Ngoại giao Việt Nam vận dụng sáng tạo bài học từ Hiệp định Geneve

VOV.VN - Quá trình đàm phán Hiệp định Geneve là cẩm nang quý báu về đối ngoại, có ý nghĩa thiết thực phục vụ nghiên cứu xây dựng hoàn thiện cơ sở lý luận, triển khai đường lối đối ngoại của đảng trong giai đoạn phát triển mới.

 

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam qua 70 năm vẫn còn nguyên vẹn giá trị, tiếp tục được nghiên cứu, học tập và vận dụng trong quá trình hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đây là nhận định chung được đưa ra tại Hội thảo Khoa học “70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam diễn ra sáng 19/7 tại Hà Nội.

Về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneve, các đại biểu cho rằng, những bài học từ quá trình ký kết và thực thi hiệp định đến nay vẫn còn nhiều giá trị đáng quý, góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng, đạt được vị trí cao trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh toàn diện đồng bộ có hiệu quả công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi tầm nhìn Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13 đề ra. 

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định định, các nghiên cứu về Hiệp định Geneve đến nay vẫn luôn thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự. Quá trình đàm phán là cẩm nang quý báu về đối ngoại, có ý nghĩa thiết thực phục vụ nghiên cứu xây dựng hoàn thiện cơ sở lý luận, triển khai đường lối đối ngoại của đảng trong giai đoạn phát triển mới.

Về việc vận dụng những bài học từ Hiệp định Geneve vào quá trình hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời đại mới, PGS. TS Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, cũng nhấn mạnh một số điểm chính, bao gồm duy trì tư duy độc lập tự chủ xuyên suốt các hoạt động ngoại giao; tôn trọng lợi ích quốc gia dân tộc; nắm vững tình hình quốc tế làm cơ sở đàm phán; đồng thời phải có nguyên tắc, nghệ thuật đàm phán uyển chuyển, cương nhu phù hợp tình hình.

Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao cũng cho rằng, những bài học này luôn được các cán bộ Ngoại giao ghi nhớ và vận dụng triệt để trong công tác đối ngoại: "Vận dụng đầu tiên mà chúng tôi thấy phải luôn luôn coi trọng đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác đối ngoại, và vận dụng sáng tạo các bài học vào thực tiễn của công tác đối ngoại để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng 13, cập nhật bổ sung cho đường lối đối ngoại của Đại hội 14 sắp tới. Thứ 2 là xây dựng nền đối ngoại ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, chú trọng tăng cường phối hợp giữa ngoại giao và quốc phòng an ninh Thứ 3 là tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo và tạo thế chủ động chiến lược. Và cuối cùng là chú trọng, quan tâm, bồi dưỡng và đầu tư thích đáng cho lực lượng làm công tác đối ngoại". 

Tổng kết một số bài học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: "Thứ nhất, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của đảng. Thứ hai, Trong thời kỳ đổi mới hội nhập, phát huy vai trò tiên phong đối ngoại, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ tổ quốc từ sớm từ xa. Thứ ba, ngày nay, tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ đa phương đa dạng hoá, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, trên cơ sở hiến chương liên hợp quốc, luật pháp quốc tế bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Thứ tư, quán triệt sâu sắc phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến. Thứ năm, phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

70 năm Hiệp định Genève: "Chúng ta không thể khoanh tay chờ hòa bình"
70 năm Hiệp định Genève: "Chúng ta không thể khoanh tay chờ hòa bình"

VOV.VN - Những cuốn sách viết về hội nghị Genève xuất bản cách đây 70 năm không chỉ phản ánh sự căng thẳng trên bàn đàm phán mà còn khắc họa cuộc đấu tranh quyết liệt ở hậu phương, đặc biệt là cuộc đấu tranh tư tưởng.

70 năm Hiệp định Genève: "Chúng ta không thể khoanh tay chờ hòa bình"

70 năm Hiệp định Genève: "Chúng ta không thể khoanh tay chờ hòa bình"

VOV.VN - Những cuốn sách viết về hội nghị Genève xuất bản cách đây 70 năm không chỉ phản ánh sự căng thẳng trên bàn đàm phán mà còn khắc họa cuộc đấu tranh quyết liệt ở hậu phương, đặc biệt là cuộc đấu tranh tư tưởng.

70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình

VOV.VN - Tại hội nghị Geneve, từ thế bị động, lẻ loi, đơn độc, Việt Nam đã vững vàng, kiên định đấu tranh và đạt được những kết quả có ý nghĩa chiến lược, mở đường cho dân tộc đi đến hoà bình trọn vẹn.

70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình

70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình

VOV.VN - Tại hội nghị Geneve, từ thế bị động, lẻ loi, đơn độc, Việt Nam đã vững vàng, kiên định đấu tranh và đạt được những kết quả có ý nghĩa chiến lược, mở đường cho dân tộc đi đến hoà bình trọn vẹn.

75 ngày đấu trí tại Hội nghị Geneve năm 1954
75 ngày đấu trí tại Hội nghị Geneve năm 1954

VOV.VN - Trải qua 75 ngày đấu trí cân não trên bàn đàm phán với các cường quốc, nền ngoại giao Việt Nam đã thành công vang dội với việc ký kết Hiệp định Geneve vào ngày 21/7/1954.

75 ngày đấu trí tại Hội nghị Geneve năm 1954

75 ngày đấu trí tại Hội nghị Geneve năm 1954

VOV.VN - Trải qua 75 ngày đấu trí cân não trên bàn đàm phán với các cường quốc, nền ngoại giao Việt Nam đã thành công vang dội với việc ký kết Hiệp định Geneve vào ngày 21/7/1954.