Muốn có tác phẩm xứng tầm thì cần tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ

VOV.VN - "Nghệ thuật biểu diễn thì còn nhiều vấn đề phải nói, nhưng quan trọng nhất là phải tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ. Chúng ta có Lưu Quang Vũ với 40 vở kịch của những đêm diễn đỏ đèn thì chúng ta cũng hy vọng với sự phát triển công nghiệp văn hóa, với những chính sách thiết thực sẽ có những tác phẩm xứng tầm, mang hơi thở thời đại"

“Kinh tế phát triển mà không quan tâm văn hóa thì cũng tự đánh mất mình”

Phát biểu trên hội trường về phát triển kinh tế - xã hội, chiều 31/10, Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) cho biết, cử tri lo lắng trong thời gian qua nổi lên nhiều vụ án mạng nghiêm trọng, hành xử dã man chỉ vì những lý do nhỏ nhặt trong cuộc sống, môi trường văn hóa thuần phong, mỹ tục bị xâm hại; một bộ phận văn nghệ sĩ, người mẫu, người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội xuống cấp về lối sống, đạo đức... Đây là vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội đã phản ánh, song đến nay dù có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa kiểm soát tốt, thậm chí có mặt còn gia tăng.

Ông cho rằng, hiện nay, chúng ta đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, nhiều mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế được đề cập đầy đủ, rõ ràng nhưng có nơi, có lúc tính chất phát triển hài hòa chưa thực sự hiệu quả. Phát triển văn hóa còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế, chưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa Việt Nam.

“Cử tri cho rằng, việc phát triển kinh tế chưa song hành với phát triển văn hóa. Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này, có chiến lược căn cơ để xây dựng văn hóa, hình ảnh con người Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, không chỉ là sự khẳng định tầm quan trọng đối với lĩnh vực phát triển văn hóa trong xây dựng con người và phát triển kinh tế - xã hội mà còn là yêu cầu đối với cả hệ thống chính trị, nhằm khơi thông sức mạnh của văn hóa để văn hóa phát triển tương xứng, hài hòa với các lĩnh vực trọng yếu khác” – ông Phương nói.

Vị đại biểu này cũng nhấn mạnh, quá trình lãnh đạo, quản lý cần loại bỏ suy nghĩ đề cao phát triển kinh tế mà xem nhẹ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xem văn hóa là cái đuôi, là cái bóng lệ thuộc vào sự phát triển của kinh tế, xem nhiệm vụ phát triển văn hóa chưa mang tính cấp thiết, không phát triển cũng chẳng chết ai, đầu tư vào văn hóa không có lợi nhuận.

“Kinh tế có phát triển đến mấy mà không quan tâm phát triển văn hóa thì cũng tự đánh mất mình, phát triển kinh tế cũng không có ý nghĩa gì. Do đó, văn hóa là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển lâu bền của đất nước. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện vật chất, nguồn sống cho phát triển văn hóa nhưng phát triển kinh tế chưa bao giờ tách khỏi sự nâng đỡ của văn hóa. Không để mục tiêu phát triển kinh tế lấn át hoặc làm xuống cấp văn hóa, văn hóa phải đi cùng và đi ngang hàng với kinh tế trong quá trình phát triển” – ông Huỳnh Thanh Phương nêu quan điểm.

Quan trọng nhất là tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ

Theo Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi rất lớn trong nhận thức, trong tư duy, trong hành động, trong chuyển biến của các cấp, các ngành liên quan đến văn hóa.

Cuộc hội thảo thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp một số cơ quan, tổ chức đã tạo được những dư địa, những kết quả rất tốt đẹp với sự tham dự trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước những chỉ đạo rất cụ thể, sâu sắc và sự chuyển biến đấy đã thể hiện rất rõ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đó là một trong những vấn đề rất cơ bản để cho văn hóa có những bước phát triển bền vững trong triển khai sắp tới.

Một điểm thuận lợi thứ hai trong phát triển văn hóa, đó là đất nước có 100 triệu dân với tăng trưởng kinh tế 5% - 6% một năm. “Đấy là mơ ước của nhiều quốc gia khác với tỷ lệ dân số trẻ và người Việt Nam thích bàn luận, thích xem, thích cái mới và rất say sưa với chữ nghĩa, với văn hóa, đó là dư địa rất lớn để chúng ta phát triển trước hết là văn hóa, nghệ thuật” – ông nói.

Dẫn số liệu cho thấy chỉ hai đêm diễn của Black Pink đã được gần một nửa con số chúng ta phấn đấu của tổng thu của nghệ thuật biểu diễn năm 2030 và có thể đạt bằng nếu cần thêm 2 đêm diễn ở TP.HCM, ông Đỗ Chí Nghĩa cho rằng đó là điều rất đáng suy nghĩ, bởi dư địa là rất lớn.

Cũng theo đại biểu, nhưng khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đi giám sát, khảo sát thì thấy rằng các nhà hát thì không có diễn viên, diễn viên thì không có nhà hát. Có nhà hát, trung tâm biểu diễn nghệ thuật quản đến 5 địa điểm đất vàng, đất kim cương của thành phố nhưng chỉ vận hành 1 địa điểm, 4 địa điểm còn lại hoặc là để hoang hoặc cho các đơn vị khác thuê và tốn tiền bảo vệ, tốn tiền điện nước. Trong khi đó phần lớn các đoàn nghệ thuật không có nhà hát riêng để biểu diễn, muốn biểu diễn phải đi thuê, rất khó khăn về địa điểm biểu diễn.

Về nhân lực, ông cho biết một số đoàn nghệ thuật ở trung ương cũng rất khó khăn, có đoàn không có biên chế. Khảo sát ở các trường nghệ thuật thì rất ít bạn trẻ vào các ngành nghệ thuật truyền thống.  

“Về nghệ thuật biểu diễn thì còn nhiều vấn đề phải nói, nhưng quan trọng nhất là phải tạo dư địa sáng tạo cho các nghệ sĩ. Chúng ta đã có Lưu Quang Vũ với 40 vở kịch của những đêm diễn đỏ đèn thì chúng ta cũng hy vọng với sự phát triển công nghiệp văn hóa, với những chính sách thiết thực sẽ có những tác phẩm xứng tầm, mang hơi thở thời đại” – ông Nghĩa nói.

Ở góc độ khác, theo đại biểu, văn hóa là nguồn lực nội sinh phát triển và Tổng Bí thư đã nói rõ trọng tâm của phát triển văn hóa là phát triển con người, tránh chuyện tư duy văn hóa chỉ là giải trí, mà đã là con người thì trước hết phải phát triển văn hóa công vụ, đạo đức công vụ.

“Tôi rất thấm thía lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực và phải kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực để Đảng ta, hệ thống chính trị nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người Việt Nam. Tôi nghĩ cốt cách văn hóa Việt Nam ở những chiều sâu như vậy” – ông Đỗ Chí Nghĩa nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”

VOV.VN - “Phân cấp phân quyền chưa rõ, dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ. Có Thông tư hướng dẫn rồi mà ở dưới vẫn chờ hướng dẫn tiếp, tức chờ “hướng dẫn của hướng dẫn” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về bất cập trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”

VOV.VN - “Phân cấp phân quyền chưa rõ, dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ. Có Thông tư hướng dẫn rồi mà ở dưới vẫn chờ hướng dẫn tiếp, tức chờ “hướng dẫn của hướng dẫn” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về bất cập trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”
“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”

VOV.VN - Trước thực tế giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia chậm, khả năng không đạt, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp quyết liệt để khắc phục.

“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”

“Có tiền mà không giải ngân được hoặc chậm đến tay dân là có lỗi với dân”

VOV.VN - Trước thực tế giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia chậm, khả năng không đạt, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp quyết liệt để khắc phục.

Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?
Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?

VOV.VN - Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ những vướng mắc, hạn chế khiến cho việc hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là rất khó khăn.

Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?

Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn “vướng”, do đâu?

VOV.VN - Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ những vướng mắc, hạn chế khiến cho việc hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là rất khó khăn.