Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và chống dịch Covid-19

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, trong đó có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Quốc hội đã quyết định điều chỉnh chương trình, làm việc cả ngày Chủ nhật, kéo dài thời gian thảo luận để sớm hoàn thành nội dung tại Kỳ họp thứ nhất nhằm tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Phần lớn thời gian của ngày làm việc hôm nay (25/7), Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (trong đó có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới).

Các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Nội dung làm việc này được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Thúc đẩy mọi biện pháp để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất

Trước đó, sáng 22/7, trình bày báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận, Công điện về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện và chỉ đạo quyết liệt,  yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động hơn, quyết liệt hơn với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và "bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết"; chuyển trạng thái từ “phòng ngự” sang “tấn công” với chiến lược vaccine và phương châm “4 tại chỗ” đi đôi với tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai nhiều giải pháp ngoại giao, thúc đẩy mọi biện pháp có thể để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất và tổ chức chiến dịch tiêm chủng kịp thời, hiệu quả; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong những tháng còn lại của năm 2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Chính phủ tiếp tục quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội; tích cực triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, theo dõi sát diễn biến tình hình, có giải pháp kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp và tổ chức chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng ưu tiên lúc này là tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu đề ra.

Trước mắt, tập trung lực lượng để dập dịch nhanh nhất, sớm nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đang bùng phát mạnh. Tăng cường thông tin tuyên truyền và kêu gọi người dân tự giác thực hiện các quy định phòng, chống dịch là giải pháp cơ bản, chiến lược lâu dài, quyết định.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Chính phủ đã bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cập nhật, bổ sung tình hình, tác động của đại dịch Covid-19, nhất là từ đầu năm 2021. 

Trong đó, mục tiêu tổng quát được đặt ra là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm (2016-2020), đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

“Chính phủ cũng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đồng chí Nguyễn Chí Dũng nói.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường.

Một số chỉ tiêu quan trọng là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Áp lực để làm mới lớn lên được”
Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Áp lực để làm mới lớn lên được”

VOV.VN - “Khi tình hình không áp lực thì ta thấy bình thường, nhưng khi diễn biến khôn lường, khó khăn, phức tạp thì áp lực để làm mới lớn lên được”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Áp lực để làm mới lớn lên được”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Áp lực để làm mới lớn lên được”

VOV.VN - “Khi tình hình không áp lực thì ta thấy bình thường, nhưng khi diễn biến khôn lường, khó khăn, phức tạp thì áp lực để làm mới lớn lên được”

Tổng Thư ký Quốc hội: Tình huống cấp bách cần trình tự giải quyết đặc biệt
Tổng Thư ký Quốc hội: Tình huống cấp bách cần trình tự giải quyết đặc biệt

VOV.VN - Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, Quốc hội xem xét thông qua việc trao một số quyền của Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch Covid -19.

Tổng Thư ký Quốc hội: Tình huống cấp bách cần trình tự giải quyết đặc biệt

Tổng Thư ký Quốc hội: Tình huống cấp bách cần trình tự giải quyết đặc biệt

VOV.VN - Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, Quốc hội xem xét thông qua việc trao một số quyền của Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch Covid -19.

Quốc hội xem xét trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chính phủ phòng, chống Covid-19
Quốc hội xem xét trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chính phủ phòng, chống Covid-19

VOV.VN - Chương trình Kỳ họp thứ nhất vừa được điều chỉnh để Quốc hội xem xét tờ trình của Chính phủ về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.

Quốc hội xem xét trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chính phủ phòng, chống Covid-19

Quốc hội xem xét trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chính phủ phòng, chống Covid-19

VOV.VN - Chương trình Kỳ họp thứ nhất vừa được điều chỉnh để Quốc hội xem xét tờ trình của Chính phủ về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.