Người không đạt tín nhiệm có thể tự nguyện từ chức

(VOV) - Quy định này sẽ góp phần bảo đảm thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ.

Mở đầu ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, sáng 23/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn do Trưởng Ban công tác đại biểu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết do Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày.

Quy định phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm

Theo đó, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng kiểm toán nhà nước.

Hội đồng dân tộc lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ tịch và các uỷ viên của Hội đồng, Ủy ban của Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ nhiệm và các uỷ viên của Uỷ ban. Hội đồng nhân dân các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của Uỷ ban nhân dân. Các Ban của Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của ban mình, trừ Trưởng Ban.

Báo cáo Thẩm tra nêu rõ, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định về phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm những người do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn như trong dự thảo Nghị quyết.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lý như bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, dự thảo Nghị quyết cũng quy định người mà năng lực, trình độ chưa tương xứng với vị trí, nhiệm vụ được giao cũng như không đạt sự tín nhiệm của đại biểu thì có thể tự nguyện từ chức. Theo báo cáo Thẩm tra, quy định này sẽ góp phần bảo đảm thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn bao gồm các thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của HĐND… là không cần thiết, quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức. Ý kiến này đề nghị chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

 

Đại biểu phải thể hiện chính kiến

Đa số ý kiến trong Ủy ban pháp luật tán thành với việc chia 4 mức để đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm như quy định trong dự thảo Nghị quyết là: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”.

Theo Ủy ban Pháp luật, việc chia các mức như vậy là phù hợp với yêu cầu của việc lấy tín nhiệm, đồng thời tránh được nhầm lẫn giữa việc “lấy  phiếu tín nhiệm” với việc “bỏ phiếu tín nhiệm” (bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức độ là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”).

Tuy nhiên, theo báo cáo Thẩm tra, có ý kiến băn khoăn về việc lượng hóa để xác định các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp”, vì cho rằng tín nhiệm cao hay thấp phải dựa trên cơ sở của kết quả tỷ lệ phiếu tín nhiệm nhiều hay ít. Do đó, ý kiến này đề nghị trên phiếu chỉ nên có duy nhất một mức “tín nhiệm”, nếu đại biểu nào tín nhiệm thì đánh dấu (X) vào ô đồng ý, còn đại biểu nào không tín nhiệm thì đánh dấu (X) vào ô không đồng ý. Căn cứ vào tỷ lệ phiếu tín nhiệm để xác định người được lấy phiếu đạt tín nhiệm cao hay tín nhiệm thấp.

Báo cáo Thẩm tra cũng cho biết, có ý kiến đề nghị không nên đặt ra lựa chọn “chưa có ý kiến” trên phiếu, vì trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là phải thay mặt cử tri xem xét và thể hiện chính kiến của mình. Ý kiến khác đề nghị thay “chưa có ý kiến” bằng “không có ý kiến”.

Lấy phiếu tín nhiệm hằng năm?

Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành quy định Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm và được tiến hành bắt đầu tại kỳ họp đầu tiên mỗi năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm.

Theo nhiều ý kiến của Ủy ban Pháp luật, việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm sẽ làm cho những người giữ chức vụ phải nỗ lực, phát huy trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời, cũng để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, điều chỉnh việc bố trí cán bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị chỉ nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, vì cho rằng thời gian một năm là quá ngắn, chưa đủ để người giữ chức vụ thể hiện được khả năng của mình.

Theo dự kiến chương trình làm việc, ngày 10/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Buổi làm việc này cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII
Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII sáng 22/10 khai mạc tại Hà Nội với nhiều nội dung quan trọng.

Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII

Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII sáng 22/10 khai mạc tại Hà Nội với nhiều nội dung quan trọng.

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng

(VOV) -Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng

(VOV) -Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân
Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân

(VOV) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân

Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân

(VOV) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội

(VOV) - Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ tiếp tục có những cải tiến, đổi mới để nâng cao, chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội

(VOV) - Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ tiếp tục có những cải tiến, đổi mới để nâng cao, chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ
Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ

Thủ tướng đã thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành thời gian qua.

Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ

Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ

Thủ tướng đã thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội nhận xét về phát biểu của Thủ tướng
Đại biểu Quốc hội nhận xét về phát biểu của Thủ tướng

(VOV) -Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần mạnh dạn, cầu thị của Thủ tướng khi nhận khuyết điểm của Chính phủ.

Đại biểu Quốc hội nhận xét về phát biểu của Thủ tướng

Đại biểu Quốc hội nhận xét về phát biểu của Thủ tướng

(VOV) -Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần mạnh dạn, cầu thị của Thủ tướng khi nhận khuyết điểm của Chính phủ.