Paris - sự lựa chọn sáng suốt

(VOV) -“Paris đã chứng minh đúng là địa điểm tốt nhất cho hòa đàm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".

Thắng lợi của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam hay còn gọi là Hiệp định Paris năm 1973 là thắng lợi của tổng hòa sức mạnh quân sự, chính trị và ngoại giao cùng với những lựa chọn chiến lược sáng suốt của Đảng ta. Trong đó, phải kể đến sự tài tình trong việc lựa chọn địa điểm cho cuộc đàm phán lịch sử.

Sau khi Việt Nam và Mỹ đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh Việt Nam, tháng 4/1968, hai bên cùng đưa ra những địa điểm để lựa chọn cho cuộc thương lượng.

Trái với những đề xuất của Mỹ chọn một số thủ đô ở Đông Nam Á để gần và tiện cho phía Việt Nam, thì chúng ta lại chọn Paris, một nơi không những xa mà còn là một trong những thủ đô đắt đỏ nhất thế giới. Một tháng sau vào ngày 13/5/1968, phiên họp chính thức đầu tiên được diễn ra tại Paris.

Ông Phạm Ngạc - Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao, từng là thành viên của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho biết: “Ta đồng ý ở Paris thì có ý nghĩa khác, đó là ngay lúc đó chính Tổng thống Pháp Charles de Gaulle cũng đã lên án Mỹ trong chính sách tại Việt Nam. Ngoài ra, Pháp là nơi có lực lượng Đảng Cộng sản rất mạnh, Việt kiều rất đông và cũng là nơi cụ Hồ khởi sự ra cuộc đấu tranh quốc tế”.

Toàn cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ảnh tư liệu

Trong suốt quá trình đàm phán kéo dài gần 5 năm, đoàn Việt Nam không chỉ nhận được sự ủng hộ chính trị của Chính phủ Pháp mà còn nhận được ủng hộ và giúp đỡ tối đa về tinh thần và hậu cần  từ các tầng lớp nhân dân nước này.

Liên tục trong 5 năm, họ thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, hội họp để ủng hộ lập trường của các đoàn đàm phán của ta. Riêng Đảng Cộng sản Pháp đã chuyển toàn bộ Trường đảng Trung ương Maurice Thorez đi nơi khác để nhường địa điểm cho đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng suốt 5 năm và cử nhiều đảng viên của đảng đến phục vụ 2 phái đoàn của ta như lái xe, nấu ăn, gác cổng... Nhờ có cơ sở vật chất tốt nên công tác an ninh của đoàn đã được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ông Phạm Ngạc cho biết: “Đảng Cộng sản Pháp đã dành cho ta chỗ họp an ninh rất tốt, đầy đủ các phương tiện; phòng ngủ, chỗ làm việc, tiếp khách rất tốt. Trong suốt quá trình 5 năm Hiệp định Paris có rất nhiều chuyện nhưng chưa bao giờ bị lộ bí mật. Đó là một thành công, hậu cần rất thuận lợi. Từ chỗ tưởng như rất khó khăn cho Việt Nam nhưng bây giờ lại rất thuận lợi và khó nơi nào có được như vậy”.

Hai đoàn đàm phán của ta là Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ to lớn và tham gia trực tiếp của cộng đồng người Việt tại Pháp. Nhiều người Việt Nam giỏi tiếng Pháp đã tình nguyện làm phiên dịch, biên dịch, ghi biên bản các cuộc họp, họp báo...

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, lúc đó là một sinh viên Việt kiều nhớ lại: “Việt Nam, lúc đó là khẩu hiệu tiêu biểu nhất của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung và tại Paris nói riêng, cho nên việc tham gia phong trào phản chiến của người Việt là lẽ rất tự nhiên. Lúc đó phải nói thật là chuyện học và bằng cấp là chuyện thứ yếu. Công việc chính yếu của chúng tôi là kiếm sống để có thể tham gia phong trào rất tự nhiên và hào hứng. Phải nói rằng chúng tôi trưởng thành trong phong trào phản chiến đó”. 

Tại Paris trong suốt 5 năm đàm phán chúng ta còn có sự ủng hộ mạnh mẽ từ báo chí Pháp. Hầu hết các báo đều có những bài viết ủng hộ lập trường của ta.

40 năm trôi qua, điểm lại những diễn biến trên bàn đàm phán có thể thấy rằng Paris là địa điểm có môi trường đàm phán, đấu tranh dư luận, tranh thủ quốc tế tốt nhất cho hai Đoàn đàm phán của ta.

Một trong những nhà ngoại giao ủng hộ đề xuất phương án địa điểm Paris lúc đó là  ông Võ Văn Sung- nguyên Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp, thành viên phái đoàn đàm phán Paris đã từng khẳng định: " Có thể nói rằng liên tục trong 5 năm, Paris đã sống theo giờ Việt Nam và Việt Nam đã sống theo giờ Paris vì Paris đã chứng minh đúng là địa điểm tốt nhất cho hòa đàm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại
Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại

(VOV) - Là sự kiện lịch sử chứa đựng nhiều nội dung về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đàm phán

Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại

Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại

(VOV) - Là sự kiện lịch sử chứa đựng nhiều nội dung về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đàm phán

Chương trình phát thanh đặc biệt 40 năm Hiệp định Paris
Chương trình phát thanh đặc biệt 40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Chương trình được thực hiện từ 7h– 13h ngày 27/1 trên trên Hệ VOV1 và phát trực tuyến trên VOV.VN.

Chương trình phát thanh đặc biệt 40 năm Hiệp định Paris

Chương trình phát thanh đặc biệt 40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Chương trình được thực hiện từ 7h– 13h ngày 27/1 trên trên Hệ VOV1 và phát trực tuyến trên VOV.VN.

40 năm Hiệp định Paris
40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký kết tại Paris ngày 27/1/1973

40 năm Hiệp định Paris

40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký kết tại Paris ngày 27/1/1973

40 năm Hiệp định Paris - tri ân bạn bè quốc tế
40 năm Hiệp định Paris - tri ân bạn bè quốc tế

(VOV) - Hơn 30 đại biểu đến từ 14 quốc gia, đại diện các tổ chức quốc tế sẽ tham dự các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris.

40 năm Hiệp định Paris - tri ân bạn bè quốc tế

40 năm Hiệp định Paris - tri ân bạn bè quốc tế

(VOV) - Hơn 30 đại biểu đến từ 14 quốc gia, đại diện các tổ chức quốc tế sẽ tham dự các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris.

Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris
Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris

(VOV) - Từ  1968, các bên đã ngồi vào thương lượng nhưng mãi đến 27/1/1973, Hiệp định Paris mới được ký.

Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris

Một số mốc quan trọng tiến tới Hiệp định Paris

(VOV) - Từ  1968, các bên đã ngồi vào thương lượng nhưng mãi đến 27/1/1973, Hiệp định Paris mới được ký.

Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định
Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định

(VOV) -Việc Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra 2 dự thảo vào chiều 8/10/1972 nằm ngoài dự đoán của đoàn Mỹ.

Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định

Hiệp định Paris và đòn tấn công ngoại giao quyết định

(VOV) -Việc Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra 2 dự thảo vào chiều 8/10/1972 nằm ngoài dự đoán của đoàn Mỹ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tọa đàm về Hiệp định Paris
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tọa đàm về Hiệp định Paris

(VOV) - Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã trình bày khái quát về tiến trình đàm phán, kết quả và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris.

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tọa đàm về Hiệp định Paris

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tọa đàm về Hiệp định Paris

(VOV) - Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã trình bày khái quát về tiến trình đàm phán, kết quả và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris.