Nhà nước góp vốn như thế nào cho dự án PPP?

VOV.VN - Chiều 28/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, với 464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,93 %). 

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhiều ý kiến nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết, tuy nhiên, một số ý kiến không tán thành do việc ban hành Nghị quyết thí điểm, đề nghị rà soát các luật có liên quan để sửa đổi một cách tổng thể, toàn diện. 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cần nhiều thời gian để đánh giá, tổng kết kỹ lưỡng, do đó trước nhu cầu cần thiết, cấp bách hiện nay thì việc Chính phủ đề xuất thí điểm các chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ là hợp lý. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết thí điểm này nếu được Quốc hội thông qua, tiến hành đánh giá, tổng kết các quy định pháp luật có liên quan để đề xuất sửa đổi.

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm (Điều 1), có ý kiến đề nghị rà soát phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết. Nhiều ý kiến đề nghị rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Chính phủ đã đưa ra các tiêu chí để lựa chọn dự án thí điểm và trên cơ sở đề xuất của các địa phương đã rà soát, trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết và danh mục dự án. Bên cạnh đó, để việc thực hiện thí điểm có hiệu quả, rõ địa chỉ, phạm vi, thời gian áp dụng, tránh dàn trải đúng với tính chất thí điểm, kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm chỉ áp dụng đối với các dự án Chính phủ trình và không bổ sung danh mục dự án thí điểm sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về danh mục dự án đề xuất với Quốc hội.

"Do đó, xin không quy định nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án tại dự thảo Nghị quyết. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin bỏ quy định về đối tượng áp dụng tại dự thảo Nghị quyết, vì quy định tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh quy định chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ đối với các dự án nêu tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này đã bao hàm đối tượng, địa chỉ cụ thể áp dụng các dự án", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói.

Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung các nguyên tắc, tiêu chí về cam kết bảo đảm tiến độ, trách nhiệm phối hợp của các địa phương trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án; năng lực quản lý dự án của địa phương. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai dự án thuộc trách nhiệm của các địa phương. 

Bên cạnh đó, công tác này liên quan đến nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, đối tượng bồi thường, tái định cư... và đã được quy định cụ thể tại pháp luật có liên quan. Hiện nay pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công không quy định về tiêu chí năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án của cơ quan chủ quản. Theo pháp luật về xây dựng, các dự án sẽ được giao cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện dự án. Do đó, tiến độ, chất lượng của dự án có bảo đảm yêu cầu hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của các cơ quan, tổ chức này.

Vì vậy, tại điểm b khoản 4 Điều 7 dự thảo Nghị quyết đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao làm cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm bảo đảm năng lực, kinh nghiệm của các cơ quan, tổ chức được giao triển khai thực hiện dự án theo pháp luật về xây dựng.

Báo cáo, giải trình về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 2), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, TP.HCM là đô thị đặc biệt nên việc triển khai thực hiện dự án đều có chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lớn, do đó việc cho phép Hội đồng nhân dân thành phố được xem xét, quyết định việc tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án là phù hợp.

"Tuy nhiên, đối với các dự án đi qua địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, chi phí giải phóng mặt bằng có thể không cao nhưng do lưu lượng xe thấp, nếu áp dụng theo cơ chế đặc thù cho TP.HCM thì sẽ không bảo đảm được phương án tài chính cho dự án. Tuy nhiên, tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết đã quy định rõ mức tối đa của từng Dự án. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ như dự thảo Nghị quyết", ông Thanh nêu rõ. 

Có ý kiến đề nghị tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án không quá 70% hoặc 80% tổng mức đầu tư để bảo đảm phương án tài chính cho các khu vực khó khăn, lưu lượng xe thấp cần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, theo báo cáo của Chính phủ các dự án PPP đề xuất thí điểm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Tại Điều 2 dự thảo Nghị quyết đã hoàn thiện theo hướng cho phép tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP được vượt quá 50% tổng mức đầu tư đối với 02 dự án theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị quyết này.

Giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 4), có ý kiến đề nghị cân nhắc phạm vi và tiêu chí áp dụng đối với các dự án được áp dụng chính sách về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tránh việc áp dụng tràn lan làm mất đi ý nghĩa của việc thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, quy định chỉ cho phép áp dụng chính sách này đối với các dự án quốc lộ, cao tốc tại Phụ lục IV kèm theo dự thảo Nghị quyết. Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung đối tượng nhà đầu tư được áp dụng chính sách khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội  tiếp thu và chỉnh lý không quy định đối tượng là nhà đầu tư tại Điều 4 dự thảo Nghị quyết.

Về hiệu lực thi hành (Điều 8), một số ý kiến đề nghị xác định rõ thời gian hiệu lực của Nghị quyết; xem xét, rà soát thời gian tổng kết Nghị quyết cho phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh lý Điều 8 dự thảo Nghị quyết theo hướng Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua và được thực hiện đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025. Quy định tại khoản 1 Điều 7 về việc Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2025.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình trạng thông thầu dìm giá, “quân xanh, quân đỏ” diễn ra khá tinh vi
Tình trạng thông thầu dìm giá, “quân xanh, quân đỏ” diễn ra khá tinh vi

VOV.VN - Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sáng 28/11, ĐBQH nhận định, tình trạng thông thầu, thông đồng, “quân xanh, quân đỏ”, cò mồi, đe dọa cưỡng ép xảy ra khá tinh vi và có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.

Tình trạng thông thầu dìm giá, “quân xanh, quân đỏ” diễn ra khá tinh vi

Tình trạng thông thầu dìm giá, “quân xanh, quân đỏ” diễn ra khá tinh vi

VOV.VN - Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sáng 28/11, ĐBQH nhận định, tình trạng thông thầu, thông đồng, “quân xanh, quân đỏ”, cò mồi, đe dọa cưỡng ép xảy ra khá tinh vi và có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.

Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kinh doanh bất động sản
Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kinh doanh bất động sản

VOV.VN - Theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Quốc hội bấm nút thông qua, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước.

Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kinh doanh bất động sản

Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kinh doanh bất động sản

VOV.VN - Theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Quốc hội bấm nút thông qua, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước.

Bước tiến lập pháp và những đột phá trên nghị trường
Bước tiến lập pháp và những đột phá trên nghị trường

VOV.VN - Quốc hội khóa XV ngay từ đầu đã tự đặt ra cho mình nhiệm vụ rất hệ trọng. Hoạt động lập pháp có sự nhìn nhận trực diện và trách nhiệm, chủ động định hướng từ sớm, dài hơi, có tính kế hoạch cao.

Bước tiến lập pháp và những đột phá trên nghị trường

Bước tiến lập pháp và những đột phá trên nghị trường

VOV.VN - Quốc hội khóa XV ngay từ đầu đã tự đặt ra cho mình nhiệm vụ rất hệ trọng. Hoạt động lập pháp có sự nhìn nhận trực diện và trách nhiệm, chủ động định hướng từ sớm, dài hơi, có tính kế hoạch cao.