Nghệ thuật sử dụng "vây, lấn, tấn, triệt, diệt" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, điểm phát triển đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng chiến thuật là xác định đúng thời cơ đánh đòn quyết định cuối cùng. Ta đã thành công với cách đánh "vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt", một hình thức chiến thuật tiến công quân địch phòng ngự trong công sự kiên cố làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.

Để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc" hiệu quả nhất, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta lựa chọn và thực hiện cách đánh chiến dịch sáng tạo và hợp lý với tên gọi ban đầu là chiến thuật "vây - lấn". Với chiến thuật độc đáo này, bộ đội ta đã không tập trung lực lượng đánh thọc sâu, không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh" dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm với hơn 16 nghìn quân tinh nhuệ và thiện chiến của Pháp án ngữ trong một tập đoàn cứ điểm mạnh được cho là "bất khả xâm phạm". Ta đã kịp thời kéo pháo ra, tổ chức lại trận địa, tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, tập trung binh hỏa lực tiêu diệt từng mục tiêu một, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm.

Đại tá Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự phân tích: "Với nghệ thuật "vây - lấn" bao quanh từng căn cứ một và bao quanh toàn bộ tập đoàn cứ điểm, trong lòng chảo Điện Biên Phủ có rất nhiều điểm cao, thì 49 cứ điểm đấy đều được án ngữ trên những điểm cao lợi hại nhất. Cho nên, bằng chiến thuật "vây - lấn" chúng ta tấn công những đỉnh cao, thắt chặt vòng vây. Bằng hệ thống giao thông hào mạng nhện, chúng ta không chỉ cô lập từng cứ điểm; cô lập từng cụm cứ điểm; mà còn làm đường để cho bộ đội tiếp cận mục tiêu".

Dựa vào hệ thống giao thông hào được đào bao quanh cứ điểm địch, bộ đội ta cứ lấn và tiến dần, sử dụng hỏa lực tiêu diệt từng lô cốt, ụ súng; lần lượt phá từng bãi mìn, từng hàng rào kẽm gai,... tiếp cận tới từng chân cứ điểm, cụm cứ điểm, rồi bất ngờ đồng loạt xung phong tiến công vào trung tâm của địch. Cách đánh này vừa hạn chế được tổn thất cho bộ đội trước sức mạnh và lưới lửa dày đặc của hệ thống hỏa lực địch; đồng thời làm cho quân địch luôn ở trong trạng thái hoang mang, căng thẳng, lo sợ, không biết đối phương sẽ tiến công vào lúc nào và từ hướng nào. Để có thể vây hãm và lần lượt tiến công tiêu diệt từng mục tiêu một, bộ đội ta đã thành công trong việc xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây chiến dịch.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng phân tích: "Thực hiện phương pháp này, bằng những hành động vây địch. Vây chặt xung quanh định và từng cụm điểm tựa, từng khu vực đến hình thành vây chặt các cứ điểm của địch, không cho địch thoát ra ngoài. Vòng vây đó được thực hiện bằng việc các chiến sĩ trong các đơn vị chiến đấu của ta đào thành những đường hào hàng trăm km khóa chặt địch lại, hằng ngày siết chặt lại, dồn lại định đánh chắc tiến chắc từng khu vực điểm cao và sau đó là đến trận quyết chiến cuối cùng ở giai đoạn 3 là tiêu diệt toàn bộ quân địch".

Đợt 2 Chiến dịch từ 30/3/1954 đến 30/4/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lệnh cho các đại đoàn chủ lực tập trung lực lượng xây dựng trận địa tiến công và bao vây, các đường hào cơ động như những "vòi bạch tuộc" khổng lồ tiến dần đến sát từng cứ điểm địch, cùng với sự phối hợp của lực lượng pháo cao xạ khống chế bầu trời triệt đường tiếp tế, tiếp viện của địch. Bộ binh đào chiến hào vây lấn ở mặt đất, cao xạ bao vây xiết chặt vùng trời, cắt cầu hàng không.

Đại tá, cựu chiến binh Trần Liên, nguyên cán bộ tham mưu Trung đoàn Cao xạ 367 năm 1954 kể lại, thời gian này, địch phải thả dù tiếp tế 100-120 tấn hàng gồm: lương thực, thuốc men, đạn pháo, cối... mỗi ngày. Máy bay phải bay cao trên 3 nghìn mét nhưng vẫn bị cao xạ của ta bắn nên việc thả hàng của chúng không chính xác như dự tính. Phần lớn hàng tiếp tế rơi vào khu vực ta kiểm soát: "Đến đợt 2 là "vây-lấn". Bộ binh ta cứ đào hào vì lính vào nơi thì yếm hộ lực lượng này. "Vây - lấn" đến đâu thì ta dùng lực lượng pháo cao xạ để khép chặt vùng không phận. Cho nên Bác Giáp có Chỉ thị: "Nếu cắt đường tiếp tế của địch thì coi như là định sẽ thất bại". Có ngày tới 450 cái dù, thì 422 cái dù rơi vào khu vực ta. Dù ấy có lương thực, bánh mì, súng, đạn, pháo... Cái đó là quân ta thu được".

Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài tới 56 ngày đêm, trong mọi địa hình, thời tiết. Để bộ đội ta có thể trụ vững và tiêu diệt được những lực lượng lớn hơn với một hệ thống phòng thủ kiên cố hơn là một câu hỏi lớn đặt ra cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch và chỉ huy các đơn vị của ta ở Điện Biên Phủ.

Bởi vậy, việc phát triển công sự chiến đấu thành một hệ thống trận địa tiến công và bao vây trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chính là sự trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó. Với hàng trăm km giao thông hào và chiến hào, hàng vạn công sự dã chiến cho bộ đội và hỏa lực; hàng trăm hầm cứu thương, hầm chứa vũ khí, hậu cần... và cả hầm cho chỉ huy đã bảo đảm cho việc hạn chế tổn thất do hỏa lực địch, bảo đảm cho việc cơ động lực lượng và chiến đấu của bộ đội được liên tục cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện oanh kích và pháo kích ác liệt của địch.

Trận đánh cứ điểm 106 (đêm 1/4/1954), được coi là trận mở đầu của hình thức chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt". Tiếp đó là trận đánh các cứ điểm 105 và được hoàn thiện trong trận tiêu diệt quân địch ở cứ điểm 206, tạo thế và lực phát triển tiến công, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm địch.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự đánh giá: "Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam. Một trong số đó có nghệ thuật sáng tạo đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ như là cách đánh "vây - lấn". Đây là một trong những sáng tạo mà từ thực tiễn của chiến trường Điện Biên phủ chúng ta sáng tạo ra cách này. Rõ ràng trong thực tế đã phát huy rất hiệu quả. Ngoài ra, còn các nghệ thuật quân sự khác chúng ta cũng kế thừa trong chiến dịch trước của cuộc kháng chiến chống Pháp".

Tại lòng chảo Điện Biên Phủ, chúng ta không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến (dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm) mà đã kịp thời thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Với chiến thuật "vây, lấn tấn, triệt, diệt" ta đã tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, xây dựng trận địa và đường cơ động cho pháo binh, đào hàng trăm km giao thông hào, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến được trong mọi điều kiện. Vận dụng thành công chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt" cũng đã giúp tập trung được hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, trung tâm đề kháng,... tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Phát biểu tại hội thảo, Đại tướng Lương Cường khẳng định: Hội thảo sẽ làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử; tiếp tục củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối của toàn dân, toàn quân ta vào sự lãnh đạo của Đảng.

Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Phát biểu tại hội thảo, Đại tướng Lương Cường khẳng định: Hội thảo sẽ làm sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử; tiếp tục củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối của toàn dân, toàn quân ta vào sự lãnh đạo của Đảng.

Ngã ba Cò Nòi - Khúc tráng ca bất tử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ngã ba Cò Nòi - Khúc tráng ca bất tử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Là giao điểm của các tuyến giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Liên khu III, IV với chiến trường Điện Biên Phủ, máu của biết bao cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong và nhân dân đã đổ xuống Ngã ba Cò Nòi, góp phần viết nên khúc tráng ca bất tử cho chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Ngã ba Cò Nòi - Khúc tráng ca bất tử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngã ba Cò Nòi - Khúc tráng ca bất tử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Là giao điểm của các tuyến giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Liên khu III, IV với chiến trường Điện Biên Phủ, máu của biết bao cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong và nhân dân đã đổ xuống Ngã ba Cò Nòi, góp phần viết nên khúc tráng ca bất tử cho chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Hôm nay diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hôm nay diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Hôm nay 11/4, tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Hôm nay diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Hôm nay 11/4, tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Những mốc thời gian lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Những mốc thời gian lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

VOV.VN - Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường gian khổ, chiến dịch Điện Biên Phủ được đánh dấu bằng những mốc thời gian quan trọng cho đến ngày toàn thắng 7/5/1954.

Những mốc thời gian lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Những mốc thời gian lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

VOV.VN - Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường gian khổ, chiến dịch Điện Biên Phủ được đánh dấu bằng những mốc thời gian quan trọng cho đến ngày toàn thắng 7/5/1954.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: "Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: "Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

VOV.VN - Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, dẫn đến Hội nghị Geneve, để cho thế giới phải công nhận chủ quyền, độc lập dân tộc của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: "Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: "Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

VOV.VN - Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, dẫn đến Hội nghị Geneve, để cho thế giới phải công nhận chủ quyền, độc lập dân tộc của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Chiến thuật vây lấn là một trong những chiến thuật rất đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thuật đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Chiến thuật vây lấn là một trong những chiến thuật rất đặc sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trở lại Bản Kéo - nơi ghi dấu ấn binh vận trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Trở lại Bản Kéo - nơi ghi dấu ấn binh vận trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, di tích lịch sử đồi Bản Kéo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, trở thành một địa chỉ đỏ thu hút du khách đến tham quan.

Trở lại Bản Kéo - nơi ghi dấu ấn binh vận trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trở lại Bản Kéo - nơi ghi dấu ấn binh vận trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, di tích lịch sử đồi Bản Kéo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, trở thành một địa chỉ đỏ thu hút du khách đến tham quan.

Giải "bài toán" hậu cần khổng lồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào?
Giải "bài toán" hậu cần khổng lồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào?

VOV.VN - Chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam đã huy động có lúc cao nhất lên tới 87.000 bộ đội và các dân công, đồng thời cần số lượng gạo lên tới 16.000 tấn.

Giải "bài toán" hậu cần khổng lồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào?

Giải "bài toán" hậu cần khổng lồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào?

VOV.VN - Chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam đã huy động có lúc cao nhất lên tới 87.000 bộ đội và các dân công, đồng thời cần số lượng gạo lên tới 16.000 tấn.

“Mở kho” tư liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ
“Mở kho” tư liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Gần 200 tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève vừa được công bố đã tái hiện hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của hai sự kiện lịch sử quan trọng này.

“Mở kho” tư liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Mở kho” tư liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Gần 200 tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève vừa được công bố đã tái hiện hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của hai sự kiện lịch sử quan trọng này.

Nối đường trong mưa bom - ký ức không phai với cựu TNXP Điện Biên Phủ
Nối đường trong mưa bom - ký ức không phai với cựu TNXP Điện Biên Phủ

VOV.VN - Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong kháng chiến chống Pháp. Cùng với bộ đội, thanh niên xung phong là lực lượng quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". 70 năm đã qua đi, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi cựu TNXP, trong đó có ông Thái Hữu Hoành ở Sơn La

Nối đường trong mưa bom - ký ức không phai với cựu TNXP Điện Biên Phủ

Nối đường trong mưa bom - ký ức không phai với cựu TNXP Điện Biên Phủ

VOV.VN - Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong kháng chiến chống Pháp. Cùng với bộ đội, thanh niên xung phong là lực lượng quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". 70 năm đã qua đi, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi cựu TNXP, trong đó có ông Thái Hữu Hoành ở Sơn La