Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng những khó khăn không thể khắc phục chỉ trong một sớm, một chiều”.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế-xã hội năm 2023 sáng 19/9.

Đối diện với nhiều “cơn gió ngược” liên tục đổi chiều

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi song đang đứng trước nhiều thách thức lớn, có những mặt còn trở nên nghiêm trọng hơn so với năm trước, cuối năm còn khó khăn hơn đầu năm, đòi hỏi cần có những quyết sách chủ động, ứng phó linh hoạt, sáng tạo để duy trì đà tăng trưởng, có thể “lội ngược dòng” thành công.

Là một nền kinh tế có độ mở cao, trong gần một năm qua, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều “cơn gió ngược” liên tục đổi chiều. Tuy nhiên, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các chính sách vừa tập trung chống chịu, thích ứng với các sức ép đến từ bên ngoài; vừa tháo gỡ, xử lý những yếu kém, điểm nghẽn ở bên trong.

Bằng những quyết sách được cân nhắc kỹ lưỡng, kịp thời, phù hợp với tình hình trong xử lý các vấn đề phức tạp, nhạy cảm và chưa có tiền lệ, ba lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế, nơi tập trung nguồn lực lớn, cũng là động lực kích thích tăng trưởng quan trọng là: gia tăng dư nợ tín dụng ngân hàng; khởi tạo lại thị trường vốn trung và dài hạn, nhất là thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp; và thị trường bất động sản từ chỗ có nguy cơ bị tắc nghẽn, căng thẳng, đóng băng đã từng bước được giải toả, khai thông, giữ vững an toàn hệ thống. Những chuyển biến tích cực đang mang lại niềm tin về triển vọng tươi sáng hơn cho nền kinh tế trong thời gian tới.

“Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, những khó khăn không thể khắc phục chỉ trong một sớm, một chiều” – ông Nguyễn Xuân Thắng thẳng thắn chỉ rõ.

Bởi lẽ, trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng; ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là nguy cơ lạm phát gia tăng vào cuối năm; nguy cơ đổ vỡ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản chưa thể loại trừ.

Doanh nghiệp chưa thể đẩy nhanh phục hồi sản xuất, kinh doanh; ngay cả vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, xuất khẩu vẫn có thể gặp khó nếu các thị trường lớn trên thế giới rơi vào suy thoái.

Tìm giải pháp đột phá cho các động lực tăng trưởng

Để xác định kịch bản tăng trưởng trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các các nhà khoa học thảo luận, tìm ra những giải pháp thực tiễn, khả thi, đột phá nhằm khôi phục các động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.

Trước hết, đánh giá đầy đủ và chủ động khôi phục tiêu dùng trong nước. Ngay cả khi đại dịch đã đi qua, đời sống của một bộ phận người dân vẫn còn rất khó khăn, nhất là khi công nhân tiếp tục bị cắt giảm việc làm và người dân tại các vùng miền chịu tác động của tình hình thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ phức tạp, có nguy cơ bị trắng tay.

Trong khi đó, làn sóng bùng nổ tiêu dùng và dịch vụ (như du lịch) của tầng lớp trung lưu sau đại dịch đã chững lại bởi người dân cân thận trọng đối lại chi tiêu và với việc thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán đi xuống khiến các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp trung lưu đã chủ động hạn chế chi tiêu với tâm thế đề phòng rủi ro.

Cần đẩy nhanh sự hồi phục của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản để có tác động lan toả, tạo tín hiệu tích cực, lập lại niềm tin giúp tăng tiêu dùng và đầu tư.

“Thực tiễn cho thấy, cuối cùng là niềm tin chứ không phải các quy định hành chính mới quyết định khả năng kiểm soát rủi ro và ổn định thị trường trong những thời điểm nhạy cảm của hệ thống tài chính-ngân hàng” – ông Nguyễn Xuân Thắng nói.

Đề cập vấn đề khôi phục dòng vốn đầu tư, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết, trong nửa đầu năm 2023, quy mô vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế đều tăng, song vốn đầu tư công tăng mạnh nhất, còn vốn đầu tư của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tuy được cải thiện ít nhiều nhưng còn rất chậm, thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến đối với các dự án cả ở trung ương và địa phương, tạo ra những hệ luỵ dây chuyền, ảnh hưởng trực tiếp đến động lực đầu tư của khu vực tư nhân.

“Không phải đến bây giờ chúng ta mới nhận ra và nói về điều này, nhưng việc tháo gỡ những vướng mắc về quy định, nguyên tắc phức tạp liên quan đến đầu tư công chưa làm được bao nhiêu” – ông Nguyễn Xuân Thắng nói.

Về tháo gỡ những khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ rõ, trải qua gần ba năm cầm cự, chống chọi với đại dịch, nguồn lực của các doanh nghiệp đã bị suy kiệt, lại thêm những biến cố gần đây trên thị trường tiếp tục bào mòn niềm tin, tinh thần và ý chí sản xuất, kinh doanh.

Có hai vấn đề được đặt ra: một mặt, cần thống nhất cách hiểu và quy trình để hạn chế sự tùy tiện trong thực thi, tạo thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính.

Mặt khác, cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến sự chậm trễ trong thực thi công vụ.

Nhấn mạnh Diễn đàn kinh tế-xã hội năm 2023 không chỉ bàn về những vấn đề trước mắt, mà còn giải quyết những vấn đề trước mắt để đặt cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề trung hạn và lâu dài, ông Nguyễn Xuân Thắng lưu ý vấn đề nâng cao năng suất lao động là phương thức căn bản nhất để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, bởi điều này gắn liền với việc khởi tạo hai quá trình chuyển dịch cơ bản của nền kinh tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp
Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

VOV.VN - Cho rằng nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản vững vàng trước“những cơn gió ngược” song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

VOV.VN - Cho rằng nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản vững vàng trước“những cơn gió ngược” song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023: Nhận diện rào cản, kiến tạo động lực
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023: Nhận diện rào cản, kiến tạo động lực

VOV.VN - Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” sẽ diễn ra hôm nay 19/9.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023: Nhận diện rào cản, kiến tạo động lực

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023: Nhận diện rào cản, kiến tạo động lực

VOV.VN - Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” sẽ diễn ra hôm nay 19/9.

“Đang rà soát các vướng mắc pháp luật xem có sơ hở hay không”
“Đang rà soát các vướng mắc pháp luật xem có sơ hở hay không”

VOV.VN - “Chúng tôi đang được giao cùng các cơ quan rà soát xem trong mâu thuẫn, vướng mắc đó có sơ hở, cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật hay không. Câu chuyện này được Trung ương, Quốc hội, Chính phủ quan tâm xử lý” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

“Đang rà soát các vướng mắc pháp luật xem có sơ hở hay không”

“Đang rà soát các vướng mắc pháp luật xem có sơ hở hay không”

VOV.VN - “Chúng tôi đang được giao cùng các cơ quan rà soát xem trong mâu thuẫn, vướng mắc đó có sơ hở, cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật hay không. Câu chuyện này được Trung ương, Quốc hội, Chính phủ quan tâm xử lý” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

“Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới”
“Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới”

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh điều này khi đề cập chương trình Diễn đàn Kinh tế - Xã hôi Việt Nam 2023 sẽ diễn ra vào 19/9 tới đây tại Hà Nội.

“Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới”

“Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới”

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh điều này khi đề cập chương trình Diễn đàn Kinh tế - Xã hôi Việt Nam 2023 sẽ diễn ra vào 19/9 tới đây tại Hà Nội.