Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma

VOV.VN - Tối nay (13/3) tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tham dự Lễ tưởng niệm 35 năm ngày 64 chiến sỹ hải quân hy sinh.

Tham dự buổi lễ còn có lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đại diện lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thân nhân các liệt sĩ sinh sống trên địa bàn tỉnh. Lễ tưởng niệm do Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức.

Tham dự Lễ tưởng niệm, các đại biểu tham quan khu bảo tàng, thả hoa đăng, cùng ôn lại sự kiện xảy ra 35 năm trước. Ngày 14/3/1988, tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, với lực lượng tàu chiến hùng hậu, có trang bị vũ khí hiện đại, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải và đánh chiếm một số bãi đá ngầm của ta. Với quyết tâm “Bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính”, cán bộ, chiến sĩ các tàu vận tải và lực lượng Công binh Hải quân xây dựng đảo, trong tay chỉ có cuốc xẻng, xà beng và súng bộ binh nhưng đã mưu trí, sáng tạo, chủ động, thực hiện nghiêm đối sách, bình tĩnh, khôn khéo xử lý các tình huống để giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu đến cùng và anh dũng hy sinh.

Cuộc chiến đấu rạng sáng ngày 14/3/1988 ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc là một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người dân nước Việt. Tham dự Lễ tưởng niệm, ngoài các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam còn có đại diện các gia đình thân nhân liệt sĩ đang sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Thiếu tá Nguyễn Tiến Xuân, con trai Anh hùng lực lượng vũ trang - liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, hiện đang công tác tại Vùng 4 Hải quân nhớ về người bố của mình: “Bản thân thường xuyên đi Trường Sa, từng qua nơi bố tôi hy sinh, ra đó tôi thường làm lễ tưởng niệm cho bố. Hôm nay, tới đây tôi rất xúc động, cảm giác như bố và đồng đội được mọi người quan tâm, cũng yên lòng. Hiện tại tôi đang tiếp tục con đường của bố tôi. Tôi cảm thấy rất ấm lòng, mọi người đến đây đều thắp hương, hương hồn của bố tôi và đồng đội”.

Tại Lễ tưởng niệm, ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước; ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hoà; đại diện lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện các địa phương, đơn vị quân đội thành kính dâng hương, dâng hoa tại tượng đài và khu mộ gió tưởng nhớ 64 anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma.

Trong chương trình nghệ thuật tại Lễ tưởng niệm, Ban Tổ chức đã phối hợp các đơn vị trao quà tặng thân nhân liệt sĩ, trao học bổng giúp học sinh và trao cờ Tổ quốc tặng ngư dân. Ông Bùi Hoài Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hoà cho biết, đây cũng là dịp Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Khánh Hòa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Anh hùng liệt sỹ - những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hiến trọn cuộc đời mình cho Tổ quốc thân yêu.

“Đây là một chương trình tri ân của toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động cùng toàn thể Nhân dân cả nước tri ân 64 anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua hoạt động này, Công đoàn các cấp đẩy mạnh công tác đền ơn, đáp nghĩa, tiếp nối truyền thống, để từ đó, luôn luôn bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” - ông Bùi Hoài Nam nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sống mãi những di vật của liệt sĩ Gạc Ma
Sống mãi những di vật của liệt sĩ Gạc Ma

VOV.VN - Sự kiện 64 liệt sĩ siết chặt tay cầm cờ Tổ quốc tạo nên “Vòng tròn bất tử” bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước. 35 năm trôi qua, những người mẹ, người thân của các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma không nguôi nỗi đau thương nhớ.

Sống mãi những di vật của liệt sĩ Gạc Ma

Sống mãi những di vật của liệt sĩ Gạc Ma

VOV.VN - Sự kiện 64 liệt sĩ siết chặt tay cầm cờ Tổ quốc tạo nên “Vòng tròn bất tử” bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước. 35 năm trôi qua, những người mẹ, người thân của các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma không nguôi nỗi đau thương nhớ.

35 năm sự kiện Gạc Ma: Tưởng nhớ những người nằm lại phía chân trời
35 năm sự kiện Gạc Ma: Tưởng nhớ những người nằm lại phía chân trời

VOV.VN - Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã đón hơn nửa triệu lượt khách đến thăm viếng.

35 năm sự kiện Gạc Ma: Tưởng nhớ những người nằm lại phía chân trời

35 năm sự kiện Gạc Ma: Tưởng nhớ những người nằm lại phía chân trời

VOV.VN - Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã đón hơn nửa triệu lượt khách đến thăm viếng.

Đà Nẵng tổ chức lễ giỗ, cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma
Đà Nẵng tổ chức lễ giỗ, cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma

VOV.VN - Ngày 14/3/1988, 64 người lính đảo Gạc Ma trong cuộc chiến không cân sức đã vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn. Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao ngày 14/3/1988 là cuộc chiến không cân sức.

Đà Nẵng tổ chức lễ giỗ, cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma

Đà Nẵng tổ chức lễ giỗ, cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma

VOV.VN - Ngày 14/3/1988, 64 người lính đảo Gạc Ma trong cuộc chiến không cân sức đã vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn. Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao ngày 14/3/1988 là cuộc chiến không cân sức.