Người có hành vi bạo lực gia đình phải "trồng cây, dọn đường làng, ngõ xóm"?

VOV.VN - Người có hành vi bạo lực gia đình có thể phải tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, hoặc các công trình công cộng khác...

Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình mới được bổ sung vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, được Ủy Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp sáng nay (16/8).

Bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho rằng quá trình xây dựng dự án Luật và thực tiễn giám sát cho thấy, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình hiệu quả chưa cao.

“Với quan điểm cần phải có biện pháp phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, giáo dục thì bổ sung một biện pháp mang tính xã hội phục vụ lợi ích cộng đồng và theo nhu cầu của cộng đồng là cần thiết” – bà Nguyễn Thuý Anh nói.

Qua rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, Thường trực Uỷ ban Xã hội nhận thấy, “lao động phục vụ cộng đồng” được quy định là biện pháp giáo dục, cải tạo người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người chấp hành án không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành án (Điều 101 Luật Thi hành án hình sự) và “lao động trị liệu” là một giai đoạn trong quy trình cai nghiện ma tuý (Điều 29 Luật Phòng, chống ma tuý). “Lao động phục vụ cộng đồng”, “lao động trị liệu” không bị coi là “lao động cưỡng bức”.

Đồng thời, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế và rà soát tính tương thích với các điều ước quốc tế cho thấy thực hiện công việc phục vụ cộng đồng có thể coi là biện pháp mạnh mẽ có tính răn đe và giáo dục cao trong phòng, chống bạo lực gia đình, không trái với các công ước, điều ước quốc tế về lao động cưỡng bức.

Điều 33 dự thảo khẳng định thực hiện công việc phục vụ cộng đồng không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính, được áp dụng với người từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình mà chưa tới mức bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các công việc phục vụ cộng đồng gồm: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; Tham gia các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày.

Dự thảo giao Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng trên cơ sở đề xuất của người được phân công xử lý vụ việc bạo lực gia đình hoặc Tổ hòa giải ở cơ sở và theo nhu cầu của cộng đồng.

Biện pháp này không áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi bạo lực gia đình này.

Liệu có khả thi?

Góp ý về biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị đánh giá tác động và làm rõ cách thưc tổ chức thực hiện để đảm bảo tính khả thi của biện pháp này, cũng như rà soát để đảm bảo phù hợp công ước quốc tế về chống lao động cưỡng bức vì “nói không phải cưỡng bức lao động nhưng buộc người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện”.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá đây là biện pháp tốt, nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên do chưa có thí điểm, đánh giá cụ thể nên cần tiếp tục nghiên cứu có lộ trình để tổ chức thực hiện khả thi.

Cho rằng việc bổ sung quy định này thể hiện sự tâm huyết, tìm tòi của ban soạn thảo và cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, song Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý đây là vấn đề mới nên cần đánh giá kỹ hơn tác động.

“Nên chăng cần có quy định trường hợp loại trừ vì ngay quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về cải tạo không giam giữ cũng nói không áp dụng với phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi, người già yếu, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật nặng... nhưng trong 5 khoản nêu trong dự thảo thì không có loại trừ. Hơn nữa, thời gian phục vụ cộng đồng trong luật này cũng cao hơn” – ông Vương Đình Huệ lưu ý.

Đề cập tính khả thi, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu để thiết kế rõ hơn. “1 ông đi làm mà 2 ông đi trông thì lấy đâu người đi trông. Nên chăng đây là biện pháp bổ sung khi cần thiết chứ hình thành chế tài như toà tuyên thì e là khó thực hiện” – Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị xin thêm ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?
Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?

VOV.VN - Nhiều người còn có quan niệm vợ chồng, cha con bạo lực là việc riêng, “đèn nhà ai nhà nấy rạng” nên nhiều vụ bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng như cháu bé 8 tuổi tại TP.HCM bị bạo hành dã man đến tử vong hay cháu bé bị cha dượng đóng đinh vào đầu ở Hà Nội chậm được đưa ra ánh sáng.

Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?

Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng "đèn nhà ai nhà ấy rạng"?

VOV.VN - Nhiều người còn có quan niệm vợ chồng, cha con bạo lực là việc riêng, “đèn nhà ai nhà nấy rạng” nên nhiều vụ bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng như cháu bé 8 tuổi tại TP.HCM bị bạo hành dã man đến tử vong hay cháu bé bị cha dượng đóng đinh vào đầu ở Hà Nội chậm được đưa ra ánh sáng.

Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần
Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, không chỉ những hành động bạo hành về mặt thể chất, mà chính những tác động gây áp lực, tổn thương tinh thần cho các thành viên trong gia đình cũng có thể coi là bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, không chỉ những hành động bạo hành về mặt thể chất, mà chính những tác động gây áp lực, tổn thương tinh thần cho các thành viên trong gia đình cũng có thể coi là bạo lực gia đình.

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật
Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần mở rộng phạm vi xử lý với hành vi lôi kéo, xúi giục, góp sức cho thành viên khác thực hiện bạo lực trong gia đình.

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần mở rộng phạm vi xử lý với hành vi lôi kéo, xúi giục, góp sức cho thành viên khác thực hiện bạo lực trong gia đình.

Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m
Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m

VOV.VN - Người có hành vi bạo lực gia đình bị cấm đến gần người bị bạo lực gia đình, phải giữ khoảng cách trong suốt thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc từ 50m trở lên nếu không có vật ngăn cách bảo đảm an toàn.

Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m

Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m

VOV.VN - Người có hành vi bạo lực gia đình bị cấm đến gần người bị bạo lực gia đình, phải giữ khoảng cách trong suốt thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc từ 50m trở lên nếu không có vật ngăn cách bảo đảm an toàn.

Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?
Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?

VOV.VN - Cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 2-3 giờ sáng cũng như mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ, trở thành hãnh diện của cha mẹ đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em.

Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?

Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?

VOV.VN - Cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 2-3 giờ sáng cũng như mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ, trở thành hãnh diện của cha mẹ đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em.