Nụ cười của những cựu chiến binh Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Gặp lại đồng đội ở đây mừng rơi nước mắt. Trong ký ức cũng hiện về khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói của biết bao đồng đội đã ngã xuống.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 có sự đóng góp cực kỳ to lớn của đồng bào, chiến sĩ ở mọi miền đất nước. Những ngày này, nhiều cựu binh đã từng góp xương máu làm nên chiến thắng lịch sử 50 năm trước lại tụ họp về Huế, tri ân đồng đội và thăm lại chiến trường xưa.

Ông Đinh Công Tuyến gặp lại các đồng đội năm xưa tại Huế sau 50 năm

Gần một tuần nay, ông Đinh Công Tuyến từ Nghệ An vào Huế gặp mặt  đồng đội cũ. Ông đến nhiều nơi thắp hương tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh trong chiến dịch Xuân 1968 trên mảnh đất Trị-Thiên khói lửa. Trong chiến dịch này, ông Đinh Công Tuyến - Trợ lý Chính trị viên trung đội thông tin, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6 là người trực tiếp kéo cờ trên đỉnh Phu Văn Lâu.

Ông Tuyến kể, sau 3 ngày giao tranh ác liệt tại khu vực sân bay Tây Lộc, rạng sáng ngày 1 Tết Mậu Thân 1968, đơn vị tiến vào Đại Nội Huế. Lúc đó, ông cùng 2 trinh sát hạ cờ địch, treo cờ của quân giải phóng trên Kỳ đài Huế, mở đầu chiến thắng của quân và dân ta ở mặt trận Trị - Thiên Huế.

Ông Đinh Công Tuyến tâm sự, chiến tranh đã lùi xa, song những năm tháng chiến đấu hào hùng vẫn vẹn nguyên trong ký ức những người lính năm xưa. "Khi vào xé cờ của địch rồi treo cờ của ta lên, lúc đó không ai bảo ai, 4-5 đồng chí cùng lại kéo cờ lên. Xong rồi anh em tản ra nhìn quang cảnh của thành phố Huế nhưng khoảng sau 30 phút thì bên kia sông Hương địch thấy cờ ta bay nên bắn liên tục", ông Tuyến nhớ lại.

Đã nửa thế kỷ trôi qua, người còn người mất, nhưng quá khứ hào hùng vẫn luôn chói sáng. Ông Hà Thanh Hảo, Chính trị viên Trung đội thông tin, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 tại thành phố Huế nói rằng: cuộc tiến công và nổi dậy ở Trị-Thiên Huế cùng với toàn miền Nam đã phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của địch, đưa chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng lên một bước mới; trở thành một biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Các cựu binh ở mặt trận Huế hôm nay trở về chiến trường xưa, ai ai cũng nghẹn ngào tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, những đồng chí, đồng bào đã hi sinh và những đồng đội đã cống hiến xương máu của mình cho Cách mạng.

"Gặp lại đồng đội mừng rưng rưng nước mắt, bởi gặp lại một số người về đây, cũng nhớ lại khuôn mặt, từng nụ cười, tiếng nói của biết bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường", ông Hảo xúc động nói.

Cách đây 50 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 của quân và dân ta đã tạo nên bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc ta. Đến dâng hương, dâng hoa trước Đài tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 6, tại sân bay Tây Lộc, thành phố Huế, ông Thái Công Đức, nguyên Trung đội trưởng trinh sát, Trung Đoàn 6 tâm sự, người còn sống luôn biết ơn những đồng đội đã hy sinh trên mảnh đất này.

"Anh em chúng tôi được gặp lại ôn bao câu chuyện trong mất mát, trong chiến công. Cuộc hội tụ hôm nay là một điều vinh dự nhất, được gặp anh em đồng đội, thăm nhau… mừng và quý lắm!", ông Đức bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Đình Quế, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chính trị Quân khu 4, Phó Ban Liên lạc Cựu Chiến binh Quân khu Trị - Thiên Huế, những ngày này, gần 700 tướng lĩnh, cựu chiến binh và nhân chứng lịch sử từng tham gia chiến đấu trên chiến trường Trị- Thiên và mặt trận Huế Xuân 1968 đã hội ngộ tại thành phố Huế. Họ cùng nhau ôn lại truyền thống anh hùng, tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng liệt sỹ…

Niềm vui của các cựu bình khi gặp lại sau 50 năm sau chiến dịch Mậu Thân 1968 tại Huế.
Đã nửa thế kỷ trôi qua, bây giờ mới có dịp trở về bên đồng chí, đồng đội của mình. Ông Nguyễn Đình Quế bộc bạch, đây là chuyến trở về đầy ý nghĩa và xúc động: "Hành trình về lại chiến trường xưa kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 68 là tôn vinh truyền thống anh hùng, nghĩa tình sâu nặng. Thông qua kỷ niệm này để phát huy truyền thống hào hùng, quyết chiến, quyết thắng của cựu chiến binh quân khu Trị - Thiên, để mãi xứng danh bộ đội cụ Hồ".

Cuộc tổng tấn công nổi dậy Xuân 1968 là một biểu hiện sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, thể hiện rõ ý chí và khát vọng của quân và dân ta sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do và hòa bình cho dân tộc Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968
“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968

VOV.VN - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã tạo ra “hội chứng Việt Nam” trong lòng nhiều thế hệ người Mỹ và cả trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968

“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968

VOV.VN - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã tạo ra “hội chứng Việt Nam” trong lòng nhiều thế hệ người Mỹ và cả trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968
Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968

VOV.VN - Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, vai trò của quân dân miền Nam hết sức vĩ đại. 

Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968

Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968

VOV.VN - Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, vai trò của quân dân miền Nam hết sức vĩ đại. 

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ
Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ

VOV.VN - Đối với nhiều người dân Mỹ, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 có một ý nghĩa chiến lược và là bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ

VOV.VN - Đối với nhiều người dân Mỹ, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 có một ý nghĩa chiến lược và là bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968
Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968

VOV.VN -Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 là sự đấu trí cao nhất về tư duy chỉ đạo “nghệ thuật quân sự” giữa Mỹ và Đảng ta ở chiến trường miền Nam Việt Nam.

Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968

Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968

VOV.VN -Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 là sự đấu trí cao nhất về tư duy chỉ đạo “nghệ thuật quân sự” giữa Mỹ và Đảng ta ở chiến trường miền Nam Việt Nam.