 năm đi qua, giờ đây Him Lam đã và đang từng bước đổi thay, trở thành mảnh đất thanh bình, tươi đẹp, đầy sức sống, được coi là một trong những phường trọng điểm về phát triển đô thị, kinh tế của thành phố Ðiện Biên Phủ.

Khi Him Lam chưa bị tiêu diệt, thực dân Pháp vô cùng kiêu căng thường xuyên rải truyền đơn, phát loa thách thức tướng Giáp đánh vào Him Lam bởi Him Lam là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm, tập đoàn Điện Biên Phủ là cối xay thịt, nếu đánh vào sẽ không có đường trở về với gia đình, quê hương. Nhưng với quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đánh đuổi thực dân xâm lược, đúng 17h5 phút, ngày 13/3/1954, hàng loạt lựu pháo và sơn pháo của ta dội lửa xuống cụm cứ điểm Him Lam, phân khu trung tâm, sân bay và trận địa pháo địch khiến Him Lam ngập khói, các trận địa pháo của tập đoàn cứ điểm hầu như bị tê liệt. Và đến 22h30 phút cùng ngày, toàn bộ trung tâm đề kháng Him Lam đã bị tiêu diệt, trận đánh mở màn thành công ngoài sự mong đợi.

“Khi mà đánh vào Him Lam thì anh em bộ đội quyết tâm lắm, mỗi Đảng viên có một quyết tâm thư “Quyết đánh và Quyết thắng, không thắng không về”, viết cái khẩu hiệu ấy cài vào mũ. Trước khi vào trận đã có cái chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng như thế rồi. Suốt ngày 13 trên trời nó nắng nóng, máy bay nó nhào lộn, thỉnh thoảng lại bỏ bom, bắn vu vơ cho nên phải nói là rất căng thẳng về tư tưởng, tinh thần, cứ mong làm thế nào đến 5 giờ chiều để mà nổ súng để mà vọt lên giao thông hào thôi”- ông Nguyễn Hữu Chấp kể lại.

66 năm đi qua, giờ đây Him Lam đã và đang từng bước đổi thay, trở thành mảnh đất thanh bình, tươi đẹp, đầy sức sống, được coi là một trong những phường trọng điểm về phát triển đô thị, kinh tế của thành phố Ðiện Biên Phủ với dáng dấp của một khu đô thị hiện đại. Hiện phường Him Lam có 20 tổ dân phố, bản với trên 2.800 hộ, dân số khoảng 10.800 người, kinh tế tập trung vào các hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao… Nhờ quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của Him Lam chỉ còn khoảng 0,17%, đời sống người dân ngày càng được nâng lên với thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, ước đạt 35 triệu đồng/người vào năm 2020 (tăng 6,5 triệu đồng so với năm 2015).

Những chứng tích lịch sử vẫn được giữ nguyên vẹn nhắc nhở thế hệ đi sau về những hy sinh to lớn của thế hệ đi trước.

Ông Lường Văn Hịa, người dân bản Him Lam 2, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ phấn khởi cho biết: những năm qua nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vùng đất Him Lam đã thay đổi gấp nhiều lần so với trước, đường phố được xây dựng mở rộng sạch đẹp hơn, nhiều nhà cao tầng mọc lên, cuộc sống người dân no đủ, an ninh trật tự ổn định, người dân luôn cố gắng, chăm chỉ phát triển sản xuất, tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

“Hồi giải phóng Điện Biên thì chỗ bản Him Lam 2 nhà cửa tan nát hết, song rồi chúng tôi mới xây dựng lại. Sau này đời sống của nhân dân càng ngày càng ấm no, làm ăn khấm khá hơn. Bản làng được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng đường xá đi lại thuận tiện, nhân dân phải nói là rất phấn khởi”- ông Lường Văn Hịa cho biết.

Những con số nêu trên đã minh chứng rõ ràng cho bước chuyển mình vượt bậc của mảnh đất thép Him Lam, cửa ngõ thành phố Điện Biên Phủ. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai hoàn thiện nhiều dự án trọng điểm như: Dự án đường 60m, Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung, điểm tái định cư Him Lam... để tiếp tục góp phần tạo động lực lớn cho sự phát triển kinh tế - hạ tầng của địa phương.

Với thế mạnh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch, Him Lam đang xây dựng nhiều bản trở thành những bản văn hóa du lịch chất lượng cao để kết nối vào chuỗi các sản phẩm du lịch lịch sử của địa phương.

Với thế mạnh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch, chính quyền, nhân dân các dân tộc phường Him Lam cũng đang tiếp tục phấn đấu, nỗ lực xây dựng nhiều bản trở thành những bản văn hóa du lịch chất lượng cao để kết nối vào chuỗi các sản phẩm du lịch lịch sử của địa phương.

Ông Lường Văn Chựa, trưởng bản Him Lam 2, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ nói, bây giờ chúng tôi là đời con, đời cháu của thế hệ rồi cũng phải phấn đấu cùng phát triển kinh tế để làm sao các hộ đều phát triển. Mừng nhất là con em chúng tôi bây giờ học hành đầy đủ, trường trạm đầy đủ, chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi".

Từ một bãi chiến trường với đầy phế tích của bom đạn, dây thép gai, bãi mìn… giờ đây “cánh cửa thép” Him Lam đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Điện Biên Phủ.

Từ một bãi chiến trường với đầy phế tích của bom đạn, dây thép gai, bãi mìn… giờ đây “cánh cửa thép” Him Lam đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Điện Biên Phủ, xứng đáng với những hy sinh to lớn của thế hệ cha, anh đi trước đã đánh đổi bằng cả máu xương để giành lại độc lập tự do cho dân tộc, cho Tổ Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện Biên: Tổ chức triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Điện Biên: Tổ chức triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

VOV.VN - Triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”  giới thiệu gần 150 tài liệu là: ảnh, tư liệu, bản đồ, hiện vật từ hai phía Việt Nam và Pháp.

Điện Biên: Tổ chức triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

Điện Biên: Tổ chức triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

VOV.VN - Triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”  giới thiệu gần 150 tài liệu là: ảnh, tư liệu, bản đồ, hiện vật từ hai phía Việt Nam và Pháp.

Sáng tạo độc đáo của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Sáng tạo độc đáo của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên hiện đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sáng tạo độc đáo của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng tạo độc đáo của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên hiện đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Vũ khí đặc biệt tại mặt trận Điện Biên Phủ
Vũ khí đặc biệt tại mặt trận Điện Biên Phủ

VOV.VN -140 ngày đêm, 33 số báo, mỗi bài viết đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người làm báo cầm súng tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Vũ khí đặc biệt tại mặt trận Điện Biên Phủ

Vũ khí đặc biệt tại mặt trận Điện Biên Phủ

VOV.VN -140 ngày đêm, 33 số báo, mỗi bài viết đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người làm báo cầm súng tại chiến trường Điện Biên Phủ.