Người lính biệt động Lâm Anh Lữ - Sản xuất giỏi cũng là yêu nước

VOV.VN - Ông Lâm Anh Lữ (Út Lữ, ở phường 1, TP.Cà Mau) từng là Ðội trưởng Ðội Biệt động thị xã Cà Mau. Trong kháng chiến ông có nhiều đóng góp, được tặng thưởng huân chương. Khi về với thời bình ông tiếp tục hăng say lao động, đi đầu làm nhiều mô hình mới thành công.

Ông Út Lữ từ nhỏ đã biết đến cách mạng. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông đã tham gia, góp phần vào việc phổ biến tư tưởng của Bác Hồ đến mọi người.

Ông Út Lữ nhớ lại: "Mỗi năm Bác đều có 1 lá thư chúc Tết, tôi là một học sinh ở thị xã Cà Mau. Tết năm nào tôi cũng nhận một số thư chúc Tết của Bác, nhỏ như tấm danh thiếp trong đó có ảnh Bác và nội dung thư chúc Tết. Rất nhiều thư từ vùng giải phóng đưa ra, tôi lấy phát cho bạn bè của mình".

Ông Út Lữ tham gia chiến đấu chống Mỹ từ năm 1965, khi đó ông mới 18 tuổi. Chỉ 3 năm sau, ông đã trở thành Ðội trưởng Ðội Biệt động thị xã Cà Mau. Khi vào lực lượng vũ trang, ông được tiếp cận với lời dạy của Bác Hồ: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc…” và ông đã luôn nhớ, thực hành lời dạy này để góp phần vào cuộc chiến giải phóng dân tộc. Ông Lâm Anh Lữ cho biết: "Bác có câu, Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu đó từ hồi còn kháng chiến là tôi nằm lòng rồi. Tham gia hoạt động cách mạng là chỗ nào khó, nguy hiểm thì thanh niên phải xông vô. Đi làm cách mạng là đi giải quyết khó khăn, nguy hiểm".

Thành tích trong thời chiến của ông Út Lữ được ghi nhận bằng Huân Chương kháng chiến hạng 3. Ông cũng là thương binh hạng ¾. Về với thời bình, ông Út vẫn mang theo tinh thần nhiệt huyết của người lính bộ đội cụ Hồ áp dụng vào mặt trận sản xuất. Vào khoảng năm 2010, khi người dân Cà Mau manh nha phát triển nuôi cá sặc bổi thì người cựu chiến binh đã bỏ công đi tìm hiểu kỹ thuật để phát triển nuôi và đạt những kết quả tích cực. Đến khoảng năm 2017, ông Út Lữ lại một lần khiến người khác phải trầm trồ, khi trở thành một trong những người đi tiên phong nuôi heo rừng thành công ở tỉnh Cà Mau. Người cựu chiến binh Út Lữ luôn tìm tòi, học hỏi cái mới để phát triển kinh tế là bởi, ông học Bác và ông cũng quan niệm rằng: “sản xuất giỏi là yêu nước”:

"Cái hình ảnh tham gia lao động sản xuất của Bác, nhất là hình ảnh Bác tát nước hay hình ảnh Bác chăm sóc cây vũ sữa miền Nam tôi rất là thích. Tinh thần yêu nước đâu phải chỉ có đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mới yêu nước, khi mình làm một người dân mình sản xuất được của cải, vật chất cho xã hội đó là tinh thần yêu nước"- ông Út Lữ quan niệm.

Thời gian gần đây, ông Út Lữ phát triển các mô hình nuôi ba ba, cua đinh, ếch và nuôi cá tra trên diện tích gần 1 ha đất của gia đình. Mô hình mỗi năm mang lại cho gia đình nguồn thu hơn 200 triệu đồng. Người cựu chiến binh mặc dù đã 77 tuổi nhưng hàng ngày vẫn tham gia vào các hoạt động sản xuất đó.

Bà Nguyễn Hồng Vân, người đồng đội từng cùng tham gia chiến đấu, hiện đang sinh hoạt cùng Hội Cựu Chiến binh phường 1, TP. Cà Mau chia sẻ về ông Út Lữ: "Ngày xưa khi tham gia chiến đấu thì chú là một người lãnh đạo sáng suốt, gương mẫu có trách nhiệm và năng nổ. Còn về mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của cựu chiến binh thì chú có chăn nuôi, trồng trọt; còn nuôi heo rừng nữa. Nói chung chú làm là thắng đó. Thế hệ sau nên học hỏi chú, chú không làm thì thôi còn làm là thắng, làm phải đến nơi đến chốn".

Nhờ miệt mài lao động, sản xuất và làm thành công nhiều mô hình mà người thương binh vượt khó Lâm Anh Lữ được Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương Binh & Xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen. Điều đáng quý hơn, ông dùng chính đồng tiền mình lao động, sản xuất đóp góp 350/460 triệu đồng để xây dựng lên 1 “Nhà kỷ niệm” nhằm tưởng nhớ những đồng đội đã hi sinh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”
Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”

VOV.VN - Câu chuyện của ông Lâm Quốc Dũng với tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh” giả cùng rất nhiều câu chuyện khác về lực lượng Biệt động Sài Gòn, về lực lượng cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mãi là niềm tự hào, cần được nhắc nhớ và tôn vinh.

Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”

Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”

VOV.VN - Câu chuyện của ông Lâm Quốc Dũng với tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh” giả cùng rất nhiều câu chuyện khác về lực lượng Biệt động Sài Gòn, về lực lượng cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mãi là niềm tự hào, cần được nhắc nhớ và tôn vinh.

Ký ức người thợ máy tại Garage Biệt động Sài Gòn
Ký ức người thợ máy tại Garage Biệt động Sài Gòn

VOV.VN - Garage Biệt động Sài Gòn ngày ấy vẫn còn nhân chứng là những người thợ năm xưa nay đã ở vào tuổi xưa nay hiếm.

Ký ức người thợ máy tại Garage Biệt động Sài Gòn

Ký ức người thợ máy tại Garage Biệt động Sài Gòn

VOV.VN - Garage Biệt động Sài Gòn ngày ấy vẫn còn nhân chứng là những người thợ năm xưa nay đã ở vào tuổi xưa nay hiếm.

Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột
Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột

Trải qua gần một thế kỷ, Nhà đày Buôn Ma Thuột vẫn còn khá nguyên vẹn và thu khút khá đông khách tham quan. Đây là nơi nơi từng giam giữ các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu...

Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột

Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột

Trải qua gần một thế kỷ, Nhà đày Buôn Ma Thuột vẫn còn khá nguyên vẹn và thu khút khá đông khách tham quan. Đây là nơi nơi từng giam giữ các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu...