Nhiều chính sách vượt trội để tăng cường công nghiệp quốc phòng, an ninh

VOV.VN - Nhằm chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, sáng nay (21/2), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh và các cơ quan chức năng có liên quan về Dự án Luật công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định, Thượng tướng Trần Quang Phương; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phạm Hoài Nam và các bộ ngành liên quan.

Báo cáo một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến ĐBQH tại Kỳ họp thứ 6 có 7 chương, 86 điều. So với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo luật đã được bổ sung 15 điều, bỏ 2 điều; bổ sung mục 7 vào Chương II về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bố cục các mục mới về Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng; chế độ chính sách về khoa học công nghệ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để tăng cường, củng cố phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, phát huy tiềm lực kinh tế của đất nước. Dự án luật nhằm thể chế hóa các quan điểm, nghị quyết của Trung ương về chính sách cho công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung này, đây là cơ hội hoàn thiện hành lang pháp lý tốt nhất cho việc phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại kết hợp chặt chẽ với công nghiệp dân sinh trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định.

"Việc này hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa riêng đối với quốc phòng, an ninh mà còn liên quan đến vấn đề kinh tế, tiềm lực công nghiệp của đất nước nói chung. Đặc biệt trong việc củng cố, tăng cường tiềm lực về công nghiệp quốc phòng, tiềm lực về công nghiệp an ninh, trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu thực hiện 2 mục tiêu 100 năm" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi mở những nội dung chính để các đại biểu thảo luận, đó là bổ sung thêm một số các chính sách đặc thù vượt trội, thích hợp nhất cho công nghiệp quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên cũng vừa phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo, không mâu thuẫn, vướng mắc lẫn nhau trong hệ thống pháp luật, đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng; việc giao nhiệm vụ đặt hàng đấu thầu đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng và an ninh; xác định các nguồn vốn, tài chính, quỹ hỗ trợ đầu tư cho phát triển quốc phòng, an ninh.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi của các cơ quan, ủy ban có liên quan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra đã nỗ lực triển khai, tiếp thu và chỉnh sửa dự án luật. Dự án luật là cơ hội tạo điều kiện cho công nghiệp quốc phòng, an ninh phát triển, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động như hiện nay.

Cho rằng, đây là dự thảo luật mới, khó, chưa có luật gốc, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo, thẩm tra cần rà soát cụ thể, chi tiết từng điều khoản trên tinh thần bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương làm cơ sở chính trị để triển khai; bám sát dự án luật đã trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; tiếp tục nghiên cứu 2 pháp lệnh động viên công nghiệp quốc phòng và tham khảo một số luật khác.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, sau cuộc làm việc này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan liên quan của Quốc hội, Chính phủ nâng cao tinh thần trách nhiệm và trên nền tảng tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp này để hoàn thiện dự thảo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ tư Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ tư Hội đồng Quốc phòng và An ninh

VOV.VN - Chiều 4/1, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh chủ trì Phiên họp thứ tư Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ tư Hội đồng Quốc phòng và An ninh

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ tư Hội đồng Quốc phòng và An ninh

VOV.VN - Chiều 4/1, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh chủ trì Phiên họp thứ tư Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Bảo vệ quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa sông, biển có vị trí chiến lược quan trọng
Bảo vệ quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa sông, biển có vị trí chiến lược quan trọng

VOV.VN - Bảo vệ quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa sông, biển có vị trí chiến lược quan trọng. Chiến thắng trong cuộc chiến chống phong tỏa đường sông, biển trong kháng chiến chống Mỹ 50 năm trước đã để lại bài học về phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của thế trận chiến tranh nhân dân

Bảo vệ quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa sông, biển có vị trí chiến lược quan trọng

Bảo vệ quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa sông, biển có vị trí chiến lược quan trọng

VOV.VN - Bảo vệ quốc phòng, an ninh ở các vùng cửa sông, biển có vị trí chiến lược quan trọng. Chiến thắng trong cuộc chiến chống phong tỏa đường sông, biển trong kháng chiến chống Mỹ 50 năm trước đã để lại bài học về phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của thế trận chiến tranh nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 dự án luật
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 dự án luật

VOV.VN - Tại phiên họp thứ 30 dự kiến diễn ra vào 22/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 dự án luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 dự án luật

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 dự án luật

VOV.VN - Tại phiên họp thứ 30 dự kiến diễn ra vào 22/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 dự án luật.