Quảng Nam: Từ “nền hành chính quản lý” sang “nền hành chính phục vụ”

VOV.VN - Mục tiêu của tỉnh Quảng Nam là xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, năng động và thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tỉnh Quảng Nam hiện đang ở vị trí thứ 6 trong 63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và là một trong số 10 địa phương của cả nước thuộc Nhóm điều hành tốt liên tục 5 năm liền. Quảng Nam đang có những giải pháp mạnh mẽ trong cải thiện thứ bậc về chỉ số PCI, hướng đến xây dựng “nền hành chính phục vụ”.

 Qua phân tích 10 chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm nay cho thấy, Quảng Nam có 8 chỉ số tăng điểm, trong đó, chỉ số tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý an ninh trật tự, tính năng sáng tạo của chính quyền…tăng cao so với các năm trước. Riêng chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Quảng Nam có số điểm bứt phá cao nhất trong vòng 15 năm qua. Điều này cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp đã ghi nhận những nỗ lực cải thiện của chính quyền tỉnh Quảng Nam trong lĩnh vực đất đai như: bồi thường, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính…

Ông Phạm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho rằng, chỉ số hài lòng của doanh nghiệp vào nền hành chính công của tỉnh Quảng Nam được cải thiện rất nhiều: “Việc hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan công quyền ngày càng hướng tới chuyên nghiệp hơn. Về những thủ tục hành chính, công khai thông tin, minh bạch, ví dụ như: đấu giá, đấu thầu, qui hoạch, thủ tục về đất đai rất tích cực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp".

 Đổi mới tư duy từ nền “hành chính quản lý” sang “nền hành chính phục vụ” là quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh Quảng Nam trong cải cách hành chính. Thể hiện rõ nhất là tỉnh này đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm Hành chính công và xúc tiến đầu tư, các Trung tâm hành chính công thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn.

Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020- 2025, tỉnh Quảng Nam khai trương Trung tâm điều hành thông minh (IOC). Đây là trung tâm tích hợp tất cả nguồn thông tin, dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực của địa phương được liên thông 4 cấp. Trung tâm còn là nơi ghi nhận và chuyển về các cơ quan chức năng xử lý những kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp. Người dân có thể giám sát quá trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị cho đến khi có kết quả cuối cùng.

Ông Đặng Phong, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết, tất cả các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Riêng lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp cải cách rất mạnh. Việc cấp phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp hiện nay rút ngắn xuống còn 2 ngày. Theo đó, các thủ tục khác về tiếp cận đất đai, các thủ tục hành chính khác đều định hướng giảm dần về thời gian. Sắp tới, Quảng Nam đổi mới phương pháp xúc tiến đầu tư, cử các đoàn công tác tự đến các doanh nghiệp tiềm năng để giới thiệu và mời gọi về. Doanh nghiệp ngồi ở nhà cũng có thể tiếp cận được thông tin.

Mặc dù tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, rào cản khiến doanh nghiệp chưa thật sự hài lòng. Đó là thái độ làm việc ở cấp cơ sở, đặc biệt là cấp huyện trong việc triển khai chính sách. Có đến 76% doanh nghiệp cho rằng, có những sáng kiến ở cấp tỉnh rất thiết thực nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở, ngành. 57% doanh nghiệp cho rằng, lãnh đạo tỉnh kịp thời có những chủ trương đúng đắn nhưng chưa được thực hiện tốt ở cấp huyện thị.

Mục tiêu của tỉnh Quảng Nam là xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, năng động và thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh sẽ rút ngắn thủ tục đăng ký kinh doanh xuống còn 2 ngày, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 1 tháng xuống còn 25 ngày; cắt giảm thời gian thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, tránh gây phiền hà. UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các sở, ngành địa phương xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản nếu chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, lãnh đạo tỉnh duy trì thường xuyên các cuộc đối thoại doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như: tiếp doanh nghiệp hằng tháng, gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp định kỳ hoặc theo từng ngành, lĩnh vực: “Mặc dù, Quảng Nam đã được đánh giá là một trong những địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh thuộc nhóm dẫn đầu các nhóm tốt, nhưng mà vẫn còn tình trạng trả hồ sơ nhiều lần. Hướng dẫn thủ tục chưa tốt, đây là khâu yếu được tập trung khắc phục. Tinh thần làm việc của cán bộ công chức cần phải được chấn chỉnh, cải thiện tốt hơn"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần sớm đề xuất điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành Luật Cư trú
Cần sớm đề xuất điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành Luật Cư trú

VOV.VN - Chính phủ cần sớm đề xuất phương án điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Cư trú (sửa đổi) cho phù hợp trước khi Quốc hội thông qua.

Cần sớm đề xuất điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành Luật Cư trú

Cần sớm đề xuất điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành Luật Cư trú

VOV.VN - Chính phủ cần sớm đề xuất phương án điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Cư trú (sửa đổi) cho phù hợp trước khi Quốc hội thông qua.

Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau
Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình Quốc hội 2 phương án về bổ sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước do còn ý kiến khác nhau.

Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau

Cắt điện, nước để xử vi phạm hành chính: Vẫn còn ý kiến khác nhau

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình Quốc hội 2 phương án về bổ sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước do còn ý kiến khác nhau.

Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện “sự bất lực”
Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện “sự bất lực”

VOV.VN - “Biện pháp cắt điện nước thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi xử phạt hành chính mà người ta không chấp hành”.

Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện “sự bất lực”

Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện “sự bất lực”

VOV.VN - “Biện pháp cắt điện nước thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi xử phạt hành chính mà người ta không chấp hành”.