Phiên họp thứ 7 Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

VOV.VN -Trong phiên họp thứ 7 này, hai vấn đề lớn phải họp bàn, thảo luận thêm đó là chính quyền địa phương và Hội đồng bảo hiến.

Sáng 10/8, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chủ trì phiên họp thứ 7 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13.         

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các thành viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Nghị quyết số 38 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đã được triển khai sâu rộng, nghiêm túc thu hút sự tham gia tích cực và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết của nhân dân.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội đã được tiếp thu, chỉnh lý có chất lượng, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung của dự thảo.

Từ sau kỳ họp thứ 5 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Thường trực Ban biên tập đã làm việc nghiêm túc để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

 Trong phiên họp thứ 7 này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các thành viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp tục phân tích, nghiên cứu, xem xét và thảo luận về các chương, điều khoản trong dự thảo, đặc biệt là hai vấn đề lớn phải họp bàn, thảo luận thêm đó là vấn đề chính quyền địa phương và Hội đồng bảo hiến.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Hiến pháp là động lực phát triển. Cho nên với tinh thần đó, tôi đề nghị từng thành viên Ủy ban cố gắng câu, chữ nghĩa, điều, chương, dành thời gian để tu bổ cả ý tứ và văn chương để chúng ta hoàn chỉnh bản Hiến pháp. Hy vọng khi trình ra sẽ đạt sự nhất trí cao của Bộ Chính trị, Quốc hội". 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng chỉ rõ, sau phiên họp này, Ban biên tập và Thường trực Ban biên tập sẽ tiếp tục chỉnh lý và xin ý kiến các thành viên trước khi trình Trung ương, Bộ Chính trị về toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10 và kéo dài 30 ngày đến hết 26/11.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10 và kéo dài 30 ngày đến hết 26/11.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực
Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992